T r a n g
đ ặ c b i ệ t
VĨNH BIỆT
ĐINH CƯỜNG
P h ầ n 2
|
TRỊNH
CUNG • TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
HẠC
THÀNH HOA • NGUYỄN QUANG CHƠN
ĐINH
TRƯỜNG CHINH • HUYỀN CHIÊU
PHẠM
CAO HOÀNG • NGUYỄN MINH NỮU
ĐINH
TRƯỜNG GIANG • TRƯƠNG VŨ
LÃM
THÚY • PHẠM THÀNH CHÂU
Chân dung Đinh Cường
Photo by Phạm Cao Hoàng – Virginia, 27.7.2014
TIỂU
SỬ ĐINH CƯỜNG
Tên
thật là Đinh Văn Cường, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương, xứ sở của đồ gốm và sơn mài, với trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một do người
Pháp thành lập từ 1901 [Thủ Dầu Một cũng là nơi hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã bị người
Pháp giam an trí tại đây sau khi ra khỏi trại tù Sơn La]
1951-1957
học sinh Trung học Pétrus Ký Sài Gòn.
1963
tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế
1964
tốt nghiệp Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn
1962
Huy Chương Bạc với bức Thần Thoại, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa Xuân Sài Gòn
1962
Giải Thưởng với bức Nhà Thờ, Đệ Nhất Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế Sài Gòn
của Toà Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc
1963
Huy Chương Bạc lần thứ hai với bức Chứng Tích, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa
Xuân Sài Gòn
1969-1971
Uỷ viên Kiểm soát Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam
1963-1967
Giáo Sư Hội Hoạ trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế
1967-1975
Giáo Sư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Đinh
Cường đã sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn với một thời tuổi trẻ đi và sống lang
thang khắp miền đất nước cho đến khi sang định cư ở Mỹ từ 1989, hiện sống ở thị
trấn Burke, bang Virginia.
Đinh
Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam [qua nhiều thành phố Đà Lạt, Huế,
Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Pleiku] và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Brésil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.
Theo
một brochure Triển Lãm Đinh Cường, tính cho đến 2005 Đinh Cường đã có 24 lần
triển lãm tranh riêng và 21 lần cùng với các hoạ sĩ khác.
Sách
đã xuất bản:
Cào
lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi
về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi
Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015.
BẠN ĐÃ LÀ VẦNG TRĂNG
Trịnh Cung
Sơn dầu trên bố, 30cm x 40cm
Trịnh Cung
Sơn dầu trên bố, 30cm x 40cm
California,
tháng 1.2016.
(Tưởng niệm Đinh Cường, thay cho điếu văn)
(Tưởng niệm Đinh Cường, thay cho điếu văn)
ANH ĐINH CƯỜNG.
ĐÃ VỀ, ĐÃ TỚI…
Trần Thị Nguyệt Mai
Phác thảo chân dung Trần Thị Nguyệt Mai
dinhcuong 2013
Cho đến bây giờ tôi vẫn còn bàng hoàng và xúc động không muốn tin rằng họa sĩ Đinh Cường đã vĩnh viễn rời xa chúng ta. Dù rằng đã học Phật và biết rằng bây giờ là lúc phải nên nhiếp tâm mạnh mẽ niệm Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật cầu nguyện cho anh như lời nhắc nhở của Thầy Hư Không Hoàng Quốc Bảo mà chị Khánh Minh đã email dặn dò. Mà sao tôi thấy lòng quá đau buồn, hụt hẫng khi anh đã đi xa nhanh như thế. Cuốn sách "Đi vào cõi tạo hình 2" còn đang thực hiện dở dang. Anh cần viết thêm vài bài nữa để hoàn tất... Tôi cứ nghĩ rồi anh sẽ khỏe mặc dù lúc sau này anh email cho biết đã mệt nhiều không còn ngồi nổi nữa…
Tôi là một trong những người "mới quen" của anh trong vài năm gần đây. Đó là vào cuối năm 2010 khi về thăm gia đình ở Việt Nam, lúc đó anh Nguyên Minh mới ra tạp chí Quán Văn, anh Trần Hoài Thư nhắn tôi đến tòa soạn mua báo ủng hộ cho anh ấy. Dịp này, anh Nguyên Minh nhờ tôi mang về hơn chục cuốn báo để gửi tặng cho các bạn của anh bên này. Anh nói tôi chỉ việc ra bưu điện gởi đến cho anh Trần Hoài Thư, anh Thư sẽ gởi báo đến nhà từng người. Nếu làm như vậy phải trả hai lần cước bưu điện và cũng phiền đến anh Thư, nên tôi xin anh Thư gửi cho địa chỉ những người bạn này. Tôi đã viết một thư chung, đại ý, nhận được báo, xin email cho hay ở địa chỉ xxxx@yahoo.com để em khỏi trông. Sau đó dùng function copy and paste của Word mà sao thành nhiều bản, in ra và cắt từng thư để vào trong từng cuốn sách, gói lại và mang ra bưu điện gửi…
Vài ngày sau, tôi nhận được thư anh cám ơn đã nhận được sách và đang đọc bài của Trương Thìn... Bẵng đi một thời gian, tôi không có dịp liên lạc. Sau đó, khi giúp anh Trần Hoài Thư xem lỗi chính tả trong Thư Quán Bản Thảo (TQBT) số 49, chủ đề Nguyễn Đức Sơn, thấy bài anh Đinh Cường có chỗ không rõ lắm nên tôi viết thư hỏi. Anh đã trả lời rất tường tận và còn giúp tôi dò bản gốc thơ ở những bài viết khác...
Tiếp đó, anh Phao Lô đã chia sẻ với trang Phay Van ebook "Cõi Đá Vàng" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Sâm, một tác phẩm được xuất bản trước năm 1975 và đã bị quên lãng rất đáng tiếc. Đây là một cuốn sách văn chương nói lên sự thật về người cộng sản Việt Nam trong thời chiến tranh chống Pháp mà tác giả khi còn trẻ, cũng như bao thanh niên Việt Nam khác, vì lòng yêu nước nên đã có thời gian đi theo tiếng gọi tổ quốc để rồi khám phá ra sự thật đau lòng. Mỗi chương, mỗi trang sách được viết rất đẹp, rất hay nhưng không biết vì sao ở thời điểm sách mới phát hành (trước năm 1975) đã không gây được một tiếng vang nào. May sao, cô chủ blog Phay Van đã có lần được đọc qua và nhắc lại trên blog để từ đó tìm lại được tác phẩm này. Phay đã gửi cho tôi và tôi đã chuyển cho anh Đinh Cường ebook cuốn sách. Nhưng thật bất ngờ, anh gửi lại cho tôi xem tấm ảnh tác giả Nguyễn Thị Thanh Sâm chụp cùng anh và các bạn trong buổi triển lãm tranh Đinh Cường vào năm 1965 ở Đà Lạt. Khi anh Trần Hoài Thư (THT) ngỏ ý in lại cuốn sách để tặng cho tác giả thì cũng chính anh Đinh Cường đã giúp Thư Ấn Quán liên hệ với gia đình tác giả xin phép in lại và cung cấp phần tiểu sử tác giả. Anh cũng vui vẻ nhận lời vẽ lại bìa sách khi hay tin cuốn sách ở thư viện được đóng bằng bìa cứng, không còn trang bìa nguyên thủy...
Anh có một số lượng tư liệu đáng kể và quen biết rất nhiều. Tôi nói điều này vì trong thời gian ngắn ngủi làm "Thầy Cò" cho TQBT (số sau cùng tôi có tham gia là TQBT số 60 chủ đề tạp chí Sáng Tạo (tháng 7 năm 2014), tôi đã nhờ anh giúp khi không có đủ tài liệu. Anh đã thức rất khuya để chụp giúp thơ trên 4 số báo Sáng Tạo mà trong file Sáng Tạo của anh THT không có. (Do tính tôi kỹ lưỡng, muốn tránh tình trạng tam sao thất bổn, nên đã dò từng bài với nguyên bản và đã làm phiền anh như vậy.) Anh cũng đã giúp một số ảnh tư liệu khi TQBT thực hiện số đặc biệt về nhà văn Dương Nghiễm Mậu. Hoặc khi làm số Phùng Thăng, anh đã nhờ bạn bè ở Huế tìm giúp tất cả những hình ảnh tư liệu về Phùng Thăng, mượn thư viện cuốn "Kẻ lạ ở Thiên Đường của Simone Weil và scan truyện đó để TQBT có thể giới thiệu với bạn đọc. Anh rất nhiệt tình giúp những gì anh có khả năng giúp. Và trong bài viết "Vĩnh Biệt Anh Đinh Cường", anh Trần Hoài Thư có nói: "In cho anh, mục đích tặng anh, nhưng luôn luôn anh tặng quà hậu hĩnh trong bao thư. Anh là một mạnh thường quân, dù anh sống cuộc đời đạm bạc hơn ai hết."
Tôi rất quý anh vì anh rất hiền, luôn giúp đỡ mọi người, và rất khiêm tốn. Anh là một họa sĩ tài hoa, một người Thầy, một vị Bồ Tát. Như anh Nguyễn Quốc Thái có lần nói với tôi: "Tính Đinh Cường rất khó. Nhưng một khi đã kết bạn với ai rồi thì người đó sẽ là bạn suốt đời". Và rất đúng như vậy. Cứ tìm đọc những đoạn ghi của anh viết về các anh Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Bửu Ý,... sẽ thấy rất rõ điều này.
Gần đây tôi giúp anh edit cuốn "Đi vào cõi tạo hình 2". Vẫn còn thiếu một số họa sĩ mà anh chưa kịp viết. Thỉnh thoảng thư cho anh tôi nhắc: “Khi nào khỏe anh viết tiếp nhé…” Tôi vẫn nghĩ qua mùa Xuân khi trời ấm lại, anh sẽ khỏe như đã từng và bắt tay vào làm việc tiếp. Nhưng chẳng ngờ, vào thứ tư (6/1) vừa rồi, anh Lữ Quỳnh gửi điện thư cho hay:
“Trước Giáng Sinh, anh Đinh Cường nói chuyện, có đề cập đến cuốn Đi Vào Cõi Tạo Hình 2. Anh nói NM đang edit. Anh định viết thêm ít bài nữa, nhưng không viết được nữa rồi, vì sức khỏe tệ quá. Tôi có nói với anh, sẽ liên lạc với NM. Nay thì theo ý kiến vài anh em, tâp 2 này tạm gác lại, sau này sẽ tính...
Vẫn theo dõi tình trạng anh Đinh Cường mỗi ngày qua cháu Na và chị Nhung. Buồn quá.” (LQ)
Rồi tiếp đến, chiều thứ năm (7/1) anh Lữ Quỳnh lại thư cho các bạn:
“Tình hình anh Đinh Cường rất xấu.
Xin đừng gọi phone, vì không ai ở nhà.” (LQ)
Chưa kịp bàng hoàng thì đến trưa thứ sáu anh Lữ Quỳnh tin cho các bạn:
“Xin báo tin các bạn :
Anh Đinh Cường mất lúc 9:41 tối, ngày 7- 1- 2016.
Lữ Quỳnh”
Hôm nay đọc bài viết của Đinh Trường Chinh, con trai út của anh, tôi thật xúc động và không ngờ với những gì anh đã trải qua. Nhưng, như Chinh đã kể lại: "Ông đối phó với căn bệnh hiểm nghèo như vị Thiền Sư. Ông biết cách nhẫn nhịn với những điều xấu xảy đến với mình..."
Anh Đinh Cường ơi, như vậy bây giờ chính anh "đã về, đã tới", như anh đã từng ghi trong một đoạn ghi ngày anh Nguyễn Xuân Hoàng xa rời cõi thế. Anh ra đi nhẹ nhàng để lại tiếc thương trong lòng tất cả mọi người bạn. Cầu mong anh sẽ nhẹ bước đường mây thong dong về nơi an lạc muôn đời.
Trần thị Nguyệt Mai
January 11, 2016
Trần Thị Nguyệt Mai - Đinh Cường
Ảnh PCH - Virginia, January 18, 2014
DALAT NHỚ
Huyền Chiêu
Phác thảo chân dung Huyền Chiêu
dinhcuong
Dalat
sương mù giăng mắc
Có
một người đi không về
ngôi
nhà thờ xưa chuông đổ
nhớ
người mấy dặm sơn khê
Dalat
những chiều mây xám
chú
ngựa già như lắng nghe
có
người đang ngồi đâu đó
vội
vàng trên những chuyến xe
Dalat
mặt hồ lặng lẽ
In
bóng một hàng thông xanh
Màu
xanh ngập tràn nhung nhớ
những
ngày vui rất mong manh
Dalat
những nàng áo trắng
tóc buồn nghiêng trên vai xinh
nàng
đang đi về đâu đó
dấu
chân còn lại chút tình
Dalat
pha màu xanh mực
huyền
hoặc như đêm noel
nhớ
ngôi sao buồn nở muộn
long
lanh trong tranh Đinh Cường.
vẫn
nhớ một ngày nắng đẹp
bạn
hẹn mùa xuân sẽ về
bây
giờ bạn đi đi mãi
Dalat
chiều buồn lê thê.
Huyền
Chiêu
January
11, 2016
Từ trái: Khuất Đẩu - Phạm Văn Hạng - Bửu Ý -
Đinh Cường - Huyền Chiêu - Thân Trọng Minh
Gallery Đào Nguyên Đà Lạt Tháng 11-2013
Ảnh Nguyễn Hữu
CÓ
NGƯỜI
CHỈ GẶP MỘT LẦN…
Hạc
Thành Hoa
Trước
hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ
đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng.
Trong
thời gian dạy ở trường Lương Văn Can
Saigon, tôi thường lui tới thăm anh Trần Phong Giao nhà ở dốc cầu Kiệu gần chợ Tân Định
đường Hai bà Trưng, ghé quán cà phê của nhà thơ Huy Tưởng đường Bà Lê Chân. Một
buổi sáng tôi ghé lại quán uống cà phê. Nhà thơ Huy Tưởng chỉ ông khách đang
ngồi uống cà phê gần đó hỏi tôi: ông có biết người ngồi đó là ai không? Họa sĩ Đinh Cường đó. Thấy
ông ngồi yên lặng một mình tôi định lại làm quen nhưng vì tôn trọng sự im lặng của ông tôi
đành thôi. Và từ đó không ngờ hình ảnh Đinh Cường như khắc như chạm vào tâm trí
tôi. Đó là lần duy nhất và cũng là lần cuối tôi biết họa sĩ Đinh Cường.
Rồi
bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc sống,
tôi không còn thì giờ để nghĩ đến ai thậm chí cả đến bản thân mình và không còn
dám nghĩ đến chuyện văn nghệ văn gừng nữa… cho đến khi liên lạc được với nhà
văn Nguyên Minh người chủ trương tập san
Quán Văn tôi mới biết họa sĩ Đinh Cường đang ở Mỹ, lâu lâu có về Việt Nam triển
lãm tranh. Tôi nhờ anh Nguyên Minh in
cho một tuyển tập thơ văn vừa được nhà xuất bản Văn Học cấp giấy phép. Tôi cũng
không quên nhờ anh cho tranh bìa và phụ bản của hoa sĩ Đinh Cường. Và nguyện
vọng của tôi đã được đáp ứng..Chừng một tuần sau tôi nhận được tập thơ in thử
anh Nguyên Minh gửi xuống có tranh bìa và phụ bản vẽ hình thiếu nữ. Thế là thỏa
lòng mong ước từ lâu – in được tâp thơ có
tranh của họa sĩ Đinh Cường.
Khi
nghe tin họa sĩ Đinh Cường mất ngày 7
tháng 1. 2016 tôi vừa buồn vừa
hối tiếc. Phải chi… Thôi đành mượn những dòng chữ này như nén nhang thắp lên để
tiếc thương một họa sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ.
Rồi
từ đây mỗi lần cầm tuyển tập thơ, mỗi sáng quét lá trước sân nhà làm sao khỏi
nhớ đến một họa sĩ Đinh Cường dù chỉ gặp một lần duy nhất trong đời.
Hạc
Thành Hoa
January
11, 2016
T Ị N H Đ Ộ
Nguyễn Quang Chơn
Chân dung Nguyễn Quang Chơn
dinhcuong
Mai
là ngày cầu siêu tịnh độ
Mong
hương hồn siêu thoát cõi vô biên
Mai
là ngày mọi người thắp nén nhang
Trên
linh cữu anh. giữa trời đông vùng Fairfax…
Mai
giữa Việt Nam xa tít tắp
Em
biết làm gì đây
Mấy
ngày nay không rượu mà như say
Hồn
chuếnh choáng
Đêm
chập chờn thổn thức
Nửa
đêm chắp tay niệm Di Đà
Nửa
đêm trong bóng tối vỡ oà
tiếng
nấc
Có
tiếng gì âm âm u u ngoài sân
Có
tiếng gì như tiếng bước chân
ai
chậm chạp...
Mai
chắc có mấy nhà sư gõ mõ tụng kinh
Kinh
bát nhã. Kinh cầu siêu. Kinh A Di Đà
Có
lời kinh nào về đậu trên đôi vai bạn bè
Trên
kệ sách. giá vẽ
Trên
góc rừng Natick sương giăng?
Có
lời kinh nào như một tiếng chim
Ru
anh vào vùng trời ký ức
Trên
cây thánh giá đồi Golgotha
Trên
vườn su trĩu quả
Trên
tiếng ngựa thồ lộc cộc Lạc Lâm
Trên
giáo đường nhỏ xíu Dran?
Ngày
mai mọi người nhiếp tâm tụng niệm
Rồi
đặt hoa trên linh cữu anh
Rồi
cúi đầu. đất níu gót chân
Không
muốn xa anh lần nữa...
Ngày
mai là đêm tối nơi đây
Ngày
mai là lặng lẽ nơi này
Ngày
mai em sẽ đứng trước cô gái miền đồi núi
Trước
thung lũng hoa vàng
Trước
nhà thờ Dran
Trước
hoa phù dung
Trước
những bức chân dung
Trong
ánh đèn mờ
Thấy
có anh một bên. lặng tờ. tĩnh mịch
Chỉ
em và anh
Em
và anh thôi. anh nhé...
Đà
nẵng, January 11, 2015
Nguyễn
Quang Chơn
Kính
dâng hương hồn hoạ sĩ Đinh Cường
(Chữ
in nghiêng là tên các tác phẩm của TCS, ĐC)
ĐINH
CƯỜNG, THƠ VÀ TRANH
CHO
ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG
Phạm
Cao Hoàng
Chân dung Phạm Cao Hoàng
dinhcuong 2010
Những
ai đã từng có dịp gần gũi với họa sĩ/ thi sĩ Đinh Cường đều có một nhận xét
chung: Đinh Cường là một người hoàn hảo, cả về tài năng lẫn đức độ. Ông là một
nghệ sĩ thuộc loại popular, được nhiều người yêu thích. Ông như một thỏi
nam châm có sức hút rất mạnh đối với bằng hữu và những người yêu nghệ thuật.
Ông như một chất keo có thể kết nối nhiều người lại với nhau. Ông như một vị bồ
tát, một thiền sư đạo hạnh, sống an nhiên tự tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đinh
Cường rất kỷ luật và nghiêm túc trong việc sáng tác. Điều mà ông cho là quan trọng
nhất là phải ngồi trước giá vẽ, ngồi vào bàn viết. Còn vẽ cái gì, viết cái gì
thì sẽ tính sau. Thậm chí, vẽ cái gì viết cái gì cũng được. Phải bắt tay vào
công việc thì mới có tác phẩm. Thời ở Kado – một vùng nông thôn hẻo lánh của
người dân tộc thiểu số thuộc quận Đơn
Dương – vào những năm 1963, 1964, nhiều đêm ông và Trịnh Công Sơn mải mê sáng
tác mà quên cả thời gian, đến khi nghe tiếng vượn hú ngoài khu rừng gần đó mới
biết đêm đã tàn và trời sắp sáng. Trong số các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam,
ông là người vẽ chân dung văn nghệ sĩ nhiều nhất. Có khi cùng một người nhưng
ông đã vẽ hàng chục bức chân dung mà ông vẫn chưa thấy đủ. Đó là trường hợp của
Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Trịnh Công Sơn. Những bức tranh thiếu nữ do ông vẽ thì đẹp vô cùng.
