T r a n g đ
ặ c b i ệ t
VĨNH BIỆT PHÙNG NGUYỄN
|
ĐINH
CƯỜNG • NGUYỄN TRỌNG KHÔI
HOÀNG
XUÂN SƠN • NGUYỄN MINH NỮU
NGUYỄN
QUANG • NGUYÊN MINH
Đinh
Cường
Không
thể
Gởi
chị Quỳnh Loan,
Không
thể viết gì về cái chết
quá
bất ngờ sáng nay
của
người bạn hiền lành
tôi
yêu quý. tôi đau đớn
có
khi nào tim ngừng đập
rồi
đập lại không Phùng
mới
đi bộ với Ngô Thế Vinh
ở
Huntington Beach, California
mỗi
sáng 5 miles
mới
thấy ngồi cạnh Trịnh Cung
trong
bức hình Lưu Diệu Vân
tự
chụp trên mạng damau.org
mới
bàn chuyện văn chương
hỏi
chuyện các bạn
trong
nhóm Quán Văn
từ
Sài Gòn qua tại nhà Trương Vũ
mới
hẹn nhau qua ăn cơm trưa
ở
nhà Nguyễn Quang
ghé
cà phê Starbucks trò chuyện
thích
thú cùng Như Hạnh
vậy
mà chỉ trong một tích tắc
chỉ
một tích tắc. tim ngừng đập
bạn
ra đi. đau đớn quá Phùng ơi
nhưng
đó cũng là ước mong
của
nhiều người…
khi
hay tin dữ. từ Ngô Thế Vinh
chúng
tôi đều không thể tin
nhưng
là sự thật.
tôi
lạnh người
lấy
chai dầu gió xanh
quẹt
vào hai bên màng tang
chảy
nước mắt.
Virginia, November 17, 2015
Đinh Cường
Phác thảo chân dung Phùng Nguyễn
Bút bi trên giấy napkin
dinhcuong 2014
Phùng Nguyễn (áo ngắn tay xám - Đinh Cường , ngồi)
Virginia, 15.8.2015
Nguyễn
Trọng Khôi
Tiễn
bạn đi trong bình an
Tình
cảm của anh em văn nghệ riêng tôi thấy đều có chung một hoàn cảnh, đọc nhau,
nghe về nhau sau đó mới gặp nhau. Tôi nghe về, đọc ở Phùng Nguyễn khá lâu, nhưng
cho mãi những năm về sau này mới gặp khi tôi đi California thăm gia đình và bạn
bè, nhân một buổi cà phê với anh Phạm Xuân Đài. Tôi và Phùng Nguyễn đều lúng
túng vì cùng nói một câu đưa đón: Cho bắt
tay người nổi tiếng. Rồi từ đó thân mến nhau.
Tôi thích tính cách trầm lặng và chỉ cần nói những điều cần phải nói của Phùng Nguyễn. Khi nói về một vấn đề nhạy cảm, Phùng Nguyễn luôn đứng trên bình diện sự việc mà nhận thức, không chạy theo xu hướng, không ve vuốt lấy lòng; tôi thấy đây là một tính cách chuẩn trong thái độ, tư cách của một nhà văn. