T r a n g
đ ặ c b i ệ t
VĨNH BIỆT
ĐINH CƯỜNG
P h ầ n 3
|
NGUYỄN
MẠNH HÙNG • LỮ QUỲNH
TRẦN
HOÀI THƯ • TRẦN DOÃN NHO
CHÂN
PHƯƠNG • NGUYỄN DƯƠNG QUANG
NGUYỄN
TRỌNG KHÔI • TRẦN PHÙ THẾ
NGUYỄN
THỊ KHÁNH MINH
NGUYỄN
THỊ THANH BÌNH • DUYÊN
NGUYỄN TƯỜNG GIANG
NGUYỄN QUỐC THÁI
NGUYỄN TƯỜNG GIANG
NGUYỄN QUỐC THÁI
Chân dung Đinh Cường
Photo by Phạm Cao Hoàng – Virginia, 27.7.2014
TIỂU
SỬ ĐINH CƯỜNG
Tên
thật là Đinh Văn Cường, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương, xứ sở của đồ gốm và sơn mài, với trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một do người
Pháp thành lập từ 1901 [Thủ Dầu Một cũng là nơi hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã bị người
Pháp giam an trí tại đây sau khi ra khỏi trại tù Sơn La]
1951-1957
học sinh Trung học Pétrus Ký Sài Gòn.
1963
tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế
1964
tốt nghiệp Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn
1962
Huy Chương Bạc với bức Thần Thoại, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa Xuân Sài Gòn
1962
Giải Thưởng với bức Nhà Thờ, Đệ Nhất Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế Sài Gòn
của Toà Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc
1963
Huy Chương Bạc lần thứ hai với bức Chứng Tích, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa
Xuân Sài Gòn
1969-1971
Uỷ viên Kiểm soát Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam
1963-1967
Giáo Sư Hội Hoạ trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế
1967-1975
Giáo Sư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Đinh
Cường đã sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn với một thời tuổi trẻ đi và sống lang
thang khắp miền đất nước cho đến khi sang định cư ở Mỹ từ 1989, hiện sống ở thị
trấn Burke, bang Virginia.
Đinh
Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam [qua nhiều thành phố Đà Lạt, Huế,
Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Pleiku] và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Brésil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.
Theo
một brochure Triển Lãm Đinh Cường, tính cho đến 2005 Đinh Cường đã có 24 lần
triển lãm tranh riêng và 21 lần cùng với các hoạ sĩ khác.
Sách
đã xuất bản:
Cào
lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi
về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi
Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015.
VĨNH BIỆT ĐINH CƯỜNG
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn
Mạnh Hùng Đinh Cường
Virginia, August 24, 2015
Virginia, August 24, 2015
Tôi
chỉ quen và chơi thân với Đinh Cường từ đầu thập niên 90 khi gia đình anh đên
đinh cư ở vùng này, nhưng tôi biết Đinh Cường từ năm 1965. Năm ấy, tôi mới ở Mỹ
về và đươc đồng nghiệp Mai Văn Lễ lúc ấy làm Khoa trưởng trương Luật thuộc đại
hoc Huế rủ ra Huế giảng dạy. Đó là giai đoạn chiến tranh leo thang, người
hùng Nguyễn Chánh Thi là Tư Lệnh trấn giữ vùng I chiến thuật, thành phố
Huế bừng bừng không khi chiến tranh và cách mạng, biểu ngữ giăng đầy khắp và tiếng
loa phát thanh vang vang hai bờ sông Huơng.
Môt
hôm, từ bên phía trường Đại học, tôi đi bộ qua cầu Tràng Tiền sang khu phố
ta. Cuối cầu là phòng triển lãm tranh Đinh Cường. Tôi vào xem và bị lôi cuốn
ngay bởi màu xanh huyền hoặc anh vẽ một mảng sân rêu chỗ mờ chỗ tỏ dưới ánh
trăng sáng lạnh củakinh thành cổ ấy. Bẵng đi mấy năm sau tôi gặp lại Đinh Cường,
lần này qua một bức tranh làm quà cưới do nhà văn Nhã Ca tặng. Bức tranh vẽ
hình Đức Mẹ ẩn hiện sau những ô đen trắng mosaic của cửa kính nhà thờ. Bức
tranh này được treo trong phòng khách nhà chúng tôi cho đến khi chúng tôi phải
bỏ lại nó ở đó ngày 29 tháng 4 năm 1975.Từ hồi gặp và quen nhau tại Mỹ, Đinh Cường
cho tôi nhiều tranh và mỗi khi tôi mua tranh của Đinh Cường thì đều là với giá
thân hữu và trong những hoàn cành đặc biệt. Có một bức phác họa khỏa thân đen
trắng mà khi thoạt thấy, họa sĩ Trịnh Cung phải khen tấm tắc: “Cường ạ,
ông phải vẽ như thế này mới được.”
Kể
như vây để thấy Đinh Cường luôn luôn tìm tòi, đổi mới. Đề tài có thể quen thuộc,
nhưng kỹ thuật và màu sắc thì càng ngày càng khác lạ và phong phú, nó có thể
làm ngạc nhiên cả người từng sống suốt đời với tranh Đinh Cường. Một lần đến
chơi nhà tôi, chị Nhung, người bạn đời của Đinh Cường, khen môt bức tranh trừu
tượng vẽ màu sắc mùa Thu. Sau khi biết chính chồng mình vẽ, chị đã thốt lên một
cách ngạc nhiên vừa thán phục vừa hãnh diện rằng, “Tranh Đinh Cường vẽ đấy à?”
Tranh
của anh thường có hình ảnh thiếu nữ mảnh mai, con gà sắt trên nóc nhà thờ cổ,
con chím nhỏ cô đơn, và cảnh núi đồi hoang vu của vùng cao nguyên. Đó là những
hình ảnh thân yêu và quen thuộc của Huế, B’lao, Đơn Dương, Đà Lạt, những
vùng trời anh từng sống một thời trai trẻ ưu tư, âu lo, đam mê, êm đềm,
và thân thiết với các bạn thân như Trinh Công Sơn, Trinh Cung. Bửu Ý . .
. Theo lời kể của Trịnh Công Sơn thì đó cũng là nơi Đinh Cường đốt
nến viết thư tình cho người yêu ở Huế và người ấy có lần đã đến thăm và để lại
cả Đinh Cường những giây phút vui tươi hạnh phúc và những nhớ nhung day dứt.
Những hình ảnh và cảm giác cũ ám ảnh anh suốt đời và được thể hiện trên nhưng bức
tranh mà màu sắc càng ngày càng khác lạ và phong phú. Đinh Cường vẽ đam mê và bền
bỉ.Tôi có cảm tưởng Đinh Cường không sống nếu Đinh Cường không vẽ.
Ngay
khi mới đặt chân đến vùng này, Dinh Cường đã là một sự hiện diện lớn. Một cuôc
triển làm để đón mừng và giới thiệu tranh Đinh Cường với bạn bè cũ, mới đã được
tổ chức ở tư thất của bác si Phó Ngoc Văn. Tháng 4 năm 1994, Đinh Cườngra mắt
công chúng Mỹ lần đầu tiên trong cuộc triển lãm tại Metro Gallery thuộc truờng
Đai Hoc George Mason. Mới đó mà đã 22 năm!
Đinh
Cường đươc nhiều người mến phục và yêu quý. Bạn bè của anh ở mọi phương trời, từ
Việt Nam qua Âu Châu sang đến Mỹ. Ngồi uống café với anh, thỉnh thoảng lai thấy
anh có điện thoại gọi sang từ Việt Nam, từ Pháp, hay từ một tiểu bang nào đó
trên nước Mỹ. Đôi khi anh lấy điện thoại gọi một nguời bạn mà anh chợt nhớ đang
ở một phương tròi khác. Những ngày sự đi lại bị giới hạn, Đinh Cường sống nhiều
hơn trong thế giới ảo qua điện thoại và điện thư và những bài “thơ ghi” mà mỗi
ngày anh cố viết để đăng trên blogs của bạn bè như chỉ dấu của một sức sống dẻo
dai, những suy nghĩ tỉnh táo, và sư hiện hữu bền bỉ cùa một người mà thể xác
càng ngày càng suy yếu.
Đinh
Cuờng là nguời kín đáo, ít nói,nhưng không phải anh không có ý kiến riêng về
người và việc. Nhưng một khi phát biểu, anh thường đưa ra nhưng nhân xét vừa
chính xác vừa hóm hỉnh. Đinh Cường là người giàu tình cảm, nhẫn nhịn, rộng
lương và có khả năng tha thứ lớn, ngay cả đối với những người mà anh biết không
ưa anh hay đã nói không tốt về anh. Anh chưa hề nói xấu ai; anh đặc biệt trung
thành và luôn nhớ tha thiết nhưng người bạn đã chia xẻ vơi anh một thời trai trẻ
đam mê và lãng mạn trong một đất nước bất an. Đối với bạn bè, ở Đinh Cường tình
cảm thắng lý trí.
Đinh
Cường không ghen tị với đồng nghiệp và không thích tranh luận hơn thua. Đối với
những người đi sau anh, Đinh Cường luôn cư xử đẹp.Khi xem triển lãm của họ, bao
giờ anh cũng mua một bức tranh nhỏ để khuyến khích.
Đinh
Cường thích phim tình cảm lãng mạn, mà phải là phim Pháp thời xưa khi mà anh
còn ham đi ciné với bạn bè. Anh hay nhắc đến phim “Les dimanches de Ville
d’Avray” về mối tình đặc biêt của một cưu phi công Đức có bệnh tâm thầnsống cô
đơn với một cô gài mồ côi Pháp. Để làm quà Giáng Sinh theo ươc nguyện của cô
bé, người phi công lớn tuổi ấy đã liều mạng leo lên nóc nhà thờ cao chót vót, gỡ
con gà sắt trên cột đo chiều gió đem về cho cô bé. Khi đến nơi hẹn anh ta bị cảnh
sát bắn chết vì hiểu lầm. Đinh Cường thích cái cử chỉ lãng mạn ấy.Đó là một lý
do về sự hiện diện của con gà sắt trong tranh Đinh Cường. Vì thế, mỗi lần đi
qua các làng nhỏ bên Pháp, bạn bè thường phải ngừng xe để tôi chụp ảnh những
con gà sắt trên mái nhà thờ cổ cho Đinh Cường.
Từ
ngày lâm bệnh không lái xe được, Đinh Cường thường được bạn bè đến đón,
đưa đi ăn hoặc uống café. Ở vùng này, Đinh Cường đặc biệt thích hai quán nhỏ.
Anh thích ăn beignets, uống café, và nghe “tiếng kèn đồng của người da đen thổi
điệu nhạc blues” ở Bayou Bakery; và thích ngồi uống rượu vang, ăn bánh mì với ốc
chiên bơ, tỏi (escargots) ở cái bàn trong một góc tiệm nhìn ra cả hai mặt phố của
nhà hàng Le Chat Noir. Anh nói, làm như thế để có “một chút Paris.”Những tháng
cuối đời anh, tôi đi xa. Trao đổi điện thư, anh mong tôi về đưa anh đi ăn những
hàng quán quen thuộc. Ước muốn nhỏ nhoi, giản dị như thế mà cũng không thực hiện
đươc!