Những
năm tháng sống ở Virginia, tôi để ý thấy ông có bốn nơi để vẽ. Một là ngồi vẽ ở
nhà - trong garage khi trời không lạnh lắm. Hai là vẽ ở nhà - trong studio dưới
basement về mùa đông. Ba là vẽ chân dung cho bạn bè trong các buổi gặp gỡ. Đây
là một điều rất đặc biệt và thú vị. Trong các buổi gặp gỡ ông rất ít nói, lặng lẽ lấy giấy bút ra vẽ
chân dung một người nào đó đang có mặt ở đó mà chính người đó không biết ông
đang vẽ mình. Cuối buổi gặp gỡ ông cho mọi người xem và người được vẽ tất nhiên
là vui không thể tả. Ông tận dụng thời gian và cơ hội gặp gỡ để phác thảo nhanh
các bức chân dung. Địa điểm thứ tư mà ông ngồi vẽ là quán cà phê Starbucks cách
nhà ông khoảng 30 phút đi bộ. Nơi đây ông đã vẽ theo trí nhớ chân dung của rất
nhiều văn nghệ sĩ.
Vẽ
đối với ông như hơi thở. Mười ngày trước
khi qua đời, nằm trên giường bệnh ông viết bài thơ Trưa nằm nhìn lên kệ sách, trong đó có câu “xin cho tôi vẽ dâng trào. nhựa xưa”. Trong Bài nhìn lên kệ sách 5,
ông nói đến nỗi buồn của ông khi bệnh tật đã làm cho ông không còn được vẽ và
niềm khao khát được vẽ: “mùa xuân với trận
mưa rào/cho tôi xin. một tiếng gào. Picasso.”
Rất
bận rộn với việc sáng tác nhưng ông vần dành nhiều thời gian cho các bài viết về
hội họa. Cuốn Đi vào cõi tạo hình của
Đinh Cường do nhà xuất bản Văn Mới ấn hành tại California năm 2015 là một cuốn
sách về hội họa quan trọng, rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về hội họa
Việt Nam. Cuốn sách này là kết quả của hơn 50 năm tìm hiểu, sưu tầm, tích lũy,
trong đó có những tài liệu chỉ gia đình ông mới có. Tính ông cẩn thận và chân thật nên những thông tin, những tài
liệu trong cuốn sách là rất đáng tin cậy. Đây mới chỉ là tập 1 trong bộ sách gồm
2 cuốn. Tập 1 viết về các họa sĩ xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông
Dương những năm 1930 cho đến giai đoạn chuyển tiếp 1954. Tập 2 viết về những họa
sĩ cùng thời với ông xuất hiện từ năm 1957 trở về sau. Tiếc là tập 2 chưa kịp
in thì ông đã ra đi nhưng chắc chắn gia đình ông cùng nhà xuất bản Văn Mới sẽ ấn
hành tập 2 trong thời gian sắp tới.
Viết
đối với ông cũng cần thiết như hơi thở. Ông làm thơ rất sớm và thơ ông xuất hiện
đầu thập niên 1960 trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn. Từ năm 2010 trở đi ông bắt
đầu viết nhật ký dưới dạng những bài thơ mà ông gọi là đoạn ghi hay còn gọi là bản
tin văn nghệ và phổ biến trên mạng internet. Đây là những bài thơ ghi lại cảm
xúc của ông về những sự kiện xung quanh ông, về tình cảm của ông đối với quê
hương, gia đình, bạn bè… Cho đến nay ông đã viết cả ngàn bài thơ, trong đó có
nhiều bài thơ rất hay, nhiều câu thơ xuất thần làm xao động lòng người.
Trong
ba năm 2013, 2014, 2015 và tuần lễ đầu tiên của năm 2016, chỉ riêng trang blog
Phạm Cao Hoàng đã đăng 875 bài thơ Đinh Cường kèm theo một số lượng tranh tương
đương như vậy. Thơ ông còn được phổ biến trên các trang web: Văn Chương Việt
(trong nước), Thư Viện Sáng Tạo (Canada), Da Màu (Hoa Kỳ), Tiền Vệ (Úc Đại Lợi),
blog Trần Thị Nguyệt Mai và blog Nguyễn Xuân Thiệp. Khoảng 200 bài thơ của ông đã được in thành 2 tập: Cào lá ngoài sân đêm (Thư Ấn Quán, 2014) và Tôi về đứng ngẩn ngơ (Quán Văn, 2014). Nếu in hết thơ của ông thành sách phải đến 10 tập.
Đinh
Cường có 3 nơi để ngồi viết.
Nhiều
nhất là ở quán cà phê Starbucks nằm trong một khu thương mại ở đường Burke
Centre Parkway. Những nghệ sĩ lớn thường có những thói quen riêng, và thói quen
của ông là ngồi ở Starbucks để viết. Làm gì thì làm, đi đâu thì đi, nhưng thói
quen của ông là mỗi ngày đến đó hai lần, khoảng 10 giờ sáng và 4 giờ chiều. Từ
nhà ông sang đó rất gần nên ông thường đi bộ ; chỉ khi nào thời tiết xấu ông mới
lái xe. Những lần chúng tôi đi ăn tối với ông, trên đường về bao giờ ông cũng
ghé vào đó một mình để viết bài thơ trong ngày rồi mới về nhà.
Quán Starbucks ở đường Burke Centre Parkway,
nơi Đinh Cường ngồi để viết và vẽ trong nhiều năm
Ảnh: internet
Nơi
thứ hai ông ngồi để viết là trong basement ở nhà ông. Thường thường ông thức dậy
vào khoảng ba giờ sáng để viết, tự đánh máy trên computer rồi gửi ngay trong
đêm đến những nơi cần gửi. Bốn giờ sáng là giờ tôi thức dậy; bao giờ tôi cũng
check email xem ông có gửi bài hay không, nếu có tôi đưa lên blog ngay để bạn
bè và những người hâm mộ ông có thể đọc được khi họ thức dậy vào lúc sáng sớm.
Từ năm 2015, sức khỏe ông sa sút dần, hai ba ngày không thấy có bài của ông là
dấu hiệu của một điều gì đó không bình thường.
Nơi
thứ ba mà ông ngồi để viết là trong các buổi họp mặt bạn bè văn nghệ. Đây cũng
là điều rất đặc biệt đối với Đinh Cường. Có lẽ ông là người duy nhất có thể
sáng tác trong những không gian kiểu như vậy. Lần đầu tiên tôi được “thưởng thức”
kiểu sáng tác này là đêm 28.2.2011, tại buổi họp mặt khoảng 15 người tại nhà
tôi ở Centreville nhân dịp họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, ca sĩ Nguyễn Ngọc Phong
cùng nhóm bạn ở Boston và Canada sang chơi. Trong lúc mọi người đàn hát, trò
chuyện rôm rả thì ông loay hoay ngồi viết một cái gì đó, đến khi mọi người đề
nghị ông đọc thơ thì ông đọc ngay bài thơ vừa viết tại bàn tiệc: Đoạn ghi đêm Centreville. Tôi hết sức bất
ngờ và ngạc nhiên, tự hỏi trong một không gian khá ồn ào làm sao ông có thể viết
rất nhanh một bài thơ hay như vậy. Bài thơ này đã trở thành một kỷ niệm lớn đối
với gia đình tôi.
Nguyễn Trọng Khôi - Đinh Cường
Đêm Centreville, 28.2.2011
Ảnh PCH
ĐOẠN
GHI ĐÊM CENTREVILLE
“Thoáng
hiện em về trong đáy cốc
Nói
cười như chuyện một đêm mơ “
Quang
Dũng
Tôi
biết vì sao anh vẽ ly thuỷ tinh
vẽ
những viên cuội như có linh hồn
sao
chiều nay gặp nhau nhà Phạm Cao Hoàng
Centreville
mà như ngồi ở Harvard Square
tiếng
chim báo mùa xuân đã về
bình
hoa tulipe màu vàng chanh
giọng
ca Phong một thời Đà Lạt
những
cánh hoa phù dung buồn
ru
người con gái ngủ yên bên Hồ Than Thở
mây
trên núi đôi buổi chiều bay thấp xuống
không
có bước chân ai về trên đồi thơm (1)
đánh
thức những vì sao
đánh
thức vầng trăng khuya
trên
những mái nhà nguyện cổ Domaine de Marie
hay
chuông ban trưa nhà thờ con gà
đôi
má ửng hồng áo len xanh
nụ
hôn đầu dấu duới hàng hoa mimosa
Tôi
biết vì sao anh vẽ ly thuỷ tinh
vẽ
những viên cuội như có linh hồn
viên
cuội trắng của tôi thời trẻ dại
thuỷ
tinh buồn thoáng hiện bóng ai xưa …
Đinh Cường
Virginia
, February 28 .2011
(1) ĐÀ
LẠT, GiẤC MỘNG TRÊN ĐỒI THƠM
Ca
khúc Nguyễn Trọng Khôi viết tặng Đinh Cường.
đôi má ửng hồng áo len xanh/nụ hôn đầu
dấu duới hàng hoa mimosa. Đây là những câu thơ xuất thần, hình
ảnh người con gái trong hai câu thơ rất là Đà Lạt, và lòng người Đà Lạt chắc phải
xao xuyến khi đọc những câu thơ này.Trong nhiều buổi họp mặt khác ông cũng viết
như vậy rồi giao bản thảo cho tôi về nhà đánh máy để đưa lên blog. Buổi chiều họp
mặt, buổi tối đã thấy thơ Đinh Cường trên internet. Và ông vẫn thường nhắc lại
lời của Bùi Giáng: vui thôi mà.
Thanh Bình - Nguyễn Mạnh Hùng - Đinh Cường - Ngọc Loan - Cúc Hoa
Họp mặt 13.4.2014 - Đinh Cường đang viết một bài thơ
Ảnh PCH
Đinh
Cường đi nhiều, giao tiếp rộng, suốt đời nâng niu cái đẹp của hội họa và thi
ca, coi trọng tình nghĩa. Tình bạn của ông đối với Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Lữ Quỳnh
… được xem như những mẫu mực về một thứ tình bạn thủy chung cao quý. Nhận xét về
Đinh Cường, Nhã Ca đã nói với Đinh Trường Chinh, “... cháu phải hãnh diện về Bố với cách sống, cách nhìn, cách cư xử ,
cách cho và cách nhận của Bố đối với người thân và bằng hữu". Một nhận xét chính xác và đầy đủ về họa sĩ/thi
sĩ Đinh Cường.
Ba
tháng cuối của năm 2015, sức khỏe của ông yếu hẳn nhưng vẫn cố gắng tham dự những
buổi gặp gỡ với bạn bè và lần cuối cùng tôi gặp ông là hôm 20.12.2015. Hôm ấy,
khi ghé đón ông đi ăn trưa với một số thân hữu nhân dịp nhà thơ Viên Linh từ
California sang, ông không còn lên nổi cầu thang trong nhà như mọi khi để ra cửa
trước rồi bước lên xe. Từ basement, Đinh Trường Giang dìu ông ra cửa sau của
basement, vòng lên con hẻm bên hông nhà, từng bước, từng bước. Khi tôi đưa ông
về, Đinh Trường Giang chờ sẵn trước cửa, lại từng bước, từng bước đưa ông theo
cửa sau để vào basement. Chứng kiến cảnh này, tôi bắt đầu lo sợ. Không còn nữa
một Đinh Cường hào hoa phong độ mà chỉ còn một Đinh Cường chống cây gậy liêu
xiêu đi về phía khu rừng Natick. Khi
chia tay, ông nói lưng ông đau nhức lắm, ngồi trước computer để đánh máy là một
điều hết sức khó khăn.
Đinh Cường - Nguyễn Tường Giang - Viên Linh - Đặng Đình Khiết
Virginia, 20.12.2015 - Gặp Đinh Cường lần cuối
Ảnh PCH
Sau
những buổi gặp gỡ như vậy, thế nào buổi tối tôi cũng sẽ nhận được một bài thơ của
ông, nhưng tối hôm ấy chờ mãi không thấy. Sau đó, gần một tuần vẫn không thấy
bài của ông. Bạn bè khắp nơi xôn xao lo lắng. Đến 26.12.2015 mọi người mới bớt
lo vì lại thấy bài của ông: Bài sau Mùa
Giáng Sinh. Hai hôm sau, ông gửi tôi bài Trưa nằm nhìn lên kệ sách. Đây chính là Bài nhìn lên kệ sách 1. Bài này ghi tặng Nguyễn Xuân Thiệp. Mở
email ra để lấy bài, lòng tôi chùng xuống: bài thơ này đúng là của ông nhưng
người đánh máy và gửi bài không phải là ông. Tôi đã nhận trên 800 bài thơ của
ông nên biết rõ cách ông đánh máy một bài thơ. Tôi gần gũi với ông nhiều năm, từ việc ông làm
tôi có thể hiểu ông muốn nói điều gì: ông
đang viết cho đến hơi thơ cuối cùng. Ông đang đọc cho các con ông đánh máy
những bài thơ cuối cùng của ông. Tôi bắt đầu nhìn thấy ngày ông ra đi đã gần kề,
tuy nhiên tôi không để lộ điều này trên blog, vẫn nhẹ nhàng đưa bài lên net, và
mọi người lại vui mừng vì lại thấy thơ ông. Còn có thơ có nghĩa là còn thở. Những
ngày này hễ một hai hôm không thấy bài ông là bạn bè lại gọi điện cho tôi tới tấp:
Chuyện gì đang xảy ra? Sao không thấy thơ
Đinh Cường?.
30.12.2015,
tôi nhận Bài nhìn lên kệ sách 2. Bài
thơ này là một masterpiece, viết về hai người em gái – một ở Utah và một ở bên
Bỉ - sang thăm ông. Những bài thơ Đinh Cường viết về mẹ, về gia đình đều là những
bài thơ hay. Bài thơ hay, nhưng khi đọc tôi cảm thấy quá buồn: việc hai người
em gái từ những nơi xa xôi về thăm ông trong lúc này có phải là dấu hiệu của một
cuộc chia tay sắp xảy ra?
BÀI NHÌN LÊN KỆ SÁCH 2
Chiều em gái út
từ Belgique qua thăm
cùng em gái từ Utah
tôi cảm động muốn khóc
hai
em nói tôi giống me
me
tôi, hiền. phúc hậu
mái
tóc bạc trắng như cước
thích
nằm móc laine
khăn
choàng cổ, những tấm mền nhỏ
cho
con cháu... còn thích đọc sách
me ơi, em Oanh. í. à
qua thăm con. con nhớ cả
một thời Tân Định
Oanh mặc áo đầm hồng
học trường Thiên Phước
trong sân nhà thờ
con còn nghe tiếng chuông
con còn nghe dòng xe nhộn nhịp
trên đường Hai Bà Trưng
nhìn mái chợ thân quen
chiều con nằm mà nhớ
chiều con nằm nhìn lên kệ sách
tranh Chagall luôn là tình yêu
quê hương
ngày nhỏ ...
Virginia, December 30, 2015
Đinh Cường
Ngày
đầu năm 2016, tôi nhận Bài nhìn lên kệ
sách 3, ghi tặng Lữ Quỳnh. Ông có nhiều bài thơ ghi tặng Trịnh Công Sơn, Lữ
Quỳnh – những người bạn ông rất quí mến.
Ngày
2 tháng 1. 2016 tôi nhận Bài nhìn lên kệ
sách 4. Đọc bài thơ này tôi không cầm được nước mắt. Bài thơ nói về tình bạn
của ông với luật sư Nguyễn Thế Toàn và giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhưng lại ghi
tặng Phạm Cao Hoàng. Ông là người ý tứ, mỗi việc ông làm đều muốn biểu hiện một
điều gì đó, như một metaphor. Tôi biết rõ tấm lòng của ông đối với tôi.
Đinh Cường - Phạm Cao Hoàng
Virginia, April 2011
Ảnh Kristina Phạm
Ngày
3 tháng 1. 2016 tôi nhận Bài nhìn lên kệ
sách 5, ghi tặng họa sĩ Bửu Chỉ mặc dù Bửu Chỉ đã qua đời cách đây 13 năm.
Ông sống chung thủy với bạn bè, kể cả những người đã khuất núi. Đây là bài thơ
cuối cùng của ông. Đinh Trường Chinh đã ghi lại cảnh tượng đầy xúc động khi ông
viết bài thơ này:
“Ngày
làm bài thơ cuối đời, "Nhìn Kệ Sách 5" là một ngày chủ nhật, 3 tháng
1, 2016. Đúng một tuần trước. Tôi ngồi bên chiếc ghế cạnh giường, chiếc ghế mà
anh chị tôi hàng ngày vẫn dùng để chăm sóc ông .
Ba
tôi nói: "Con đánh giùm Ba một bài thơ đăng trên web cho vui .
Anh em chờ tin Ba dữ lắm". Đau như thế, Ba tôi vẫn gắng gượng đăng thơ mỗi
ngày, có lẽ một phần nào muốn dấu đi hiện trạng sức khỏe mỗi ngày mỗi xấu đi
bằng tốc độ quá nhanh chăng?
"Dạ
, Ba đọc đi". Tôi thấy ông nhắm mắt.
"Chờ
Ba suy nghĩ chút . Rồi." Ông yếu ớt đọc :
"Nhìn
lên khuôn mặt nông dân
dáng
ông vạm vỡ lâu đài cao sang".
5
phút trôi qua. Không phải Ba tôi tìm thêm ý mà ông quá mệt để suy nghĩ. Mắt nhắm
ngủ. Rồi bừng tỉnh dậy.
"dù
che gió cho nàng
đi
qua bãi cát đẹp càng biết bao."
Ba
tôi kể thêm , "Thằng" Picasso cầm dù che cho Françoise Gilot . Con
tìm cái hình này trong cuốn sách chụp lại cho Ba gửi với bài thơ".
Tôi
biết ông thiếu một chữ cho câu lục (bát). Tôi thêm chữ "nắng" .
"Nắng gió ..."
Rồi
Ba tôi lại thiếp. Lần này lâu hơn.
Cuối
cùng ông cũng tỉnh lại được . Đầu óc lúc nào cũng tỉnh táo và minh mẫn . Ông từ
tốn đọc trong lúc mắt nhắm :
“mùa
xuân với trận mưa rào
cho
tôi xin
(chấm).
một tiếng gào
(chấm).
Picasso.
(chấm)"
Tôi
đánh 2 câu thơ cuối theo ý Ba tôi .
"À,
nhớ ghi chú "Tiếng Gào" là nói đến bức tranh Guernica . Và nhớ vào
phòng chụp cái hình Picasso mắt thồ lộ Ba treo cạnh bàn viết hai mươi mấy năm
rồi ".
Tôi
in ra cho Ba tôi duyệt lại trước khi gửi. "Đẹp quá " . Ông chặc lưỡi
. Hình như lúc Ba tôi cũng chỉ "khen".
Tự
dưng nhớ ra điều gì . Ba tôi vói nói theo : "Nhớ đề tặng Bửu Chỉ cho
Ba".