Nếu
bạn bè là một phần quan trọng của đời sống Đinh Cường thì gia đình là trung tâm
của đời sống ấy. Đinh Cường thích đi giang hồ nhưng lại gắn bó với gia đình. Đi
hơi lâu một chút là anh sốt ruột muốn về với cái khung cảnh êm đềm bên cạnh vợ
con mà anh cực kỳ yêu quý. Bạn bè thường nói đùa rằng Đinh Cường thích đi
Boston, uống café ở Harvard Square, nhưng chỉ ngồi vài giờ rồi lại đòi về
Virginia . . . với vợ. Muốn chiều Đinh Cường, bạn bè sẽ phải lái xe đi về
20 giờ trong một ngày trên quãng đường dài ấy. Với Đinh Cường, tính nghê sĩ phải
nhường cho tình gia đình.
Đinh
Cường mắc bệnh từ lâu. Anh âm thầm chịu đựng, không than thở và luôn yêu cuộc sống.
Năm cuối đời, anh tự nhủ phải chiu đựng cho qua “mùa khổ nạn,” nhưng mùa khổ nạn
đã lấy mất anh đi. Anh đi thanh thản và nhanh chóng trong sự săn sóc của gia
đình và tình thân yêu của bạn bè. Vì linh tính của Nguyễn Tường Giang, chúng
tôi kịp đến bệnh viện nhìn anh lần cuối đêm hôm 7 tháng 1, trước khi người ta
đưa anh vào nhà xác.Anh đi, để lại một khoảng trống khó lấp trong lòng những
người thân yêu anh. Làm sao thay thế được một con người tài ba, khiêm tốn, chí
tình, hiền lành và đôn hậu như Đinh Cường?
Đinh
Cường ơi, vĩnh biệt bạn hiền
Nguyễn Manh Hùng
Virginia,
13 January 2016
(Bài
viết đã được đọc tại tang lễ họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường
- 13.1.2016).
BÀI TIỄN BIỆT
ĐINH CƯỜNG
ĐINH CƯỜNG
L ữ Q u ỳ n h
Với
tôi, Đinh Cường là người anh cả của gia đình, trong lĩnh vực tài năng cũng như nhân
cách. Chúng tôi đã cùng có với nhau những người bạn thân thiết, yêu thươngvà
san sẻ nhau một cách nhẹ nhàng, đầm ấm trong những tháng ngày khó khăn; cũng như
bên cạnh nhau suốt cuộc đời mình, như vậy.
Giờ
đây, trong giây phút sắp tiễn biệt Đinh Cường về với các bạn mà anh quý mến ở cõi
vĩnh hằng; các anh chị và các bạn đã có nhiều bài thương tiếc, nói lên sự nghiệp
và tính cách độ lương, hòa nhã trong đời sống của anh. Ở đây xin phép cho tôi được
kể vài kỷ niệm có phần riêng tư, nhưng rất
Đinh Cường, nói lên tấm lòng chân tình, vô cùng độ lượng của anh.
Huế
mùa đông vốn mưa lạnh và buồn; lại càng buồn, ảm đạm hơn, sau năm 1975. Một buổi
tối rét mướt, chúng tôi cùng ở trong thành nội Huế, Đinh Cường đến nhà, đem cho
cháu gái hơn một tuổi của tôi nửa chiếc bánh ga-tô, anh nói: nhà làm được một cái,
tôi mang biếu người lớn tuổi nhất, là ông cụ của anh Võ Đình và người nhỏ tuổi nhất
là cháu Bela đây. Kỷ niệm này đã theo các con tôi lớnl ên.
Tâm
hồn Đinh Cường thơ mộng, thơ mộng như những bài thơ của anh. Lúc nào, trong những
lần gặp gỡ nhau, sự thơ mộng ấy cũng biểu hiện, anh lặng lẽ vẽ chân dung bạn bè
hay viết bài thơ ngắn, ngay trên giấy napkin.
Nhớ
lần sinh nhật Trịnh Công Sơn trên căn gác đường Nguyễn Trường Tộ Huế, sau 1975
vài năm, chúng tôi chỉ năm, bảy anh em ngồi uống rượu đế, ăn mì sợi làm từ hạt bo
bo. Đinh Cường đến sau, cầm trên tay mấy cành hoa dại tặng sinh nhật bạn, Trịnh
Công Sơn rất vui và chúng tôi cũng thế, ngắm những cành hoa không tên, đẹp đẽ ấy.
Bửu
Ý, Lữ Quỳnh, Đinh Cường, Tôn Thất Văn, Trịnh Công Sơn (Huế, 1977)
Lúc
về sống ở Sài Gòn, đều đặn hằng năm, mỗi sáng 30 tết,
trên chiếc xe mobylette, anh mang cho các con tôi chiếc bánh chưng lớn, dù lúc đó
chúng tôi ở rất xa, tận bên kia cầu chữ Y, quận 8.
Tấm
lòng của anh dành cho bạn bè thật vô lượng. Chúng tôi đã có một thời khốn khó nhưng
đầmấm, nghĩa tình với nhau.
Với
chúng tôi, anh luôn là người bạn lớn, người anh cả của gia đinh. Năm ngoái, 2015,
tôi có dịp qua thăm anh hai lần. Lần đầu, tháng 6, đi với Nguyễn Quang Chơn. Tội
nghiệp anh, mới 6 giờ sáng anh lái xe đến khách sạn đánh thức chúng tôi đang còn
ngủ. Chúng tôi tá hỏa. Anh nói, không ngủ được, nôn gặp các bạn quá, mình lái xe được mà. Lầnsau, kỷ niệm đậm
nhất là ở nhà anh Trương Vũ. Chúng tôi hơn 20 bạn đã có một tấm hình đẹp.ĐinhCường
ngồi giữa Nguyên Minh và Phạm Nhuận, anh đẹp như một thiền sư. Hôm đó Nguyễn Quang
đưa anh về trước, anh còn dặn tôi, nhà có nhiều bậc cấp, Quỳnh đi cẩn thận.
Ảnh TK, Vienna (VA),
24.10.2015
Gần
gũi anh, trong hơn 40 năm qua, tôi học ở anh rất nhiều điều, nhất là những lần đi
đây, đi đó. Ở đâu có anh là có bạn, ở đâu có bạn là có anh. Anh sống tình cảm,
nhẹ nhàng, tế nhị, luôn lưu tâm đến bạn bè. Anh có câu thơ rất hay: Ra đi mới biết lòng vô hạn. Dù cho những
chuyến đi ở trần gian có dài, cũng không dài và đẹp như chuyến đi lần này của anh.
Anh đã sống những ngày cuối cùng êm đềm, rồi ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản.
Anh
Đinh Cường ơi, Quỳnh xin tiễn biệt anh. Vầng sáng của Đức Thế Tôn đang chờ anh đến.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn ĐạoSư A
Di Đà Phật.
Lữ Quỳnh
(Bài viết đã được đọc tại tang lễ họa
sĩ/thi sĩ Đinh Cường
- 13.1.2016).
VĨNH BIỆT ĐINH CƯỜNG
Trần Hoài Thư
Chân dung Trần Hoài Thư
dinhcuong 2014
1.
ĐINH CƯỜNG VÀ THƯ QUÁN BẢN THẢO
Cuối
cùng, ai cũng đến cánh cửa đó. Nhưng mà, tôi cứ nghĩ là ĐC vẫn còn sống. Thơ
anh vẫn còn đấy, Cào lá ngoài sân đêm vẫn còn đấy. Tranh anh phác họa
vẫn còn đấy . Và trước mặt tôi, cái khung kính có bức tranh người nữ khỏa thân
mà anh tặng tôi vẫn nằm đấy. Với tôi, anh vẫn sống mãi trong tâm trí tôi.
Trước
khi anh qua đời, anh làm những bài thơ về kệ sách của anh. Hay là lời gởi gắm
cuối cùng của anh. Tôi hiểu, dù anh là họa sĩ, nhưng thật ra, anh yêu thơ như
anh yêu vẽ. Không biết anh đã hỏi tôi in khâu bao nhiêu bộ thơ miền Nam. Tôi nhớ
là nhiều lắm. Mỗi bộ 6 cuốn, mà không biết bao nhiêu bộ tôi đã gởi đến anh. Anh
bảo bạn bè ở VN thích. Hay tự nhiên trong tủ sách của anh thiếu một hai cuốn.
Hoặc những bộ Sáng Tạo, hay Lược đồ văn học VN. Tôi biết là anh muốn ủng
hộ TQBT nên mới order hết bộ sách này qua bộ sách nọ. Anh bảo anh rất thích cuốn
thơ “Cào Lá Ngoài Sân Đêm” do Thư Ấn Quán xuất bản. Nay sách hết rồi, THT có thể
in cho mình thêm 5, 10 tập được không? Tôi nói với anh là tôi rất vui. Được
một họa sĩ danh tiếng như anh “chịu” là một hạnh phúc lớn đối với tôi, khi mà kỹ
thuật in ấn của Thư Ấn Quán chỉ là kỹ thuật thủ công nghệ. In cho anh, mục đích
tặng anh, nhưng luôn luôn anh tặng quà hậu hĩnh trong bao thư. Anh là một mạnh
thường quân, dù anh sống cuộc đời đạm bạc hơn ai hết.
Vừa
rồi, trong lúc sưu tập bài vở để giới thiệu tạp chí Nghệ Thuật trên TQBT số tới,
tôi tìm được một bài viết của giáo sư Đỗ Long Vân về cuộc triển lãm tranh
anh tại Huế vào tháng 11-1966. Đây là bài viết mà anh rất “chịu”.
Tôi đã đánh máy, và layout. Hy vọng anh sẽ ngạc nhiên vì món quà văn chương mà
tạp chí TQBT dành cho anh để anh nhớ lại hơn 50 năm về trước. Vậy mà, làm sao
tôi có thể ngờ, là bài sẽ không bao giờ được anh đọc. Anh ĐC ơi. Anh có nghe những
tiếng gõ trên bàn phiếm. Anh có thể hiểu là lòng tôi như rạn vỡ ra, như nhịp
búa nhịp dao…
Dù
theo dự trù, bài sẽ được phổ biến trong dịp TQBT phát hành cuối tháng 12 như là
một món quà văn nghệ của TQBT, nhưng mà, giờ đây, anh ra đi rồi thì lấy
ai mà bồi hồi? Thôi thì đăng bây giờ. Ngậm ngùi post bài viết, như là nén hương
kính gởi đến hương hồn anh của chúng tôi, tạp chí TQBT. (THT)
2.
ĐI DỰ ĐÁM TANG ĐINH CƯỜNG
Chưa
bao giờ tôi gặp một vấn nạn như lần này. Tôi muốn xuống Virginia để dự
đám tang Đinh Cường vào ngày 13-1-2016, nhưng mà làm sao tôi có thể đi được.
Tôi không thể bỏ Y. với khay đồ ăn Mỹ còn nguyên vẹn. Tôi cũng không thể dùng
xe lửa vì thời khóa biểu rất bất tiện. Tôi cũng không thể dùng xe bus vì phải mất
ít nhất là 30 tiếng đồng hồ.
Còn việc tự lái xe thì qua đỗi vất vả với tôi. Không những vất vả mà còn nguy hiểm. Mắt tôi quá kém để lái xe. Tôi bị căn bệnh buồn ngủ khi lái xe. Lái khoảng nửa tiếng là mắt như nhắm. Tôi đã có mấy lần suýt gây tai nạn vì cái bệnh này.
Nhưng
mà với một người mà Thư Quán Bản Thảo mang ơn, tôi không thể viện lý do này lý
do nọ để mà không đi. ĐC đã giúp chúng tôi rất nhiều mỗi khi chúng tôi cần.
Bìa sách. Tranh bìa TQBT. Hay những tài liệu văn chương. Và sáng tác bài
vở.
Anh
đã từ Virginia lên thăm Y. hai lần. Mệt mà vẫn theo bạn bè mà đi. Để rồi tới
nhà tôi, anh nằm trên sofa mà ngủ. Cái tình ấy làm sao mà tôi đáp đền cho hết.