(ĐINH
TRƯỜNG CHINH, Bài thơ cuối ba tôi)
Sau
Bài nhìn lên kệ sách 5, tất cả bắt đầu
chìm vào im lặng. Tôi không còn liên lạc được với gia đình ông. Email cho Dạ
Châu không thấy trả lời và tôi biết chuyện gì đang xảy ra.
Bốn
ngày sau khi viết bài thơ cuối cùng, Đinh Cường vĩnh viễn ra đi để lại tiếc
thương cho biết bao người, để lại một khoảng trống trong tâm hồn tôi mà tôi biết
sẽ không bao gờ lấp nổi.
Phạm
Cao Hoàng
CON
CHIM ĐỎ Ở RỪNG NATICK
Nguyễn Minh Nữu
Nguyễn
Minh Nữu – Đinh Cường
Ảnh
PCH – Virginia, 2013
Có
một lần, ngồi ở vườn sau nhà Đinh Cường uống trà, bất ngờ một vệt đỏ như đốm lửa
chuyền từ bụi cây này qua bụi cây khác. Hôm đó đang mùa đông, tuyết phủ trắng cả
khu rừng Natick, nên mầu sắc của con chim lạ như một mặt trời di chuyển giữa trời
đông. Chỗ chúng tôi ngồi là cái bàn với ba chiếc ghế nhỏ mà Đinh Cường dành
riêng cho những bạn bè hút thuốc, chỗ ngồi này Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Đình
Thuần thường hay ra ngồi khi ghé qua Virginia và ngủ lại nhà Đinh Cường. Lát
sau, Đinh Cường ra ngồi chung, Cái hình ảnh Đinh Cường tay cầm tẩu thuốc lá đã
qua lâu lắm rồi, anh bỏ hút thuốc từ mấy chục năm nay. Một lần nữa, con chim lạ
lại rời chỗ, chuyển từ bụi cây này qua bụi cây khác, Tôi chú mục nhìn theo khi
quay lại , Đinh Cường nhìn tôi mỉm cười, nói đó là loại chim biểu tượng của Tiểu
Bang Virginia, một giống chim chào mào nhỏ màu đỏ thắm tên là Cardinalis mà người Việt dịch ra là
Chim Hồng Y, và Đinh Cường gọi là Chim Đỏ. Giống chim quý này sống rải rác vùng
Bắc Mỹ mà tập trung nhiều nhất tại vùng
Virginia.
Con
chim mầu đỏ thắm đó ghi vào trí nhớ nhớ tôi thật sâu. Nhất là cái hình ảnh cô
đơn rực rỡ giữa trời tuyết trắng hôm đó. Và bất ngờ thay, tôi tìm gặp nó trong
rất nhiều tranh của Đinh Cường, Những bức tranh mang tên Nửa sân tuyết, Chim Đỏ,
Dạ khúc chim, Dạ khúc trên đồi xanh,Mùa Xuân, Nỗi nhớ và còn nhiều nữa, từ đó,
tôi nghĩ rằng đó là cái ký hiệu riêng tư của Đinh Cường khi vẽ những bức tranh
về vùng đất nơi Ông cư trú, như một dấu hiệu nói về Virginia, hay nói chính xác
hơn là khu rừng Natick.
Con
chim Đỏ là một loài hiếm quý của vùng đông bắc Hoa Kỳ, hình ảnh nó bất tử vì nó
hiện hữu trong trong tranh một họa sĩ tài ba cư trú tại khu rừng Natick của miền
Đông Bắc Hoa Kỳ. Người Họa Sĩ đó đã làm cho khu rừng Natick trở thành đất
thiêng , đã làm loài chim quý hiếm trở thành trang trọng, nó không chỉ biểu tượng
chim thú của đất Virginia, mà nó còn biểu tượng cho Văn Hóa vùng Virginia nữa.
Về sau khi đến vùng Virginia, thấp thoáng nhìn thấy một sắc đỏ bay ra từ bụi rậm
, người ta sẽ nhớ đến khu rừng Natick và từ đó sẽ nhớ đến một tài năng lớn của
Hội Họa Việt Nam, Một nhân cách lớn của một kẻ hào sĩ và một tấm lòng nhân hậu
với tất cả mọi người đó là Họa Sĩ Đinh Cường.
Xin
được ghi lại một đoạn tôi viết vào tháng 12 năm 2014, bài viết " Đinh Cường,
Trên dòng ký ức" đăng trên Blog
Pham Cao Hoàng :
"Tài năng của Đinh Cường thì quá
nhiều người nói cho nên nói thêm sẽ là lập lại mà thôi. Nhưng cái làm tôi thực
sự thú vị và trân trọng là tôi nhìn thấy ở anh một nhân cách lớn của con người nghệ sĩ, một tấm lòng độ lượng
bao dung. Anh còn là một kho tư liệu, không chỉ là tư liệu mà anh gìn giữ, mà
ngay ký ức của anh là một kho tư liệu khổng lồ về những người hoạt động văn học
nghệ thuật từ hơn nửa thế kỷ nay.
Bây giờ, mỗi ngày hai lần Đinh Cường
đi bộ từ nhà ra quán cà phê Starbucks. Lộ trình hàng ngày đi bộ 4 miles như là
một cách tập thể dục, cũng như mỗi tối
anh ngồi ghi lại suy nghĩ của mình trong ngày mà ông gọi là : "Cứ
Ghi Note từng ngày cho vui như tập thể dục đầu óc".
Đó cũng là một cách nghĩ. Riêng tôi,
tôi nghĩ khác. Tôi nghĩ rằng khoảng thời gian anh tập thể dục đó chính là khoảng
thời gian anh sống thảnh thơi , thả rong đầu óc mình lênh đênh vào những dòng
ký ức ngát thơm. Và mỗi tối anh ngồi ghi lại chính là lúc anh gửi những lời
trìu mến thân thương tới tất cả mọi người. Cái suy nghĩ thảnh thơi đó được bắt
nguồn từ cái tâm nhân hậu và tấm lòng bao dung độ lượng của anh."
Những
gì hai năm trước viết về Đinh Cường bây giờ đọc lại tôi thấy là mình viết chưa
hết, chưa đủ về một tài năng và nhân cách mà tôi hằng kính yêu và ngưỡng mộ.
Nhưng biết viết gì thêm khi biết rõ rằng chuyến này quay về Virginia sẽ không
còn được đưa đón anh trên chiếc xe mầu xanh lá mạ đến những nơi bạn hữu ngồi chờ,
bên ly cà phê, bên chai rượu đỏ,
Sau
này mỗi khi lái xe ngang qua khu rừng
Natick hoặc bất ngờ bắt gặp cánh chim đỏ
Cardinalis vụt bay ra từ bụi gai nào đó,
tôi nghĩ rằng tôi có thể khóc vì nhớ tới anh, anh Đinh Cường ơi.
Nguyễn
Minh Nữu
January
11, 2016
CHIM ĐỎ
Oil on canvas 24 x 30 in
dinhcuong
Đinh Trường Chinh
Bài Thơ Cuối Ba Tôi
Chân dung Đinh Cường
Sơn dầu Đinh Trường Chinh
April 19, 2015
Ngoài tài năng và niềm đam mê hội họa, Ba tôi còn có niềm đam mê thi ca. Ông làm thơ rất nhiều và rất sớm, thi thoảng đăng trên báo Mai, Bách Khoa, Văn , etc. ở Sài Gòn trước 75. Bạn thi sĩ của Ba tôi thì vô số kể.
Từ khoảng 6 năm cuối đời , ông chuyển sang làm-thơ-hàng ngày . Như một người viết nhật ký hay viết blog, Ba tôi làm thơ và đăng thơ hầu như mỗi ngày .
Bắt đầu trên Văn Chương Việt , và sau này là các website Thư Viện Sáng Tạo, Da Màu, Tiền Vệ , blog Phạm Cao Hoàng và blog Trần Thị Nguyệt Mai . Ba tôi làm thơ và đăng thơ nhiều đến nỗi có lúc gây cả khó chịu cho một, hai người đọc - than phiền "thơ Đinh Cường" quá nhiều và "viết gì như nói chuyện".
Vâng, đó là chất thơ Đinh Cường . Một loại thơ rất riêng và đậm chất con người Ba tôi . Ông chỉ điềm đạm nói : "Đó là một cách để tập thể dục đầu óc, tránh khỏi sự quên lãng của trí nhớ / alzheimer".
Làm thơ như thế, cũng là một cách để Ba tôi chống chọi với căn bệnh , chống chọi với những phản ứng phụ gay gắt của thuốc mà một người bình thường sẽ rất dễ cáu gắt. Ông đối phó với căn bệnh hiểm nghèo như vị Thiền Sư . Ông biết cách nhẫn nhịn với những điều xấu xảy đến với mình. Làm thơ nhiều, cũng vì Ba tôi không còn nhiều sức để vẽ. Vẽ, với giá tranh, đòi hỏi phải có những thao tác cúi lên , gập xuống, pha màu , rửa cọ làm đau người. Lâu lắm, ông mới vẽ một bức. Màu sắc tươi vui. Rồi dần dần bỏ vì quá mệt thân xác.
Trong tất cả những bài - thơ - hàng - ngày của Ba tôi, có những bài thơ rất hay và dễ gây xúc động mạnh mẽ cho tôi , vì tôi thật sự thấy Ba tôi in đậm hình bóng mình trong những bài thơ đó. Cô đơn đi vào bóng tối . Những chiều chạng vạng mang nải chuối từ con đường đi bộ từ nhà đến siêu thị. Trời miền đông bắc có khi nóng như lửa đốt, khi lạnh tuyết rơi.
Rồi căn bệnh lan dần . Những bài thơ - hàng - ngày đó cũng có ngày dừng hẳn . Bài thơ cuối là bài "Nhìn lên kệ sách 5" . "Nhìn kệ sách" , vì đó là không gian duy nhất trước mặt ông , đối diện với cái giường bệnh mà ông nằm trong gần một tháng cuối đời , đau lưng không ngồi dậy nổi . Một cái kệ sách lớn với đủ loại sách , hội họa , văn chương, thơ ca, tiểu luận (từ thời trẻ, Ba tôi là một người sưu tầm sách quý cừ khôi) . Đôi khi, ông sai người xê dịch , sắp xếp lại kệ sách đó , chuyển từ quyển này sang quyển kia , chắc cũng để thấy cái không gian duy nhất trước mắt mình đổi khác đôi chút, khỏi nhàm chán trong tầm nhìn . Vậy thôi . Nằm buồn nhìn sách lơ mơ . Dù, Ba tôi là người của những cuộc rong chơi.
Trong hai tuần cuối , ông hầu như quá mệt để mở mắt quá lâu trong ngày . Trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, tôi chẳng thể về thăm Ba tôi hàng ngày . Cũng một phần , tôi đã hy vọng , nhen nhúm hy vọng về khoảng thời gian còn lại của Ba tôi dài hơn sự thật. Ngày làm bài thơ cuối đời, "Nhìn Kệ Sách 5" là một ngày chủ nhật, 3 tháng 1, 2016. Đúng một tuần trước. Tôi ngồi bên chiếc ghế cạnh giường, chiếc ghế mà anh chị tôi hàng ngày vẫn dùng để chăm sóc ông .
Ba tôi nói: "Con đánh giùm Ba một bài thơ đăng trên web cho vui . Anh em chờ tin Ba dữ lắm". Đau như thế, Ba tôi vẫn gắng gượng đăng thơ mỗi ngày, có lẽ một phần nào muốn dấu đi hiện trạng sức khỏe mỗi ngày mỗi xấu đi bằng tốc độ quá nhanh chăng?
"Dạ , Ba đọc đi". Tôi thấy ông nhắm mắt.
"Chờ Ba suy nghĩ chút . Rồi." Ông yếu ớt đọc :
"Nhìn lên khuôn mặt nông dân
dáng ông vạm vỡ lâu đài cao sang".
5 phút trôi qua. Không phải Ba tôi tìm thêm ý mà ông quá mệt để suy nghĩ. Mắt nhắm ngủ. Rồi bừng tỉnh dậy.
"dù che gió cho nàng
đi qua bãi cát đẹp càng biết bao."
Ba tôi kể thêm , "Thằng" Picasso cầm dù che cho Françoise Gilot . Con tìm cái hình này trong cuốn sách chụp lại cho Ba gửi với bài thơ".
Tôi biết ông thiếu một chữ cho câu lục (bát). Tôi thêm chữ "nắng" . "Nắng gió ..."
Rồi Ba tôi lại thiếp. Lần này lâu hơn.
Cuối cùng ông cũng tỉnh lại được . Đầu óc lúc nào cũng tỉnh táo và minh mẫn . Ông từ tốn đọc trong lúc mắt nhắm :
“mùa xuân với trận mưa rào
cho tôi xin
(chấm). một tiếng gào
(chấm). Picasso.
(chấm)"
Tôi đánh 2 câu thơ cuối theo ý Ba tôi .
"À, nhớ ghi chú "Tiếng Gào" là nói đến bức tranh Guernica . Và nhớ vào phòng chụp cái hình Picasso mắt thồ lộ Ba treo cạnh bàn viết hai mươi mấy năm rồi ".
Tôi in ra cho Ba tôi duyệt lại trước khi gửi. "Đẹp quá " . Ông chặc lưỡi . Hình như lúc Ba tôi cũng chỉ "khen".
Tự dưng nhớ ra điều gì . Ba tôi vói nói theo : "Nhớ đề tặng Bửu Chỉ cho Ba".
Bửu Chỉ, người bạn thiết đã bất ngờ ra đi 13 năm trước , để lại một nỗi trống vắng lớn cho Ba tôi bao năm. Dạo sau này , Ba tôi làm thơ thường đề tặng hai người bạn thân quá cố Trịnh Công Sơn và Bửu Chỉ.
"Xin tiếng gào” . Vì ông không còn nói lớn được. Đôi ba ngày, lại ho ra máu. Những ngày trong cấp cứu, máu cứ nghẽn trong cuống họng không khạc ra được. Làm sao không ước muốn xin hét lên, gào lên một tiếng cho vang động!
Vài giây phút cuối bên Ba, tôi xin ghi lại . Không phải Thơ, chỉ những xuống hàng vô nghĩa .
THỞ
thở
1 giây
thêm một hơi thở khác
máu trào ra khỏi cuống họng .
thở
ngưng 2 giây
một hơi thở khác
máu thấm tràn mặt lưỡi
thở
ngưng mất 5 giây .
chờ một hơi thở khác .
hắt .
máu nghẽn . máu nghẽn đầy .
u .u . u . u .....
thở
7 giây . 10 giây .
một hơi kế tiếp .
12 giây .
15 giây .
chờ .
không còn một hơi thở nào nữa .
lạnh bàn chân .
Thôi rồi . sụp đổ .
Những ngày này, đi về lại nhà cũ, tôi phải lái xe vòng sang hướng khác, vì khi đi ngang đoạn đường đi bộ của ông từ nhà đến Starbucks trong vùng, tôi thấy như in , Ba tôi mặc quần cộc, chiếc áo thun trắng , đi lui cui , trên đoạn đường đó . Trên tay vẫn cầm một thứ gì đó, mua từ chợ về . Ổ bánh mì baguette, nải chuối, để mai ăn sáng .
"Người đi về phía mặt trời lặn
nhìn vệt mây cuối cùng".
(Gửi Ánh Mắt Xa Xăm Ấy - thơ ĐC).
Đinh Trường Chinh
January 10, 2016
LÁ MÙA THU
Trương
Vũ
Nhà hoang trong ngày thu:
chất liệu hỗn hợp trên ván ép, 24" x 36",
thực hiện năm 2010
Lần
đầu tiên tôi gặp Đinh Cường là vào một buổi xế trưa đầu hè 1974. Tôi và Lê
Thành Nhơn ra phi trường Nha Trang đón Cường về nhà, chuẩn bị cho một cuộc triển
lãm cá nhân do đại học Duyên Hải tổ chức. Chúng tôi trở thành bạn thân từ đó. Cùng
với Lê Thành Nhơn, Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Huy Tưởng chúng tôi làm việc chung với
nhau ở Duyên Hải trong một số chương trình nhân văn, chia sẻ những ước mơ đẹp về
một tương lai cần có cho những thế hệ tiếp nối đào tạo từ ngôi trường này. Thời
gian sinh hoạt chung với nhau khá ngắn nhưng đã để lại nhiều kỷ niệm khó quên.
Sau
1975, đại học Duyên Hải không còn nữa. Lê Thành Nhơn đi tỵ nạn ở Úc, sau đó tôi
đi Mỹ. Hơn hai mươi năm sau tôi mới gặp lại Cường, chị Tuyết Nhung, và các
cháu, sang định cư ở Virginia. Tôi có phụ với Phạm Nhuận và một số bạn khác tổ
chức cuộc triển lãm đầu tiên của Cường ở Mỹ. Từ đó, chúng tôi gặp gỡ nhau khá
thường xuyên. Tôi ngờ rằng đời sống ở Mỹ có thể tốt cho các cháu nhưng không chắc
nó hợp với Đinh Cường, vốn sống nặng về nội tâm, quen gần gũi những bạn bè thân
tình từ thuở còn trẻ. Tuy vậy, tôi vẫn thấy được nơi Cường một thái độ nhẫn nại,
thâm trầm trong cố gắng giữ cân bằng giửa đời sống một con người bằng xương, thịt
phải đương đầu với những vấn đề rất thực tế của xã hội Mỹ với đời sống của một
nghệ sĩ có một thế giới rất riêng tư. Một thế giới của nghệ thuật, của tình bạn,
của những nơi chốn luôn gắn liền với cuộc đời mình, như Huế, như Sài Gòn, như
Dran, như Bình Dương,... và của hồi tưởng, nói chung. Thỉnh thoảng, tôi vẫn cảm
nhận được nơi Cường ít nhiều chao đão trong nỗ lực cân bằng đó.
Đinh
Cường là một tài danh lớn của hội họa Việt Nam, và là một bạn hiền, bạn tốt của
hầu hết họa sĩ, văn thi sĩ được biết đến, thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Lớp
già, không còn trên trần gian nữa, như Bùi Giáng, Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Mai Thảo, Võ Phiến, Võ Đình, Thái
Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, … Cùng trang lứa, như Trịnh Công Sơn, Lê Thành Nhơn, Bửu Ý, Bửu Chỉ, Hải Phương, Nguyễn Đức Sơn, Lữ Quỳnh, Trịnh Cung, Nguyễn Trung, ... Lớp trẻ hơn, như Trần Vũ, Nguyễn
Thị Thanh Bình, Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Cao Hoàng, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Hoài
Thư, Nguyễn Đình Thuần,... Không giống như nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, Đinh Cường
rất trân trọng công trình của người khác, một cách đặc biệt. Hầu như tất cả được
Cường vẽ chân dung hay phác họa chân dung, hay làm thơ đề tặng, không phải chỉ
một lần, mà có người, rất nhiều lần. Có lẽ Đinh Cường là người họa sĩ nổi tiếng
duy nhất của Việt Nam đã viết sách, rất công bình, với nhận định sâu sắc và từ
tốn, về những họa sĩ thuộc lớp đàn anh đã có công lớn cho hội họa Việt
Nam, bằng tác phẩm của họ hay bằng công
trình đào tạo tài năng cho các thế hệ sau.