Vì
vậy, cuối cùng tôi quyết định lái xe một mình xuống dự đám tang. Bằng mọi giá
phải đi. Y thì luôn luôn khuyến khích. Ngày nào khi thấy tôi Y. đều hỏi sao về
mau dữ ông. Tôi giải thich còn ba ngày nữa mới đi. Tội nghiệp. Trí nhớ thông
minh của Y. đã bắt đầu suy giảm.
Theo
dự trù tôi sẽ rời nhà lúc 1 giờ sáng ngày thứ tư 13-1-2016. Cứ lái một tiếng, rồi
tắp vào bên đường hay rest area mà nghỉ. Cứ từ từ trước sau gì cũng đến trước
giờ thăm viếng.
Thằng
con lo cho tôi. Xa quá mà ba. Con rất lo cho sức khỏe của ba.
Tôi
bảo: Bác ĐC đã giúp ba rất nhiều. Ba cần phải có mặt để tiễn đưa bác.
Vào
lúc 10 giờ sáng ngày thứ ba 12-1, tôi nhận một cú điện thọai của Đ. Đ. hỏi tôi
có dự trù đi xuống Virginia dự đám tang họa sĩ ĐC không. Tôi nói có. Và kể
chương trình của tôi đi. Đ. khuyên tôi đừng nên đi một mình. Đ. sẽ lái xe
giúp tôi.
Đấy.
Tôi nghĩ là hương linh ĐC đã đẩy đưa Đ. giúp tôi lúc mà tôi rất cần. Ở đây, tôi
không hé môi về ý định của mình với bất cứ một ai. Bởi lẽ tôi ngại phiền. Hơn nữa
chẳng có ai thân thiết với ĐC mà tôi được biết, nhờ họ là điều tôi không muốn
chút nào.
Vậy
mà, tự nhiên có một người ngỏ trước ý định trong lúc tôi không nói gì về việc
đi. Thật khó có thể tin nhưng là sự thật.
Cám
ơn Đ. đã giúp tôi được có mặt trong buổi tang lễ. Nhờ vậy mà tôi có thể thắp
cây nhang, và sờ lên nắp quan tài. Nhờ vậy mà tôi có thể nói lên lời chia buồn
với chị Tuyết Nhung, và các cháu. Nhờ vậy, mà sau ba năm bế quan tỏa cảng không
đi đâu, giờ tôi mới có thể gặp lại một số bạn bè thân mến. Tôi nghĩ lúc này,
cái chết của ĐC đã làm chúng tôi càng gần gũi hơn bao giờ. Bởi vì qua anh,
chúng tôi khi bắt tay nhau, dù quen đã lâu hay mới quen, chúng tôi nghĩ là
chúng tôi đều có một mẫu số chung: Đó là ĐC trong trái tim mình. Khi chúng tôi
bắt tay nhau hay ôm choàng lấy nhau, có nghĩa là chúng tôi đang chia buồn với
nhau. Bởi lẽ mỗi người chúng tôi đều mất đi một ĐC, và trái tim mỗi người đều
đẫm lệ.
Chúng
tôi chia buồn cùng nhau.Chúng tôi đã mất Đinh Cường thật, nhưng cũng nhờ ĐC mà trái tim chúng tôi càng
đầy thêm hơi ấm tình thân.
Trần Hoài Thư
New Jersey14.1.2016
Trần Hoài Thư - Đinh Cường
Ảnh PCH - Virginia, 22.10.2012
NHẸ NHÀNG ĐINH CƯỜNG
Trần Doãn Nho
Trần
Doãn Nho - Đinh Cường
Virginia,
25.10. 2015
Với
tôi, Đinh Cường là hiện thân của một nhẹ nhàng rất hiếm. Vẽ, sống, chơi, cà
phê, rượu, bạn, họp mặt, tiếp khách…tất cả đều nhẹ. Nhẹ nhàng như những đường
nét thiếu nữ trong tranh anh: xanh, thơ, những sợi mơ bay, cánh tay, suối tóc,
nụ cười… Là một nghệ sĩ lớn, nhưng anh không ồn ào; ngược lại bình lặng, thân
thiện. Bản thân anh đã có cái gì rất bạn bè. Nên thế giới anh là thế giới đầy bạn
bè. Từ ngày quen biết anh ở Huế và có lúc được anh mời phụ trách một môn học tại
trường Mỹ Thuật Huế, cho đến sau này gặp lại nhau ở Washington DC, với tôi, lúc
nào anh cũng thế, thân thiện, vui vẻ và tế nhị. Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè,
anh như hòa tan giữa mọi người. Với mọi người. Anh rất chung. Nếu có một cái gì
riêng không tìm thấy ở bất cứ đâu thì đó là tranh: tranh Đinh Cường.
Gặp
gỡ tháng 10
Cuối
tháng 10 vừa rồi, nhân có cuộc họp mặt Quốc Học- Đông Khánh tổ chức tại
Washington DC với nhiều cựu học sinh Quốc Học và Đồng Khánh tụ về, các anh
Trương Vũ, Phạm Cao Hoàng và Nguyễn Minh Nữu đã tổ chức một cuộc gặp gỡ anh chị
em văn nghệ sĩ tại nhà riêng anh Trương Vũ. Trong buổi họp mặt, có các anh Nguyễn
Văn Vinh (đài VOA), Phùng Nguyễn, Phạm Nhuận, Nguyên Minh, Lữ Kiều và Nguyễn Tường
Giang, các chị Đinh Từ Bích Thúy và Nguyễn Thị Thanh Bình và các anh chị Trương
Văn Dân và Elena Pucillo, anh chị Nguyễn Minh Nữu, anh chị Trương Vũ, anh chị Lữ
Quỳnh, anh chị Trần Doãn Nho, anh chị Phạm Cao Hoàng. Và Đinh Cường. Tôi có phần
sửng sốt vì khác với hôm tháng 4/2015, khi gặp nhau trong buổi ra mắt sách của
Đặng Thơ Thơ, lần này đầu anh cạo trọc. Mới nhìn, tôi cứ ngỡ là một vị thiền sư
nào. Dù đau, anh rất vui vẻ. Khuôn mặt vừa thiền vị vừa trẻ thơ. Anh cụng rượu
và trò chuyện vui vẻ. Có lẽ đây là lần gặp gỡ đông vui nhất và là lần gặp gỡ cuối
cùng của anh cũng như của Phùng Nguyễn với nhiều bạn bè như thế.
Cuộc
họp mặt đã để lại một ấn tượng mạnh trong anh:
Một bạn nào đó nói,
các buổi gặp gỡ khác
càng ngày càng ít
người thì ở Trương Vũ
càng ngày lại càng
đông. thật vậy. vẫn chiếc
bàn thật dài trải
khăn trắng đầy thức ăn
(…)
không khí ấm cúng.
như một salon littéraire
của những chiều cuối
tuần Virginia thơ mộng.
(Thơ Đinh Cường: Và
một buổi gặp gỡ đông vui trưa thứ bảy ở nhà Trương Vũ – 24/10/15)
Để
rồi sau đó:
Nửa khuya gió chạy
bên thềm
nửa khuya thức dậy
vẫn im dáng ngồi
bạn bè đâu hết rồi
sao
gặp nhau dăm bữa
đường nào nấy đi
(Thơ Đinh Cường: Nửa
khuya thức dậy thấy bạn đâu hết – 26/10/15)
Phòng
Đinh Cường
Sáng
25 tháng 10/2015, tôi và bà xã ghé thăm anh, sau khi nhờ Phạm Cao Hoàng gọi hẹn
trước. (Lúc này phải hẹn vì đôi khi anh quá mệt không thể tiếp khách). Anh vui
vẻ tiếp chúng tôi. Cái studio của anh nằm ở tầng hầm. Đây là nơi anh thù
tiếp không biết bao nhiêu bạn bè từ khắp nơi ghé thăm. Dù trông bình thường, mạnh
khỏe nhưng khi cùng tôi lên, xuống chiếc cầu thang nhỏ, anh bước từng bước một
khá vất vả. Thấy những bước chân bấp bênh của anh, tôi cảm thấy chột dạ.
Cái
studio không chỉ là phòng tranh mà còn là một phòng văn. Bên cạnh tranh
là sách. Bên cạnh tranh và sách là các kỷ vật. Tất cả lớn nhỏ, cũ, mới, vuông
tròn chen chúc cạnh nhau, lặng lẽ, ấm cúng, thân thiện. Một phòng đầy ắp kỷ niệm,
nơi mà ta có thể tìm thấy cả một kho dấu tích bạn bè, dấu tích văn chương và dấu
tích cuộc đời.
Một tấm tranh mới của ĐC trên giá vẽ
Khác
với những lần thăm trước, lần này, anh dẫn tôi đi quanh, chỉ cho tôi tranh, ảnh,
sách báo và vật kỷ niệm của nhiều văn, nghệ sĩ mà anh thu nhặt được trong cả cuộc
đời anh. Từ những chiếc tẩu thuốc, nhưng mẩu giấy với bút tích bạn, một vài câu
thơ ngẫu hứng của bạn bè, những tấm tranh phác thảo vội vàng, và sách, báo cũ,
mới, trong và ngoài nước, trước và sau 1975…Nhiều, rất nhiều. Sẵn máy ảnh trong
tay, tôi chụp vội vàng một số tấm. Tôi muốn viết về căn phòng đặc biệt này.
Trong thâm tâm, tôi có ý định sẽ trở lại thăm anh trong thời gian tới và nếu
anh khỏe, sẽ thực hiện một cuộc phỏng vấn để có thêm tài liệu và sự kiện để viết.
Không ngờ đây là lần gặp cuối. Tiếc biết bao!
Đinh Cường nhẹ. Nhưng phòng Đinh Cường, một gánh nặng cuộc chơi.
Tạp chí Sáng Tạo (Sài Gòn)
Phác thảo chân dung Đinh Cường
do Bùi Giáng vẽ
Chiếc kính của Bùi Giáng
Báo The Connection (số tháng 10/1997)
viết về ĐC: “Painter finds comfort in isolation”
Tranh Bửu Chỉ
Tạp chí Văn (Sài Gòn)
Tranh tĩnh vật Nguyễn Trọng Khôi
Bây giờ Đinh Cường đã ra
đi, trút sạch! Nhẹ nhàng anh. Nhẹ như anh đã từng.
Trong cuộc đời và với cuộc
đời.