Có
một điều tôi muốn thổ lộ ở đây, vì, có thể, nó cũng giống với tâm trạng nhiều bạn
bè khác hay của nhiều người xem tranh, đọc thơ Đinh Cường. Dù luôn luôn là bạn
tốt, trong suốt một thời gian khá dài, tôi với Cường sống trong hai thế giới
khác nhau, phần trùng hợp không lớn. Thế giới của tôi khá bình dị, gần với thực
tế, không có những lực đè nén để buộc tôi phải chìm đắm vào những lớp sâu của
tâm hồn. Tôi thích thơ của Đinh Cường, tôi ngưỡng mộ tranh của Đinh Cường. Tôi
cảm được có một giá trị cao nơi tác phẩm của bạn tôi. Bố cục, màu sắc, hình họa,
và tính trừu tượng rất đặc thù. Tôi cũng cảm được rằng ở đây dường như có một chút
phối hợp hài hòa giửa Modighiani với Picasso, và trên hết là của chính tài năng
và tâm hồn của Đinh Cường, rất riêng. Tuy nhiên, dù ngưỡng mộ, tôi vẫn cảm thấy
một chút xa cách. Chẳng hạn, tôi biết được, thấy được những thiếu nữ trong
tranh Đinh Cường đẹp, rất đẹp, nhưng tôi không thấy gần với họ, không có cảm
giác mình đụng được những con người như thế. Cho đến khi, tôi bắt đầu vẽ, bắt đầu
xa rời dần cái thực tại bình thường của đời sống hằng ngày để đi vào cái thực tại
của nội tâm. Lúc đó, những thiếu nữ của Đinh Cường cũng bắt đầu rời khỏi những
con đường nhỏ của cố đô Huế năm xưa, hay rời khỏi những nấm mồ hoang sau nhà Bồ
Tùng Linh, để đi vào thế giới riêng của tôi, như những con người rất thật. Cả
cái nhà thờ con gà ở Đà Lạt, những phố xá, núi đồi trong mù sương ở Dran, hay
anh da đen thổi kèn đồng ở Mỹ, v.v., đều như thế. Tất cả khiến cho cái thế giới
nội tâm của tôi nhộn nhịp lên, làm cho đời sống giàu hơn.
Người
vẽ tranh, người làm thơ Đinh Cường chắc chắn có được một niềm hạnh phúc lớn khi
bằng nổi đam mê, tài năng, trí thông minh, và sức làm việc kiên trì để tạo nên
những tác phẩm để đời, ưng ý. Niềm hạnh phúc đó không mấy ai khác có được. Tuy
nhiên, khi tập tểnh bước vào cái thế giới của nghệ thuật, tôi cũng bắt đầu hiểu
ra rằng mọi thứ không hẵn đơn giản như thế. Không hẵn chỉ có cái hạnh phúc đó. Nó
còn có đau đớn, dằn vặt. Nó phải như thế nào để có chuyện Van Gogh tự cắt lỗ
tai ông. Đam mê càng lớn, ước vọng càng cao, càng dễ thấy cái giới hạn của sức
lực mình. Ráng tạo một tác phẩm như ý rất thường khi không khác như lao đầu vào
một cuộc chiến của nội tâm. Dù xung quanh có bao người thân yêu, có bao bạn bè
tốt, cuối cùng cũng chi có một mình mình thôi phải đương đầu với nó. Nỗi cô đơn
rất khó tả.
Thường
tình là như vậy, huống chi, khi biết mình mắc thêm một chứng bệnh trầm kha. Lúc
đầu, bạn tôi vẫn giữ nguyên cái an nhiên, tự tại thường tình, và tin tưởng nhiều
vào khả năng của y học. Vẫn vẽ nhiều, vẫn viết nhiều, vẫn gặp gỡ bạn bè thường
xuyên, như không có gì xảy ra. Chấp nhận những đau đớn của chemo như điều không
thể tránh. Cho đến khi, cơ thể yếu hẵn dần.
Lúc đó, theo dõi những bài thơ trên blog Phạm Cao Hoàng, những bài thơ được viết
ra như viết nhật ký, tôi có cảm tưởng nửa khuya nào bạn tôi cũng thức dậy. Ngó
qua khung cửa sổ, nhìn bóng đêm, nhìn vầng trăng. Rồi, nhìn lên kệ sách. Rồi đi
tìm những cuốn sách, những bài thơ của bạn bè. Rồi viết cho người này, người nọ,
cho những người còn sống, cho những người đã chết. Thi thoảng còn từ ký ức phác
họa vài chân dung của bạn bè. Tôi cảm phục sức làm việc phi thường, ý chi cống
hiến thanh thoát, nhưng đồng thời, tôi cũng cảm nhận được nổi cô đơn cùng cực của
bạn. Nói như Đinh Trường Chinh, "cô đơn đi vào bóng tối".
Chỉ
trong ba năm sau cùng, Đinh Cường đã đăng 875 bài thơ cùng với một số lượng
tranh tương tự, theo ghi nhận trên blog của Phạm Cao Hoàng. Chúng ta không cần phải trở về thi ca đời Sơ
Đường, đọc Lý Thương Ẩn để cảm thán với câu "xuân tàm đáo tữ ti phương tận"
mà Nguyễn Du dịch là "con tầm đến thác vẫn còn vương tơ". Chỉ cần đọc
hết một phần những bài thơ đó, xem hết một phần những bức tranh đó, cũng đủ
kinh hoàng với sức nhả tơ của một con tầm như chúng ta biết.
Họa
sĩ Đinh Cường đã cống hiến cho hội họa Việt Nam một tài sản lớn. Nhà thơ Đinh
Cường đã làm thơ rât nhiều, như một cách thể hiện cái vi tế và phong phú của đời
sống, rất đặc thù, Tôi nhớ, có một câu nói ở dâu đó, "nhân tài như lá mùa
thu".
Một
chiếc lá mùa thu rất đẹp vừa rơi xuống!
Trương Vũ
Maryland,
ngày 12 tháng 1 năm 2016
Ngày 20.9.2015 họa sĩ Trương Vũ đã có món quà bất ngờ dành cho họa sĩ
Đinh Cường:
bức sơn dầu chân dung Đinh Cường do Trương Vũ ghi dấu một tình bạn bền
vững và chung thủy
của 2 chàng họa sĩ trong hơn 40 năm kể từ thờiở Đại Học Duyên Hải Nha
Trang
(Ảnh và chú giải của Phạm Cao Hoàng)
N I Ệ M
Đinh Trường Giang
NIỆM
Origami (Nghệ thuật xếp giấy)
Đinh Trường Giang
(Không
phải văn
không
phải thơ
chỉ
là những dòng cảm xúc)
khi
ba tôi yếu dần
mỗi
đêm tôi xuống nằm cạnh ông
sau
khi em gái tôi xoa dầu, thoa kem
trước
khi ngủ
ông
nghe CD nhạc Trịnh Công Sơn
nghe
đi nghe lại một cd đó
hàng
đêm
Ba
tôi vẫn còn minh mẫn lắm
giường
bịnh nằm đối diện kệ sách
mà
ông muốn sắp đặt theo ý mình
Một
hôm bỗng dưng ông hỏi tôi
về
những tác phẩm origami mới
mà
tôi cũng định mang xuống cho ông
(
gần đây, khi ba tôi yếu dần
sức
khỏe mẹ tôi cũng không tốt
tôi
xếp
những
mẫu Niệm )
Ba
tôi chọn một
bảo
ba thích
Ba
bảo tôi sắp lại phần kệ cuối
đối
diện chỗ ba nằm
trên
là tranh ông nội tôi vẽ
kế đến là origami Niệm
bên
cạnh cây đèn của hoạ sĩ Võ Đình
cùng
tranh một người bạn
và
chân dung Trịnh Công Sơn vẽ em trai tôi
dưới
cùng
là
bức tranh Niệm của ba tôi
để
ba tôi nhìn hàng ngày
Những
bài thơ cuối
ba
tôi bảo
“ nhờ
con đánh máy và chụp hình gởi kèm bài
bạn
bè chờ tin của ba “
e-mail
của bạn bè
tôi
cũng đánh máy trả lời giúp
vẫn
ký Dinh Cuong
có
lẽ vì vậy, bạn bè vẫn yên tâm là ba tôi còn khỏe
Ông
ăn ít dần
muốn
chờ em gái tôi về cho ăn tối
chút
cháo trắng
chút
cá bống mẹ tôi kho …
Đêm
cuối trước ngày vào bệnh viện
ba
tôi thức giấc nhiều lần
ông
muốn uống nước
và
có lần ông dang hai tay ra
như
một đứa bé
nói
" ôm ba "," ba thấy mệt "
khi
tôi choàng tay ôm ba tôi
tôi
đã linh cảm rằng
ba
tôi đã sắp rời xa chúng tôi
để
về với mẹ
Những
ngày ở bệnh viện
mỗi
lần tôi nhắm mắt
cầm
tay,
vuốt
ngực ba tôi,
tôi
niệm …
và
hôm nay, khi nắp quan tài đóng xuống
chúng
tôi đã chọn cho ba tôi
không
là một bộ đồ veston
mà
là bộ đồ
ba
tôi thường khoác lên người
mỗi
dịp đi xa
tôi
cứ nghĩ
chúng
ta đang ở một nhà ga
hay
một sân bay nào đó
tiễn
ba tôi về thăm bà nội
và
ba tôi
lại
có dịp rong chơi
với
bạn bè thân thiết thuở nào
ở
một cõi đời khác
tôi
niệm
….
Đinh
Trường Giang
January
12, 2016
N I Ệ M
sơn dầu trên giấy 12 x 14 in
sơn dầu trên giấy 12 x 14 in
dinhcuong
TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG
TỪ NAY
THẾ GIỚI VẮNG ĐINH CƯỜNG
Lãm
Thúy
Dalat nostalgia
Oil on canvas 24 x 30 in
dinhcuong
Chị
Ý báo tin buồn. Thứ bảy
Lặng
người không nói . Nói gì hơn?
Anh
không ở nữa thì thôi vậy
Từ
nay thế giới vắng Đinh Cường!
Có
nghĩa là không còn nét vẽ
Những
người thiếu nữ dáng như mơ
Những
người thiếu nữ xanh như liễu
Rất
mỏng manh và rất đỗi Thơ!
Có
nghiã từ đây Sài Gòn quán
Sẽ
trống đi thêm một chỗ ngồi
Gặp
nhau , dù có bao nhiêu bận
Không
ai còn có thể nào vui!