Trần Doãn
Nho
(13/1/2016)
RỜI THÁNG GIÊNG
MỘT TIẾNG CÒI TÀU
Chân Phương
Đinh Cường - Chân Phương
Virginia,
April 5, 2015 - Ảnh PCH
Thương tiếc anh Đinh Cường
cũng
bầu trời này
bềnh
bồng mây trắng lạnh
dưới
vầng dương rực chói
trùng
điệp sồi phong
lại
bày trò triển lãm ảnh trắng đen quen thuộc
Nguyễn
Trọng Khôi lặng lẽ cầm lái
tôi
ngồi cạnh
im
lìm như máy di động hết điện
từ
Boston đi Virginia
bỏ
lại Hartford rồi New York
bắc
qua xa lộ 95
cũng
chặng đường quen
nhưng
ý nghĩa chuyến đi đã khác
ngơ
ngác
vầng
trăng non
trên
mớ âm sắc tà huy tan tác
khắp
rừng chiều
ẩn
hiện từng bóng bạch dương
như
mấy nốt Chopin rời rạc
hai
mươi bốn năm trước
giữa
rạp hát vô biên của hoàng hôn East Coast
cũng
Khôi ngồi cạnh
tôi
cầm lái rời Boston
nhắm
hướng Canada – Montréal
cuộc
hẹn mùa hè
nơi
Đinh Cường tái ngộ Trịnh Công Sơn
có
bọn tôi với rượu vang tiếng đàn nhập cuộc
flash
back! flash forward!
một
phần tư thế kỷ tuột trôi
mới
đây thôi
tiết
lập xuân rồi
lại
Khôi với tôi
cặp
hiệp sĩ đường trường Bắc Mỹ
cùng
lái xe về Fairfax
ngờ
đâu tấm ảnh chụp chung trước nhà anh
sẽ
là kỷ niệm chẳng còn lặp lại trên đời
Ladies
and Gentlemen!
như
cuộc sống
như
số phận
Hoàng
Hà hay Cửu Long
sông
Charles hay Potomac đều trôi ra biển
Anh
Đinh Cường ơi!
tám
giờ đêm thứ hai
tôi
lái trên 495 West
Capital
Beltway -
Bát
Quái Đồ -
xe
cộ ngược xuôi
trong
những đốm lửa âm ỉ kia
không
còn chiếc Corolla của anh
và
tất cả smartphone trần gian
chẳng
liên lạc anh được nữa
Nhà
danh họa tài hoa đất Việt
Thi
nhân lưu lạc nhắm mắt quê người
Ngày
mai chúng tôi thăm anh lần cuối
Giờ
đã trễ cho giao ước hay tiếc nuối
Anh
hết còn lê bóng
qua
đường phố hàng quán Paris, Huế, Saigon, Dalat..
không
còn dịp kéo Như Hạnh lên Boston
ghé
nhà tôi ngắm biển uống rượu vẽ vời
mấy
tâm hồn lãng mạn
có
thể tưởng tượng
Anh
đang chạm cốc champagne
với
Gauguin Van Gogh Modigliani
Chagall
trên
chiếc du thuyền vũ trụ
nhưng
tôi hình dung
Đinh
Cường
đăm
chiêu trên con tàu hỏa
rời
xa mọi kiếp người
qua
bao đồi núi giá băng
qua bao cánh rừng vàng úa
qua những nền văn minh thiếp ngủ
qua từng cố đô phế tích
chôn vùi
lăn
bánh đời đời
ngược
vòng luân hồi
và
con tàu ấy
chẳng
còn bến ga nào
cho
anh dừng lại
Chân Phương
Boston- Washington D.C.
Tuần tang lễ Đinh Cường
GIÃ BIỆT MỘT BÓNG TÀI HOA
Nguyễn
Trọng Khôi
Đinh
Cường, Nguyễn Trọng Khôi
Georgetown,
April 11 / 2014
Tất
cả những hoàn cảnh ra đi vào cõi vĩnh hằng mà chúng ta ai cũng biết, phải thực
tế mà chấp nhận nó như một điều tất nhiên, tuy vậy lại không một ai mong nó đến
sớm, nhất là những người thân.
Những
ngày gần đây liên tục những tin buồn đến với tôi. Những người bạn sống quanh
tôi và thân thiết với tôi lần lượt ra đi. Sáng sớm ngày thứ sáu 8 tháng 1,tin từ
Virginia do Trương Vũ vàPhạm Cao Hoàng phát đi cho tôi biết họa sĩ Đinh Cường vừa
qua đời đêm hôm qua, tôi nghe thấy mà lặng đi, hụt hẫng, giống như mất một cái
gì quý giá lắm, tôi ngẩn ngơ và hoang mang. Luống cuống, tôi đi tìm một cái gì
đó mà không rõ. Tự nhiên tôi muốn mọi người phải biết đến hung tin này mà chia
sẻ, mà tiếc nuối, không hiểu tại sao tôi lại muốn như thế.
Hôm
ấy là ngày trời tương đối ấm, tôi định rằng sẽ xuống phòng vẽ tiếp tục tấm
tranh đang vẽ dở dang, nhưng không làm được gì, đầu óc trống rỗng. Trưa lại có
cái hẹn làm răng. Trên đường lái xe tôi nhớ lại bài hát viết cho anh Đinh Cường
từ năm 1990. Ca khúc Giấc Mộng Trên Đồi Thơm. Khi ca khúc viết được lời
1, tôi đã hát cho anh nghe. Anh nói với tôi: Moa thích hoa phù dung, có cách
nào thêm vào bài hát không? Và từ đó lời hai của ca khúc đã được viết thêm. Ca
khúc này về sau tôi đã hát rất nhiều lần nhưng có lúc hát được trọn bài, có lúc
chỉ hát được lưng chừng thì bị nghẹn lại. Sau khi làm răng tôi ghé qua nhà người
bạn, uống một ly rượu mạnh và nói chuyện về anh Đinh Cường với người bạn.
Đinh
Cường là một tài năng trong nhóm họa sĩ trẻ của những thập niên 60’, 70’s tại
Saigon. Tài năng đó đã lan rộng toàn quốc và sang cả hải ngoại, đã liên tục cho
đến bây giờ. Một họa sĩ khơi mở những lối đi sáng lạn khởi đi từ những mộng mơ
của núi đồi, những nhan sắcnhu mì bên những con chim nhỏ đậu lơ ngơ đâu đó ở một
cành cây, bờ cỏ hay trên đỉnhnhững gác chuông giáo đường. Những không gian óng
mượt, những nỗi cô đơn, buồn tênh ẩn hiện vào ánh sáng thành sự màu nhiệm. Màu
xanh tươi mát, bóng tối tươi mát. Tất cả được chắt lọc mang lại thành quảđắt
giá của màu sắc.…trong vài sự lẻ loi cũng được gói ghém vào không gian ấm áp.
Nói chung ngay cả những hoài niệm hay những nỗi buồn cũng được anh trình bày,
thăng hoa thành một motif cá biệt như một cần thiết.
Tôi
không cố ý phân tích về hội họa của họa sĩ Đinh Cường. Công việc này đã có rất
nhiều người làm rồi và sẽ còn làm nữa sau này. Tôi là người cùng nghề, cùng
sinh hoạt chung với anh trong vai trò một họa sĩ, và nhất là được anh xem như bạn
đồng hành. Tôi chỉ muốn nói đến một thoáng nhận thức từ không gian tranh Đinh
Cường cùng những cảm quan khi làm việc. Thời gian gần gũi anh, tôi học hỏi được
rất nhiều từ anh. Tôi học hỏi ở anh về sự làm việc không mệt mỏi và cách tận dụng
kỹ thuật vẽ. Khi gặp nhau chúng tôi không hề trao đổi về nghề nghiệp, thường
lan man nói về những việc thường ngày của xã hội. Tôi và Đinh Cường hay cho
nhau xem những tác phẩm mới hoàn thành. Tôi thường âm thầm theo dõi những bước
đột phá trong hội họa và kỹ thuật thể hiện. Những mảng màu trình bày, bồi đắp
trên canvas ngon như miếng bánh. Riêng về chất liệu đã làm đẹp không gian, cộng
thêm bút pháp điêu luyện của một người dày kinh nghiệm đã đủ đưa người thưởng
lãm vào một không gian trữ tình và đầy bí ẩn, từ đó hình họa trở thành không cần
thiết và phô diễn nội dung trở nên dư thừa. Cái quan trọng họa sĩ phải biết
mình đang trét cái gì trên canvas.
Đây
là phát biểu của họa sĩ Đinh Cường:
« tôi
đã dần dần tước bỏ hết ý niệm về sự vật, hay nói theo danh từ triết học kinh điển,
loại bỏ mô thể, hình dáng của sự vật để chỉ còn giữ lại chất liệu, matière, thuần
túy của sơn dầu ». Không phải ai cũng hiểu được matière của sơn dầu.
Không
gian tranh trừu tượng của Đinh Cường làm sáng tỏ sự tiềm ẩn từ vô thức. Anh vẽ
như Franz Kline vẽ bằng kinh nghiệm, hay De Kooning vẽ bằng bút lực. Nó được
hình thành và thể hiện giữa biên cương của trí tuệ và lãng mạn.
Nếu những ánh sáng lóe lên từ khe kẹt trong tranh Nguyễn Trung làm không gian có hơi hướm tôn giáo, rõ nhất là Phật giáo, ôm theo nét văn hóa Ấn Độ, ảnh hưởng đậm Khmer, thì ánh sáng trong tranh Đinh Cường lại mang tính màu nhiệm của Thiên Chúa Giáo. Không phải vì trong tranh Đinh Cường có bóng dáng những tháp chuông nhà thờ mà là trải rộng ra toàn không gian, một không gian mang theo chất lãng mạn của Paris: xanh lam của Paris, xám Paris, những khối mảng màu sắp chật gọn của Paris và ngay cả nỗi cô đơn đẹp đẽ cũng Paris. Tôi thấy anh rất yêu thích văn học Pháp.
Ai
cũng vẽ, mỗi người mỗi vẽ. Học vẽ cũng vẽ mà không học vẽ cũng vẽ. Nhưng quan
trọng nhất là vẽ thế nào thì ít ai để ý. Có một số họa sĩ hay ép cây cọ của
mình vào một công việc tuyên truyền cho một mục đích như diễn giải một vấn nạn
trong cuộc sống, nỗi đau khổ hay những lý thuyết về con người.. Họ gào lên những
bất an, gào lên những nghiệt ngã làm đau khổ nghệ thuật… Nó đã kéo dẫn sai lệch
cả vai trò người thưởng lãm nghệ thuật đi vào một cái nhìn mù mờ về nghệ thuật,
đã tạo thành một thói quen. Vẽ thì luôn phải kinh nghiệm và khám phá nhưng xem
tranh không nên nhìn bằng cặp mắt thói quen. Các nhà phê bình vốn dĩ là gạch nối
giữa tác phẩm và người thưởng lãm lại thường làm vấn đề trở nên phức tạp, gây
cho giới thưởng lãm thêm hoang mang.
Kỹ
thuật vốn là phương tiện để họa sĩ tận dụng nó đề thực hiện tác phẩm, những điểm
nhấn - coup de pinceau rất quan trọng, nó giống như một câu thơ làm tỉnh giấc một
bài thơ, làm tỉnh giấc cảm quan của người đọc. Những bồi đắp màu sắc, những nét
gạch mạnh mẽ, chắc ăn phát đi từ bàn tay giầu kinh nghiệm và điêu luyện khiến
cho tâm hồn chúng ta thỏa mãn cái không gian bí ẩn từ vô thức vừa được khai quật
bất ngờ. Đinh Cường luôn làm chủ được bàn tay, làm chủ được kỹ thuật và chất liệu.
Tôi
biết anh Đinh Cường từ năm1967 khi đó tôi đang chơi với họa sĩ Nguyễn Trung.
Nhưng phải cho đến 1978 tôi mới quen biết anh, nhưng lại là người thân nhất và
bền bỉ nhất trong group họa sĩ trẻ. Tôi thân với anh Đinh Cường không phải do
tài năng mà là những đồng cảm trong nghề, và trong cuộc chơi giữa đời. Anh luôn
trân trọng tôi và xem tôi như người cùng trang lứa mặc dầu tôi sau anh nhiều lớp
và nhỏ hơn anh cả chục tuổi. Những ngày còn ở VN, đôi ba ngày lại gặp nhau,
không biểu lộ nhưng âm thầm chia sẻ cho nhau những an ủi.
Bao
nhiêu năm quen biết, bao nhiêu lần gặp gỡ, mỗi lần mỗi kỷ niệm. Nhưng có một lần
tôi gặp một chuyện thật đau lòng. Sự đau khổ đã tới cùng cực tôi trở về nhà
đóng cửa ngồi âm thầm trong bóng tối và nước mắt trào dàn dụa. Đột nhiên tôi
nghe có tiếng gõ cửa, khi mở cửa tôi thấy anh. Anh không nói gì và chỉ ngồi bên
tôi. Tôi như tìm được một chỗ dựa. Buổi tối ấy, năm ấytôi không bao giờ
quên. Anh cũng là người luôn khích lệ tôi làm việc mỗi khi thấy tôi lơ là việc
sáng tác, anh gửi cho tôi lá thư đôi khi chỉ vài chữ nhưng tôi giữ mãi cho đến
bây giờ: “Khôi ơi ông vẽ rất đẹp. Đừng bỏ vẽ nghe”. Thế thôi, chỉ thế
thôi mà thân nhau, tôi xem anh Đinh Cường như anh ruột mình.
Tôi
nhìn thấy anh trân trọng tình bạn đồng lứa với anh, ứng xử trong giao tiếp với
mọi ngườidầu với bất cứ ai,nhẹ nhàng và ân cần. Tôi chưa thấy anh lớn tiếng bao
giờ và trong mọi cuộc gặp gỡ anh cũng không tranh cãi và ngồi rất bền bỉ với bạn
bè. Cá tính này không mấy ai có được.
Trong
gần 40 năm quen biết anh, tôi có may mắn được triển lãm chung với anh. Với
anh, triển lãm chung là một hội tụ vui vẻ.
Những
năm trở lại đây, khi biết sức khỏe anh bị sa sút. Tôi chỉ âm thầm hỏi anh lòng
vòng để suy đoán, không đi quá sâu vào chi tiết, và âm thầm mong anh khỏe mạnh
hơn. Có dịp là tôi ghé thăm anh ngay. Anh thường nói với tôi là thích những
viên sỏi của tôi vẽ. Anh cũng đã viết một bài cho tôi về đề tài này. Rồi một
ngày anh muốn có một tranh nhỏ vẽ những viên sỏi anh nói với tôi là để treo ở đầu
giường. Tôi đã thỏa mãn cho anh điều đó. Khi nhận được anh rất vui. Thấy anh
vui tôi cũng vui thật nhiều.
Lần
cuối gặp anh vào khoảng 20 - 22 tháng 11 vừa qua. Chưa lúc nào như lần này, tôi
thấy như có điều gì anh đang chuẩn bị, dầu anh không nói hay biểu lộ gì. Tôi thấy
anh vội vã và níu kéo hơn cho những gặp gỡ, cơ thể không cho phép anh năng động
hơn nhưng anh rất vui. Đúng như vậy, anh rất vui.
Anh
Đinh Cường ơi! Anh ra đi nhưng thật ra anh sẽ còn trong chúng tôi những ấn tượng
đẹp không dễ phai nhòa, anh vẫn còn ở lại qua những tác phẩm tràn lan giữa cuộc
đời, giữa chúng tôi. Anh không nói nhưng tiếng anh vang dội mãi mãi. Mấy ngày
qua có biết bao người từ khắp mọi nơi dõi bước theo anh. Có bao nhiêu tổ chức
hiện đang huy động để cùng nhau nhắc nhớ đến anh,nào Sàigon, nào Huế cùng nhau
tiễn anh về nơi chốn thanh nhàn mà trong lòng ai cũng muốn lưu giữ lại hình
bóng anh.
Vĩnh
biệt anh và chúc anh mọi sự bình an.
Nguyễn Trọng Khôi
January 13, 2016
(Bài
viết đã được đọc tại tang lễ họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường
- 13.1.2016).
Họa
phẩm sưu tập cuối cùng của Đinh Cường
Sơn
dầu trên vải bố gai 8 x 10 inch
ĐINH CƯỜNG,
MỘT LINH HỒN TRONG SUỐT
ĐANG BAY
Nguyễn Thị Khánh Minh
Như một nén tâm hương tưởng niệm
Họa
Sĩ Đinh Cường, vừa ra đi ngày 7 tháng 1 năm 2016
(lúc
9 giờ 40 giờ miền đông Hoa Kỳ).
Nguyễn Thị Khánh Minh
dinhcuong
Trong
Suốt Như Khí Trời -ngôn ngữ của Khuất Đẩu- Tôi đang nhìn
qua một áng mây như vừa chợt xanh. Một ánh nắng vừa chợt vàng ửng lên sau cơn
mưa. Một chiếc lá vừa run rẩy hạt mưa trên cành rụng xuống vô thanh. Một làn
gió vừa chợt thổi nhẹ nhẹ, cuốn nước mắt tôi tan theo. Và tim tôi vừa lẫy một nhịp
nghẹn. Phải Người đó không? Nụ cười mỉm, nhẹ với lấp lánh ánh nhìn, giọng nói
chậm, mỏng như mây nên có cánh níu gần lại những thân tình. Tất cả đều trong
suốt với linh hồn đang bay lên kia, bây giờ tôi mới càng thấy rõ cái tận đẹp
của vô hình này của Khuất Đẩu, và tôi như nhìn thấy rất gần, rất sáng, một linh
hồn đang bay, phải Người đó không? Đang trong suốt trong từng hạt lệ của anh em
bạn bè…
Sáng
nay, trời Santa Ana cũng đã thôi lay động sau những ngày mưa dầm, mới có chút
thời gian để đọc e-mail ngày 7 tháng 1 lúc 20:51 của anh Nguyễn Quang Chơn với
subject Đinh Cường, Một Người Khiêm Tốn, Nhân Hòa Và Độ Lượng, đọc mới chỉ tới…anh
quí trọng, chăm chút tuổi trẻ…, thì phone reo, và Ngọc Sương với giọng nặng
chĩu, ngắt quãng, khánh minh ơi thầy Đinh Cường mất rồi, tôi hốt hoảng,
ai, một cái tên được lập lại để rồi tôi như bị đẩy chìm xuống một không khí
ngàn cân, giống y hệt cảm giác một đêm cuối năm mùa đông 2012, cũng giọng như
từ sương mù vọng tới của Ngọc Sương, -anh Trương Thìn đi rồi khánh minh ơi-,
-khánh minh ơi thầy Đinh Cường mất rồi-. Ngọc Sương ơi, cái phút giây im
lặng ấy sao mà dài mà hút mình vào trống không đến vậy, như đang lửng lơ không
trọng lực. Từ mùa đông năm ấy đến mùa đông năm này, giờ đã là một điểm. Thấy
như anh Trương Thìn đang ngả mũ đón nụ cười chúm chím nhân từ Đinh Cường, Ô
hay đấy bến đây bờ thong dong… (thơ Trương Thìn). Một điểm chập chùng lệ
của kẻ ở… Nhớ, nhớ… Thầy Hoàng Quốc Bảo, vừa nhắn tin, “KM ạ, bây giờ là lúc
nhiếp tâm mạnh mẽ niệm Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.” Vâng, niệm nhưng
sao mà nghe rõ tiếng trầm trầm dội vào tim đau quá. Tôi nhìn chiếc ghế dựa
trắng trước cái TV trong phòng khách, họa sĩ ngồi đó, mùa hè năm ngoái, cùng
với anh Lữ Quỳnh, Thành Tôn, và nhà tôi, ngồi xem world cup, tiếng cười nói ấy đang
bay về đâu, mùa hè ấy giờ đã kiếp xưa của người rồi…Tôi nhớ cái hiu hắt lạnh
mùa thu của buổi tối gặp gỡ do anh Nguyễn Xuân Thiệp từ Dallas sang khoản đãi,
ánh sáng vàng ấm tỏa xuống chiếc bàn tròn bạn hữu, họa sĩ ngồi đó, bên cạnh
tôi, nụ cười mỉm, nhẹ như một mảnh thuyền cong đang trôi trên con sông rất dài,
rất hẹp nơi quê nhà, và tôi bất chợt thấy một vùng sáng sau lưng người ánh xanh
như một bức tranh người vẽ về bầu trời thành phố, xanh tha thiết nỗi hoài
hương, tranh của người luôn tỏa cái xanh khắc khoải ẩn dụ giấc mơ trong những
cánh chim ngược gió, trong những gợn sông u hoài… Bao giờ cũng vậy, khi nhìn
tranh của người, tôi ngắm rất lâu và tôi thấy mình xuyên qua màu xanh ấy để
nghe vọng về từ bầu trời, từ dòng sông, từ những cành cây khô, âm âm tiếng thơ.
Một tiếng thơ nhạy cảm, cô độc, trữ tình, khi một mình đối diện trước khung
vải, thử gạch một đường xem tới đâu… (thơ Đinh Cường), khi đọc câu thơ
này tôi như vừa bước hụt một cái, nó hẫng mênh mông, tới vô biên vô tận, hay
vừa vặn một nhịp đập như gió thoảng của trái tim bi cảm?
Đinh Cường, Lữ Quỳnh, Khánh Minh, Thành Tôn. Tháng 7.2014
Ôi!
Giờ này bên bờ nguồn cội hẳn người đang cúi xuống dòng trong để bắt gặp lại hạt
lệ bao lâu rồi viễn xứ…
Thử
gạch một đường xem tới đâu*
Xa như cuối trời vừa đóng lại
Vắng như đêm vừa mở giấc mơ bay
Xa như cuối trời vừa đóng lại
Vắng như đêm vừa mở giấc mơ bay
Bay
cuối dòng gặp bạn ngồi trông
Tiếng đàn rung gợn âm chín suối
Một màu xanh ngát ngát hòa âm
Tiếng đàn rung gợn âm chín suối
Một màu xanh ngát ngát hòa âm
Âm
vỡ tiếng cười rền rền sương khói
Người nghe chút nhớ tuyết mùa xưa
Con đường ấy đã một lần đứng lại
Người nghe chút nhớ tuyết mùa xưa
Con đường ấy đã một lần đứng lại
Cột
dây giày, ngó mông trời ly viễn
Thở hơi ra ngụm khói tàn mau*
Con chim hót giọng khan ngày nhuốm bệnh
Thở hơi ra ngụm khói tàn mau*
Con chim hót giọng khan ngày nhuốm bệnh
Ngó
lên trời hạt nước mắt ai bay
Bay theo màu xanh thơm mùi cọ
Có mùa đông khóc tiễn trong mây
Bay theo màu xanh thơm mùi cọ
Có mùa đông khóc tiễn trong mây
Ngó
xuống ngày vàng xao xác lạnh
Mơ ai cào lá ngoài sân đêm*
Bay bay lên những linh hồn lá mỏng
Mơ ai cào lá ngoài sân đêm*
Bay bay lên những linh hồn lá mỏng
Nghe
một mình bóng ai đâu đây
Tôi bưng mặt. Mùa đông qua lồng lộng
Nghe đất trời vừa gần lại, hôm nay…
Tôi bưng mặt. Mùa đông qua lồng lộng
Nghe đất trời vừa gần lại, hôm nay…
Nguyễn
Thị Khánh Minh
Santa Ana, Ngày 9 tháng 1 năm 2016
*Thơ
Đinh Cường: người vẫn đi trong chiều rất lạnh / đèn xe chóa sáng ngược về
đâu / người đứng nghỉ cột dây giày lại / thở hơi ra ngụm khói tàn mau…
* Cào
Lá Ngoài Sân Đêm, tên một tập thơ, tranh Đinh Cường
MÙA
ĐÔNG Ở DRAN
Nguyễn
Dương Quang
Phác thảo chân dung Nguyễn Dương Quang
dinhcuong
nhớ anh Đinh Cường
Nơi
anh về "đứng ngẩn ngơ"
mùa
đông con suối chơ vơ ngậm ngùi
bao
năm sương khói bên trời
mờ
in bóng nhỏ dáng người tha hương
một
bông quỳ muộn bên đường
liêu
xiêu nhớ liêu xiêu buồn xa xăm.