Sẽ
nhớ , dù sức tàn , lực kiệt
Cũng
gom tàn lực để mà đi
Cố
đến cùng bạn bè thân thiết
Chua
xót nhìn nhau biết nói gì?
Có
nghiã lần sau ra mắt sách
Không
còn ai viết tặng bài thơ
Nét
vẽ vội vàng trong khoảnh khắc
Gói
lòng trân quý có ai ngờ!
Có
nghiã từ đây trên kệ sách
Những
người thiên cổ đã tương phùng
Chỉ
có riêng mình ta thống trách
Giận
rằng không gặp lúc lâm chung!
Giận
không gửi bài thơ viết sẵn
Bây
giờ còn biết gửi cho ai ?
Bảo
biết lâu rồi đời ngắn lắm
Vậy
mà để muộn mãi không hay!
Đêm
nay gió lạnh nhiều , Anh ạ
Mở
cửa ra nhìn bông tuyết bay
Chợt
nhớ , lòng sao sầu thảm quá
Chỗ
ấy đêm nay chắc lạnh đầy!
Cõi
ấy , một mình đêm buốt giá
Từ
nay sẽ lạnh đến thiên thu
Nhưng
niềm thương tiếc bao la quá
Mong
ấm lòng Anh cuộc viễn du.
Lãm
Thuý
January
12, 2016
Lãm Thúy – Đinh Cường
Virginia, 20.9.2015
VĨNH BIỆT ĐINH CƯỜNG
Phạm Thành Châu
Phác thảo chân dung Phạm Thành Châu
dinhcuong
Hoạ
sĩ Đinh Cường không còn nữa. Ông đã vào cõi vĩnh hằng ngày 7 tháng 1 năm 2016,
hưởng thọ 77 tuổi. Tôi quen biết hoạ sĩ Đinh Cường trước năm 1975. Ông dạy hội
hoạ ở Huế, tôi cũng làm việc ở Huế, Sau nầy ông cùng gia đình định cư ở tiểu
bang Vỉginia, tôi cũng định cư ở Vỉginia. Ông Đinh Cường có rất nhiều bạn, toàn
văn nhân, thi sĩ nhất là giới hoạ sĩ. Từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt
Nam, bạn bè thường tìm đến ông. Tôi thì quen ông với tư cách bạn già (cùng trên
70 tuổi). Đi uống cà phê, trò chuyện mà có văn nghệ sĩ thì tôi không đến. Tôi
không biết gì về thơ văn, hội hoạ cả. Chỉ ngày chủ nhật, tôi và mấy người bạn
“tay ngang” (không phải văn nghệ sĩ) rủ ông Đinh Cường ra tiệm phở Xe Lửa của
ông Toàn Bò, là nơi tụ tập nhiều ông bạn già vui tính ngồi đấu láo chuyện tào
lao thiên địa. Mấy ông bà nghệ sĩ thường tìm đến các tiệm cà phê yên tĩnh hơn.
Họ là người cõi trên. Ông Đinh Cường thì đi đâu cũng được. Ông ít nói. Chọc ghẹo,
mỉa mai, châm biếm, kể cả phịa chuyện, ông cũng làm thinh. Có lần, một buổi
sáng ở tiệm phở Xe Lửa, ông nhà báo Nguyễn Minh Nữu hỏi ông Đinh Cường “Hôm
qua, lúc hai, ba giờ sáng, ông đi với cô nào ngoài DC?”. (thủ đô Wáhington DC)
Ông trả lời yếu xìu “Làm gì co!”' Tài hoa như ông thì ắt lắm cô dụ dỗ. Chuyện
riêng đó thì trời cũng không biết được. Vậy mà có người biết, rất rõ. Đó là bà
xã ông Đinh Cường. Một lần tôi đưa ông Đinh Cường từ tiệm cà phê về nhà ông ta.
Lúc đó bà xã ông ta đang tưới cây trước sân. Xuống xe, ông Đinh Cường, chỉ chỏ
mấy bụi hoa, khoe rằng “Hoa nầy đẹp lắm, hoa kia cũng đẹp lam!”(' Bà xã ông ta
“phan”' ngay một câu “Hoa gì? Hoa biết noi!”' Ông ta im re, lặng lẽ, nhẹ bước
vào nhà. Có tật giật mình. Đàn bà có thể tha thứ nhưng không bao giờ quên! Chủ
nhật sau, tôi ra tiệm phơ ûkể chuyện đó, người ta cười rần rần. Ông vẫn làm
thinh. Chúng tôi bảo “Ngậm miệng ăn tien”^`. Nói ăn tiền thì oan cho ông ta. Tất
cả nhà thơ, nhà văn trên thế giới, kể cả Việt Nam xin tranh bìa (hàng trăm,
hàng nghìn) cho tác phẩm của họ, ông đều vui vẻ gửi cho, nhưng không ai trả cho
ông một đồng. Họ tưởng văn, thơ của họ quá tuyệt vời, nên họ hạ cố cho hoạ sĩ
Đinh Cường cái hân hạnh được có tranh bìa của “đại tác pham”^? của họ là đủ mừng
rồi, tiền bạc gì! Tôi thì không. Hàng chục năm nay, mỗi năm hội Cựu Sinh Viên
Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông Bắc Hoa Kỳ ra tờ đặc san mừng Xuân, tôi thường lấy
tranh Đinh Cường (dù lấy trên Intểnt) tôi cũng bắt Lê Hữu Em (vui vẻ) ký cái
check 100 ÚD cho Đinh Cường. Trăm đô, chỉ đủ một bữa cà phê với bạn bè, nhưng
là cách mà chúng tôi biểu lộ sự kính trọng và biết ơn hoạ sĩ Đinh Cường, một
tài hoa của Việt Nam, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quí giá. Người làm báo ở
hải ngoại thường vì lý tưởng và yêu nghề nên chẳng chẳng sung túc gì. Nhưng
cũng có báo lưu ý chuyện đó, như báo Trẻ ở Téa và báo Doanh Nhân Cuối Tuần trả
nhuận bút đầy đủ cho các bài thơ, bài viết về hội hoạ của hoạ sĩ Đinh Cường.
Ông ta ít nói. Có chọc ghẹo, mỉa mai thậm chí gọi ông ta là “Đại Hoạ Gia”, ông ta
chỉ cười. Có người nói xấu ông ta, nói xấu thậm tệ trên báo khiến nhiều người nổi
giận, từ mặt, ông ta vẫn bỏ qua. “Đại thiền su”+ chưa chắc đã đạt được cái tâm
bình thản, tự tại của Đinh Cường. Đinh Cường rất tốt với bạn. Bịnh hoạn, đi uống
cà phê, bạn bè phải đón, đưa, vậy mà nghe bạn ở xa đến, đôi khi, ông tuï+. lái
xe đi đón, khiến gia đình lo lắng. Ông yếu
người, mấy năm rồi. Một lần, đang lái xe, ông ngủ gục, khiến xe băng qua phần
ngược chiều, chiếc xe bể nát, ông được đưa vô bịnh viện. Không sao cả! Lần
khác, đang ăn uống với bạn bè, ông gục xuống. Xuất huyết naỗ. Trực thăng đưa vô
bịnh viện, mổ. Vẫn không sao. Chúng tôi bảo “Có bỏ ông vô cối giả, ông vẫn không sao ca!”? Mới đây,
trong một buổi cà phê, ông ta khoe, sắp triển lãm tranh. Tôi có bức tranh khoả
thân “Vũ nữ Kabuki” của Đinh Cường, ông gạ tôi đổi một bức tranh khác “Tôi sắp
triển lãm tranh khoả than”^ Tôi lắc đầu “Cho mượn thì được. Sao không chép lại
một bức giống như thế? Trước 1975, các phòng triển lãm tranh ở Sài Gòn. Hễ có
khách hàng ngoại quốc đến mua bức tranh nào thì hoạ sĩ hẹn ít hôm sau đến lấy.
Sau đó người hoạ sĩ chép lại bức tranh đó, giao cho khách hàng. Những tranh vẽ
“Người đạp xích lô trên đường phố Sài Gòn dưới cơn mua”+ được khách ngoại quốc
ưa chuong”^. Ông ta lắc đầu “Vẽ tranh là vẽ cái hồn, cái rung động, cao hứng của
chính mình vào tranh. Làm sao vẽ lại lần nữa đuợc”+? Phòng khách nhà tôi nhỏ, nhưng đầy tranh Đinh
Cường, như một phòng triển lãm. “Tư cách”' tôi chỉ chơi tranh cỡ nhỏ. Bức hoạ
“Vũ Nữ Kabuki”, khoả thân, khổ nhỏ. Tôi cắt một miếng giấy nhỏ, dán chỗ bụng,
như chiếc váy. Bạn đến, tôi bảo “Thổi cho váy tốc lên. Sẽ thay…”^' Vậy là ai
cũng ngạc nhiên, thích thú khi chiêm ngưỡng doá hải đường lồ lộ khoe sắc.
Hoạ
Sĩ Đinh Cường bị ung thư. Những ngày cuối cùng, ông vẫn tỉnh táo, không lộ vẻ
khó chịu hay đau đớn, nghe nói còn trả lời điện thoại, vẽ, làm thơ. Lúc ra đi,
ông bình thản, thảnh thơi. Có lẽ không phải vì bịnh phác tác hay di căn mà vì
“chemo” (hoá trị) quá mạnh, sức yếu, ông không chịu nỗi.
Tôi
ước được ra đi như Đinh Cường. Nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm phiền người
khác. Sống đến bảy mươi tuổi là quá đủ .
Già cả, bịnh tật, lú lan…Sống thêm được gì?
Đinh Cường - Phạm Thành Châu
Tháng 5. 2013
_____________________________________________
Đọc
thêm:
T r a n g
đ ặ c b i ệ t
VĨNH BIỆT
ĐINH CƯỜNG
P h ầ n 2
|