Nguyễn Dương Quang
"Tôi về đứng ngẩn ngơ" tập
thơ của ĐC.
CỌ KHÔ BÚT GÃY NỬA CHỪNG
Trần Phù Thế
Tiễn anh Đinh Cường
nhìn lên kệ sách
cuối cùng
cọ khô bút gảy nửa
chừng anh buông
cuối năm vô số tin
buồn
nhưng tin anh mất. Đinh cưòng.
bỗng dưng
tim tôi tích tắc
như dừng
máu quên luân chuyển
một vòng về tim
thương anh trọn kiếp
người hiền
tiễn anh một bận về
miền an vui
anh đi đất cũng ngậm
ngùi
trời không thấy nắng
ui ui lạnh lùng
mây bay mây cũng
ngập ngừng
lòng tôi lòng cũng
đang chùng cường ơi!
Trần
Phù Thế
January 8, 2016
CÁNH CHIM LẠ ĐINH CƯỜNG
ĐÃ BAY CAO
Nguyễn Thị Thanh Bình
Phác thảo chân dung
Nguyễn Thị Thanh Bình
dinhcuong
Mai sớm mai nằm chết tình cờ
Chung quanh mộ chỉ là cỏ lá
(Thơ Đinh Cường)
Vậy là họa sĩ kiêm thi sĩ Đinh Cường đã đi rồi. Đi không phải như đi ra chợ mua nải chuối hay ổ bánh mì, rồi lửng thửng từng bước, từng bước thầm trở về lại mái ấm mà anh đã từng ghi nhớ đã cho mình “một chỗ trú an toàn nhất được vẽ và viết”. Thế thì lần này phải nói hình ảnh ra đi của anh hệt như một cánh chim gọi bạn xuyên thủng cả trời đêm.Anh đã không ra đi vào sớm mai và thật tình cờ như câu thơ đã lỗi nhịp linh cảm ấy. Anh lẩn khuất trong đêm tối, vì cổ họng anh chừng như vẫn còn muốn nghẹn lại một lời thơ, mà trước đó chỉ ba bốn ngày thần chết cũng đã không rượt nổi thần sáng tạo trong anh kia mà. Anh bay cao như thế, cánh chim lạ Đinh Cường đã bay caoxa thẳm thì làm gì có mộ phần nào chung quanh đan bằng cỏ lá để giam giữ được thân anh? Sớm muộn gì anh chẳng là cánh phượng hoàng bay lên từ cuộc “hành xác” hỏa táng của trần gian, có phải?
Anh biết không, dạo sau này khi không ở Việt Nam bỗng xuất hiện những tên gọi như sợ phạm húy kỳ cục, đại loại kiểu tàu lạ, máy bay lạ, người lạ… Vậy mà hình ảnh đọng lại của anh trong tôi bỗng lạ lùng quí hiếm đến độ tôi muốn gọi anh là Cánh Chim Lạ, hay nói đúng hơn chính những đường bay nghệ thuật của Đinh Cường là Cánh Chim Lạ đã soải dài đến tuyệt đỉnh trong suốt hơn nửa thế kỷ ôm ấp đam mê cây cọ và cây bút.“Rare bird” nghe cũng mãn nguyện chứ phải không anh?
Không lạ sao được, khi Đinh Cường đã luôn hóa thân và tái tạo từng gam màu linh hồn cho mỗi cánh chim. Dưới khung vải trắng, bàn tay anh thích thú đỡ đầu cho những cảm xúc gần gũi mà mới mẻ, trẻ trung. Nhìn xem, có khi là những cánh chim hồng “bay bổng tuyệt vời” như một câu thơ của Nguyễn Du, có khi chỉ là những cánh chim biển hay chim lạc, “Chim Đỏ”, chim chết… hoặc thậm chí là “Chim Lạ Trên Bờ Thành Cũ” của một gọi tên cho một bức tranh… thì thảy thảy chúng ta đều bắt gặp mỗi lúc là một sự trỗi dậy trong kiếm tìm và bốc thoát bố cục, dù đề tài nào thì cũng thật quen thuộc trong đời sống hằng ngày, như chim bay trên những tháp chuông hay những tầng tháp cổ… Đành rằng hai chủ đề gắn bó nhiều nhất với Đinh Cường là những chim chóc và những tháp chuông, những nóc giáo đường nhưng điểm độc sáng có thể vì bản chất vốn thi sĩ của Đinh Cường, nên tôi vẫn có cảm tưởng như cách pha trộm màu sắc của anh mở ra được nhiều đường nét lãng mạn hư huyễn và thật giàu chất thơ.
Với tôi, dường như thật hiếm có họa sĩ Việt Nam đương đại nào có thể ăn đứt được họa sĩ Đinh Cường ở cách thế chọn lựa và thể hiện hai đề tài này.
Dù vậy vẫn thấy không ít vị cho rằng Đinh Cường có khuynh hướng thích vẽ những thiếu nữ đẹp như tranh hoặc những người đẹp dưới hoa, quanh những núi đồi lồng lộng, hay tóc gió mây bay và trăng mành tơ liễu, dáng liễu… Thật tình với những đề tài quá đỗi quen thuộc này, như tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của thi ca chẳng hạn, thì cũng nên thấy rằng không có cách tỏ tình nào giống cách tỏ tình nào, hoặc không vẻ đẹp thiếu nữ nào là phó bản của nhau và do đó, giới mộ điệu đòi hỏi mỗi tác phẩm phải có một hơi thở riêng, và sắc thái lãng mạn này không được giống sắc thái lãng mạn kia.Tuy vậy, chúng ta cũng thừa biết bản chất của nghệ sĩ vốn yêu thích đeo đuổi những cái đẹp, nên không trách những thiếu nữ bước vào thế giới tạo hình của Đinh Cường toàn là những người đẹp, đẹp như một câu thơ của nhà thơ vướng lụy của Phạm Thiên Thư “dáng em thiên thần quá!) Tôi bỗng nghĩ lắm lúc Đinh Cường lại bắt Nàng Vẽ, Nàng Thơ của riêng mình phải biết ăn kiêng, phải biết tạo dáng và phải hao hao một màu xanh mướt diễm ảo ma mỵ đẹp, thướt tha ẻo lả đẹp, và “cứng đơ” kích thước đẹp… Và rồi thì những người đẹp của họa sĩ trứ danh Amadeo Modiliani khi không cũng lôi cuốn bàn tay tài hoa của Đinh Cường không ít. Dĩ nhiên Đinh Cường biết giữ lại những chiếc áo dài của “Em tan trường về, anh theo Ngọ về.” (Phạm Thiên Thư).
Ở đây chúng ta chưa bàn đến nghệ thuật của những bức tranh sơn dầu trừu tượng của Đinh Cường, mặc dù có thể nói ở lãnh vực này chúng ta mới có thể thấy được cách tỏ tình trọn vẹn và diễn tả sáng tạo “lắm lời” hơn. “Lắm lời” vì đây là thứ ngôn ngữ trên cả ngôn ngữ, mà ở đó mỗi người có thể tự mở ra cho mình một thế giới huyền ảo cổ tích.Ngôn ngữ hội họa dĩ nhiên vốn cô đọng kiệm lời, nhưng điều mà giới thưởng ngoạn muốn được tìm thấy chính là ở ngoài những hình sắc hình tượng mà mình trông thấy. Cũng như khi đọc một bài thơ, chúng ta muốn bắt gặp những khám phá đằng sau những con chữ, để được cảm nhận nhiều hơn và sâu sắc.
Xem tranh trừu tượng của Đinh Cường, tôi muốn mình được trở về trong một tâm thể thuần khiết hồn nhiên của trẻ nhỏ ngu ngơ như đi lạc vào chốn lâu đài tượng đá đất đá của thần thoại. Ở đó tôi cũng được nhận chìm và đôi khi bật khóc như một trè nhỏ không còn tìm thấy đường về của những sự vật, để hoàn toàn bị chiếm lãnh trong thứ không gian chỉ có màu sắc u huyền và những nét cọ vững vàng sâu lắng.
Xin cảm ơn anh Đinh Cường đã cho tôi sở hữu hai “collection” tuyệt vời lung linh này. Bức tranh sơn dầu được Trân Sa dành tặng, khi hai đứa đứng trầm trồ thích thú trong cuộc triển lãm đầu tiên của Đinh Cường khi đặt chân đến Mỹ ở McLean, Virginia năm 1990. Cũng tuyền một màu xanh và lãng đãng xanh xám, cũng thiếu nữ tóc thề rất Huế nhưng lần này như bị dội vào những vũng trăng xanh, và vẫn cổ cò như những búp bê được nặn bằng thạch cao nhưng như được mở xuống một vùng núi đồi lồng lộng gió, kể cả ngọn nến loe loét giữa vòm trời đêm cũng là màu nến xanh và nhất là cái khung xanh như lồng vào thêm thế giới vốn xanh mỹ thuật của Đinh Cường. Cho đến bây giờ tôi bỗng không còn nhớ rõ ai đã đặt cho bức tranh này bằng hai câu thơ/nhạc của Trịnh Công Sơn: “Đời đốt nến chia phôi. Dù nhớ thương cũng hoài.”
Chí ít tôi nghĩ cô giáo Tuyết Nhung dạy ở trường Nữ Trung Học Thành Nội hôm nào cũng đã là niềm cảm hứng “rất Huế” ấy, cho người họa sĩ Đinh Cường là chồng mình, phải rứa không hè cái O Huế của “Huế buồn chi lắm Huế ơi.” (mượn đỡ câu thơ của Hoàng Xuân Sơn).
Bức thứ hai mang tên của thành phố sương mù mà anh đã vẽ đi vẽ lại rất nhiều trong quá trình sáng tạo của mình, đó là “Phố Núi”. Thôi thì tôi xin mạn phép chụp đại ra đây để chia sẻ vì đây cũng là một trong những bức họa mà anh Đinh Cường ký kết nhiều nhất, và hẳn nhiên theo tôi cũng rất độc đáo u mặc. Như thể có khi là một gợi nhớ về một nơi chốn cổ kính cô liêu nào đó, một thấp thoáng hình ảnh của một phố cổ Hội An hay Thành Nội Huế… mà chỉ có những người Việt Nam như chúng ta mới có dịp đi qua trên những miền đất nước nghèo nàn. Và điều này có thể đa số chúng ta thấy gần gũi với những phố của Đinh Cường hơn là những phố xưa chật hẹp của Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái, nhất là thứ màu đất sẫm buồn không hé nổi một chút trời xanh và màu xanh của mơ màng như ở tranh Đinh Cường. Đặc biệt xin mời quý bạn xem sơ một thủ bút bay bướm của Đinh Cường.
PHỐ NÚI
sơn dầu Đinh Cường
Thủ bút của họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường
Nói lan man về tranh, tôi lại chừng như không quên được lần cuối gặp anh Đinh Cường cũng như lần đầu vẫn chỉ là những cơ duyên được đụng tới một chút thế giới tranh của anh.
Chỉ khang khác là lần sau chót lúc anh không còn được khỏe, và không gian dưới “basement studio” tranh của anh không hề có một dấu hiệu nào báo trước một giấc ngủ xa đời của anh trong chỉ hơn 4 tuần sau đó.
Phải nói là cả một rừng tranh, không biết anh đã vọc những mảng màu này từ bao giờ, và đã ném đã thảy không ngừng nghỉ trên những khung vải trắng một cách đầy thao tác nghệ thuật. Thật tình tôi cũng đã chứng kiến “cảnh tượng” hội họa ở nhà anh Đinh Cường không ít lần, nhưng lần nào thì cũng phải ngạc nhiên đến sững sờ vì sức sáng tạo đam mê ngồn ngộn của anh. Đặc biệt là lần này tuồng như anh còn bảo là đã chuẩn bị để lên đường về Việt Nam triển lãm tranh chung với Trịnh Công Sơn vào tháng 3 này. Anh hăng hái đến độ quên mất là sức khỏe của mình đã đến hồi gây sự và gây rối kịch liệt.
Nhưng giác quan thứ sáu của đàn bà như tôi thì khá nhạy. Đặng Thơ Thơ rất thích bức họa “Dòng Tu Kín” của Đinh Cường, nhưng tôi nhất định “xúi” Thơ Thơ đồng cảm cho được bức họa mà tôi linh cảm rằng sẽ phải là cuối cùng của anh, vì lúc đó anh đang bỏ dở ở “garage” và trời nơi đây cũng quá lạnh để anh tiếp tục, nhất là công việc sửa soạn pha màu và chùi cọ rửa cọ đối với một người nhức mỏi đầy mình như anh quá nhiêu khuê và dễ làm bị cụt hứng.
Sau gần gặp gỡ đó cùng với Đặng Thơ Thơ, tôi ngỏ ý giùm bạn để mong anh sớm hoàn thành bức họa nhỏ chỉ chừng như mới phác thảo được vài nét.Anh nói với tôi sau gần hai tuần là anh đã thêm vào vài cọng lá khô cho xong một-đời-lá, và đúng là “Tàn Thu” như tên gọi mà anh đã đặt. Tôi có nói đùa như để khỏa lấp là không phải Buồn Tàn Thu của Văn Cao sao, một người bạn quý tài hoa lận đận của anh.
Bây giờ nhắc lại kỷ niệm này vì chợt giật mình đúng là tư tưởng “nhớn” gặp nhau. Không hẹn mà gặp, họa sĩ kiêm văn sĩ Trương Vũ khi không bỗng liên tưởng đến “một chiếc là mùa thu rất đẹp vừa rơi xuống”, khi viết những dòng tưởng niệm dành cho Đinh Cường. Phải chăng linh cảm của một nghệ nhân thường rất linh ứng, và như thế chính Đinh Cường cũng đã thấy được một-đời-lá của mình rồi cũng sắp bay vào lúc đó, nên anh thu xếp “tác phẩm cuối” ấy thật nhanh để còn đi “đóng lại một cái khung mới cho đẹp” nữa. “Thơ” cũng là tên của cháu nội cưng quý, con gái của nhà thơ kiêm họa sĩ Đinh Trường Chinh, một tài năng thừa hưởng rất nhiều “gene” hội họa và văn chương của bố, cho nên tôi nghĩ anh Đinh Cường cũng muốn dành cho Thơ Thơ cơ duyên cuối của họa phẩm này.
Hóa ra Đặng Thơ Thơ chỉ sở hữu được Tàn Thu (1), vì không rõ cùng một lúc tác giả có thể cũng cưu mang thêm tác phẩm khác, và với anh Đinh Cường là một bất ngờ ngưỡng mộ vì sức mạnh sáng tạo xẹt ngang như tia chớp và có thể làm lùi bước cả con nhà bịnh hoạn tử thần vốn hung hãn không buông tha ai. Hoan hô họa sĩ quý tử Đinh Trường Chinh đã dìu bố ra “garage” để di bút dòng cọ cuối.
Bên những cố gắng gặp gỡ bạn bè khá thường xuyên trên những “chiếu” rượu vang và những câu chuyện nổ như bắp rang, hẳn nhiên không ai không nhận ra con người vốn ngăn nắp nhỏ nhẹ chí tình với bạn bè của Đinh Cường thường phải dừng lại mọi cuộc vui họp mặt vào đúng 9 giờ tối, và cũng thường là anh rất e dè phải đứng dậy nói lời chia tay trước, vì sợ phải phá mồi làm cụt hứng mọi người. Lần đó thấy bằng hữu xung quanh thi nhau rụng càng ngày càng nhiều, bạn bè bất ngở bắt anh thổi tắt những ngọn nến sinh nhật và cắt bánh để chia sớt niềm vui gặp gỡ. Sinh nhật Đinh Cường tháng 7, nhưng tháng 8 năm nay bỗng cùng nhau nói lời mừng sinh nhật cuối cùng cho Đinh Cường. Âu cũng là điềm gỡ đã báo trước.Kể cả sự có mặt thăm viếng khá bất ngờ của họa sĩ Nguyễn Đình Thuấn và nhà thơ Nguyễn Quốc Thái là những người bạn quý mến của anh.
Điều cuối cùng tôi muốn nói về anh Đinh Cường là đúng như tôi âm thầm dự đoán, anh không hề muốn nằm lại cô đơn ở đât khách quê người.
Hỏa táng đúng là thân phận bi thiết của những chọn lựa cho những kết thúc cái chết xa xứ!
Lâu lâu buồn tình tôi cũng thắc mắc sao anh không vẽ Chim Hòa Bình.Lúc đó anh Đinh Cường lại rủ rê một người không biết vẽ là tôi và bảo tôi cứ vẽ đi.Chịu thôi.Anh cười nhẹ rồi lại khoe có mấy cô bạn người Mỹ thích vẽ những cánh chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình này lắm. Không biết họ có phải là đệ tử của anh không, vì chủ đề chính của sư phụ cũng vẫn là chim kia mà. Chim và “những chim tíu tít giống như người”…
Thảo nào anh rât thích bức họa “Tổ Chim Trên Bờ Biển” của họa sĩ Võ Đình với đôi chim hải âu như đang vần vũ giữa thinh không dõi trông bầy con đang nằm ấp ủ. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên ngỡ ngàng nhất về anh chính là những dòng anh viết cho người bạn đã có dịp cùng anh triển lãm chung năm 1974 ở Huế, khi Võ Đình từ Pháp trở về thăm nhà và không hề chủ ý mang theo bên mình những tấm tranh để triển lãm, nên cũng một tay anh Đinh Cường lo liệu mọi thứ chu đáo.
Khi viết câu đề tặng Tưởng Niệm Phan Sào Nam dưới bức họa ấy, tôi chắc anh Võ Đình muốn ám chỉ đến một “nhân cách” không nhỏ cũng đang ở xóm Bến Ngự là anh Đinh Cường. Do đó, tôi thấy những tự hỏi sau đây của anh Đinh Cường thật có lý: “Tổ Chim Trên Bờ Biển tấm tranh màu nước nhỏ anh tặng, bên dưới ghi Tưởng Niệm Phan Sào Nam Tiên Sinh phải chăng như nhắc lại lòng yêu nước của ông già Bến Ngự… khi những ngày tháng này quân Trung Cộng đang lấn chiếm biển đã làm sục sôi bao ý chí đấu tranh của con dân Việt Nam chúng ta.” (bài viết của Đinh Cường ngày 28/5/2014 để nhớ 5 năm ngày mất Võ Đình, trích đoạn từ Đi Vào Cõi Tạo Hình, xuất bản 2015).
Và đó cũng là ấn tượng đặc biệt của tôi về một họa sĩ/thi sĩ vốn đằm thắm ít nói, nhưng khi đã nói thì nói rất chắc nịch, và sẵn sàng trang trải lòng mình với quê hương như thế.
Vậy gọi Đinh Cường là Cánh Chim Lạ cũng đúng thôi, vì anh đã đến bên bờ đời hót líu lo bằng “muôn màu” và muôn ngàn tiết tấu của thi ca lẫn hội họa, dĩ nhiên!
Thôi thì chim cũng đã bay và bay quá cao không còn một bờ đời nào có thể vói tới, dù cũng chỉ để tụng ca một loài chim lạ quý hiếm như chưa bao giờ.
Nguyễn Thị Thanh Bình
January 15, 2016
Thơ Thơ, Nguyễn Lân, Đinh Cường, Thanh Bình, Bích Thúy
DUYÊN
TRĂNG. CÓ PHẢI TRĂNG?
PHẬT CHỈ TRĂNG • Sơn dầu trên giấy 18 x 18 in
dinhcuong
chiều phi trường.
buồn tênh.
những ngọn đèn sắp tỏ.
lấp lánh.
mắt bạn bè,
mừng vui khi gặp gỡ
sao có hạt lệ, rơi.
những vòng khăn. quấn vội.
qua khung cửa.
chiều nay, trời rất xám.
có vầng trăng. mỏng.
khuất nơi nao?
buồn tênh.
những ngọn đèn sắp tỏ.
lấp lánh.
mắt bạn bè,
mừng vui khi gặp gỡ
sao có hạt lệ, rơi.
những vòng khăn. quấn vội.
qua khung cửa.
chiều nay, trời rất xám.
có vầng trăng. mỏng.
khuất nơi nao?
những ánh đèn,
lấp lánh. sao đêm.
họp thành chùm. sao, thân ái.
về sum vầy.
cùng vầng trăng. đêm nay.
lấp lánh. sao đêm.
họp thành chùm. sao, thân ái.
về sum vầy.
cùng vầng trăng. đêm nay.
bạn bè gần xa,
nhiều thương nhớ…
kỷ niệm đầy. buồn có? hay vui?
kể cho nhau nghe.
những điều. chưa nói,
lời nghẹn ngào.
tiếng nói. hư hao.
nhiều thương nhớ…
kỷ niệm đầy. buồn có? hay vui?
kể cho nhau nghe.
những điều. chưa nói,
lời nghẹn ngào.
tiếng nói. hư hao.
những vần thơ, còn ướt mực.
nói gì đây.
dòng nhạc đậm đà. tình.
có tiếng đàn. rộn rã.
ly vang đỏ, mừng nhau.
sao một người… không đến?
nói gì đây.
dòng nhạc đậm đà. tình.
có tiếng đàn. rộn rã.
ly vang đỏ, mừng nhau.
sao một người… không đến?
trăng chợt về bên cửa.
lơ lửng bay… Chagall.
đeo bên cánh phi cơ.
ngộ nghĩnh. dễ thương chưa.
mầu trăng. trong. buồn quá.
lơ lửng bay… Chagall.
đeo bên cánh phi cơ.
ngộ nghĩnh. dễ thương chưa.
mầu trăng. trong. buồn quá.
trăng treo… một đoạn đời.
chợt. ngưng.
ở lại thôi.
lui dần vào bóng tối.
bỏ không gian. mịt mù.
gia đình còn ngơ ngác.
bè bạn. ngồi với ai.
chợt. ngưng.
ở lại thôi.
lui dần vào bóng tối.
bỏ không gian. mịt mù.
gia đình còn ngơ ngác.
bè bạn. ngồi với ai.
trăng lơ lửng. trăng treo.
chỉ trăng. có phải trăng?
chỉ trăng. có phải trăng?
duyên
đêm 1.13.2016.
DCA airport
đêm 1.13.2016.
DCA airport
tưởng nhớ anh Đinh Cường. ngày cuối, tiễn đưa anh về cõi vô cùng.
chân thành phân ưu cùng chị Nhung, các cháu và gia đình.
chân thành phân ưu cùng chị Nhung, các cháu và gia đình.
Lữ Quỳnh – Duyên – Đinh Cường – Tùng – Nguyễn Quang Chơn
Virginia, June 2015 - Photo by PCH
Nguyễn Tường Giang - Đinh Cường
Ảnh PCH - Chantilly (VA) - 23.8.2014
MỘT THÁNG, NHỚ ĐINH CƯỜNG
Nguyễn Tường Giang
Phác thảo chân dung Nguyễn Tường Giang
dinhcuong – 29.4.2014
Buổi sáng, dậy sớm có việc
phải đi ra khỏi nhà. Đầu tháng hai trời lạnh nhưng không có tuyết. Ngày cuối
năm âm lịch, buổi sáng vắng vẻ nhắc nhở không khí một ngày cuối năm, năm nào, ở
một quê hương đã xa. Con đường tỉnh lộ 50 đi về phía tây, những hàng cây trụi
lá hai ven đường để lộ thấp thoáng vài căn nhà nhỏ bé xây theo một mô hình đồng
nhất, gợi nhớ một bức tranh của người bạn họa sĩ, hình như đã mất. Chỉ một
tháng trước đây thôi, trên con đường này, mười giờ tối, tôi đã chạy xe vội vã đến
đón Nguyễn Mạnh Hùng vào nhà thương Fairfax, cũng nằm cạnh con đường 50 này, để
nhìn mặt lần cuối cùng Đinh Cường. Một linh cảm tình cờ đã xui khiến tôi gọi điện
thoại, không vì một duyên cớ nào cả, hỏi thăm tình trạng của Đinh Cường trong
nhà thương. Cô y tá trưởng, sau khi cho biết Đinh Cường vẫn còn nằm trong phòng
cũ, ngập ngừng nói với tôi: dù sao, ông ta cũng vừa ra đi 30 phút rồi. Mới một
ngày trước đó, chúng tôi còn vào thăm và trò truyện, dù rất ít, với Đinh Cường.
Một ngày trước đó Đinh Cường còn nhìn, nói và thở. Bây giờ tôi và Hùng đứng dưới
chân giường, nhìn tấm thân gầy gò của một thiền sư, mỏng và nhẹ tưởng chừng như
có thể bay trong gió, đôi mắt khép kín bình yên, đôi môi hé nở một nụ cười, nụ
cười hiền lành của Đinh Cường ngày nào. Mới chỉ một hai ngày trước đây thôi,
tôi còn có trong giấc mơ, cùng vài người bạn đến đón Đinh Cường đi uống cà phê,
hai chân ông đã yếu phải có người giúp đỡ để ngồi vào xe, ở một quán cà phê nào
đó, Starbucks hay Bayou. Người họa sĩ thường ít nói, và khi nói chỉ là nhắc đến
các bạn bè quen thuộc, xa gần với một sự trìu mến, một cuộc triển lãm của người
bạn, một cuốn sách mới in, dự tính về triển lãm chung với một họa sĩ bạn ở Huế,
nơi chốn ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm tưởng, vào tháng hai âm lịch sắp tới đây.
Không ai ngạc nhiên vì sự quen biết nhiều đến không giải thích được của Đinh Cường,
miền Nam, miền Bắc, Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, Hà Nội, thế hệ cũ, thế hệ mới, trong
nước, ngoài nước…Nhắc tới những người làm văn nghệ hoặc có ít nhiều liên quan đến
văn nghệ, Đinh Cường đều biết khá rõ , và tỉ mỉ hơn chỉ với một lời nhận xét,
Đinh Cường đã mô tả được cái nét đặc thù của người được nhắc đến. Ngồi uống cà
phê với chúng tôi, không lần nào mà Đinh Cường không có một cuộc điện đàm, hoặc
bạn bè gọi tới, hoặc Đinh Cường chợt nhớ tới ai đó, gọi hỏi thăm nói chuyện
chơi, có khi từ Việt Nam, có khi từ các tiểu bang xa xôi khác. Không có gì cả,
nhưng có lẽ Đinh Cường luôn cảm thấy cần có những sợi dây liên lạc mật thiết ,
muốn được nghe giọng nói, hơi thở, tưởng như bè bạn vẫn kề cận bên mình. Gần
đây, Đinh Cường hay đi ra ngoài thường xuyên, hầu như mỗi ngày, đi ăn gà nướng
Peru, gà Rosemary ở Madeleine, bánh tôm hay chả cá Hà Nội, ăn phở gà ở
Kobe…nhưng lần nào Đinh Cường cũng ăn rất ít, như có lệ, căn bệnh hiểm nghèo đã
lấy đi cái thú ẩm thực của ông. Đinh Cường đã mệt nhiều và tôi nghĩ, Đinh Cường
đã biết những ngày còn lại rât ngắn ngủi của mình, ông chỉ muốn ra ngoài để thở
cái không khí mọi người đang thở, để nghe tiếng nói cười của một đời sống ông sắp
phải lìa xa, như một tuần lễ trước khi ông mất, ông đã nhìn thấy bàn tay vẫy gọi
và tiếng chào hỏi gặp gỡ của hai người bạn chí thân: Bửu Chỉ và Trịnh Công Sơn.
Tôi cũng không nhớ rõ tôi
quen Đinh Cường vào khoảng thời gian nào, nhưng chắc chắn không phải trước
1975. Tôi chỉ nghe tiếng và có thể xem qua một vài bức tranh của ông trong một
triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ, không để lại một ấn tượng ghi nhớ nào. Tôi nghĩ,
sự quen biết của tôi với Đinh Cường, trước tiên là vì chúng tôi cùng ở một địa
phương và gặp gỡ nhau qua một người bạn. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là khi mới
trò truyện cùng nhau, tôi và Đinh Cường đều có cảm tưởng đã quen biết nhau từ
lâu, lý do rất dễ hiểu là vì tôi có quen và biết khá nhiều bạn của Đinh Cường
và ngược lại, Đinh Cường cũng biết khá rõ về các sinh hoạt văn nghệ của tôi và
bạn bè. Những bạn bè của tôi và Đinh Cường, thuở đó, vì tuổi trẻ và đầy nhiệt
huyết, có thể là vì rất ngây thơ hay rất tàn bạo, đã tham gia khá nhiều vào những
biến động thiên tả và phản chiến. Bây giờ, cái miền Nam một thời nuôi dưỡng
chúng tôi đã không còn tồn tại, khi tôi cùng Đinh Cường có nhiều cơ hội gặp gỡ
và trò truyện cùng nhau, chúng tôi cảm thấy thân thiết hơn chỉ vì những ngậm
ngùi quá khứ, nhắc lại dĩ vãng của một thời đã qua, dĩ vãng bao giờ cũng đẹp dù
sai hay đúng, những bạn bè người còn kẻ mất, thương tiếc hai mươi năm tiêu pha
tuổi trẻ và những giấc mơ, những năm tháng mất đi không bao giờ trở lại, như mối
tình đầu tan vỡ. Tôi không phải là một người bạn thân của Đinh Cường, giữa tôi
và ông chỉ là một liên lạc về một quá khứ đã xa. Và khi Đinh Cường mất đi, tôi
càng cảm thấy xa vời với cái quá khứ đầy mộng mị, cái quá khứ đã ám ảnh đến hơn
một nửa phần đời của tôi. Tôi đã già, và khi Đinh Cường mất đi, tôi thấy cũng rất
gần đến cái ngày chôn vùi cả một thời, một thời chiến tranh tan nát của quê
hương, một thời để nhớ và một thời để quên.
Hôm qua, trong buổi giỗ
trong gia đình, Chu Việt, đã ở cái tuổi xa 80 và gần 90, hỏi tôi: ông không có
bức tranh nào của Đinh Cường nhỉ?. Tôi kéo ông ra ngoài phòng khách, chỉ cho
Chu Việt bức tranh đầu tiên tôi mua của Đinh Cường, có lẽ đã hơn 25 năm. Bức
tranh có nhà thờ đổ nát, cây thánh giá xiêu vẹo, có ngựa đeo lục lạc u buồn, có
vừng trăng hỗn mang, một bông hoa trắng cô đơn và thiếu nữ khuôn mặt nhìn
nghiêng, rất đặc thù của Đinh Cường, những mảng mầu xanh huyền hoặc trên nếp áo
dài và vệt chấm đỏ như lửa trên đôi môi thiếu nữ. Bức tranh ghi 8-87. Không biết
lúc đó, người bạn tôi quen Đinh Cường , còn ở quê hương hay đã sang miền đất lạ.
Như bây giờ, Đinh Cường đã
sang miền đất lạ để trở về quê hương.
Nguyễn Tường
Giang
Ngày 07 tháng 02 năm 2016
tức ngày 29 tháng chạp thiếu năm Ất Mùi. Một tháng sau ngày Đinh Cưòng ra
đi.
Nguyễn Tường Giang - Đinh Cường
Ảnh PCH - Chantilly (VA) - 23.8.2014
NGUYỄN QUỐC THÁI
Những ghi chú dở dang
Chân dung Nguyễn Quốc Thái
Photo by Nguyễn Hữu – Dran, tháng 2.2015
Trích trong sổ tay
Bạn cởi đôi giày Dr. Martin ướm vào chân tôi
Bạn mặc cho tôi chiếc áo khoác sọc ca rô màu cúc tần
Bạn khoác lên vai tôi chiếc ba lô của Giang với những hộp thuốc của Na
Bạn gói cẩn thận chiếc áo của Tuyết Nhung gửi về cho Ngọc không quên vẽ chiếc nơ màu hoa đào lên giấy gói
Bạn xếp vào va li tôi những quyển Đi Vào Cõi Tạo Hình mang về cho bạn bè ở Huế
Bạn cài vào túi áo tôi cây viết Pentel Stylo màu hạt dẻ
Bạn pha cho tôi ly cà phê sớm trĩu khói, đưa tôi đọc những bài thơ mới của Chinh
Bạn chỉ cho tôi chú nai nhỏ đứng rụt rè bên bìa rừng Natick sau nhà – “ nó đang rình ăn những lộc non trong vườn hoa của Nhung”
Bạn và Na đưa tôi ra sân bay trong sương mù nhòe phố Burke
Bạn ôm chặt tôi – quay mặt đi, hẹn tháng Ba gặp nhau ở Sài Gòn
Bạn đẩy tôi vào khu cách ly
Bạn gọi với tôi quay lại, cởi chiếc khăn quàng màu rượu chát quấn vào cổ tôi – “ về nhé, kẻo lạnh”
Bạn gửi cho tôi Email cuối cùng “Những ngày cuối năm buồn quá Thái ơi “…
•
Tháng Giêng bạn chợt bỏ đi
Bạn bay nhảy với núi đồi Đà Lạt với Dran với Domaine de Marie
Bạn lang thang trong Thành Nội với gió , lầm lũi với những cơn mưa Huế, với Tân Định lao xao nắng
Bạn ngơ ngác với rừng cao su ở Bình Dương hoa nở trắng, những sum vầy ở Thủ Dầu Một lỡ dở
Bạn gặp lại Mẹ lại Sơn lại Chỉ…
Gặp lại quê hương tả tơi thiếu máu.
•
Sáng Chủ Nhật tôi ngồi ở Coffee Bean nơi chiếc ghế bạn vẫn ngồi, với Ngọc
Với tách cà phê xẻ đôi tưởng nhớ bạn và…
Sài Gòn tháng Giêng ứa lạnh tôi nghe tiếng chuông từ tháp giáo đường trong tranh bạn bay ra đậu trên tách cà phê như một hẹn hò
Tôi khẽ gọi Cường ơi
Và Sa và Châu và Nguyên và Trường và Lệ và Thiệp và Hoàng và Nguyễn và và…
Làm sao tôi không hốt hoảng chảy nước mắt.
NGUYỄN QUỐC THÁI
Virginia, tháng 9. 2015
Sài Gòn yêu dấu, tháng Giêng 2016
Hàng đầu:
Phùng Nguyễn - Nguyễn Quốc Thái - Đinh Cường - Nguyễn Đình Thuần
Đọc thêm:
T r a n g
đ ặ c b i ệ t
VĨNH BIỆT
ĐINH CƯỜNG
P h ầ n 3
|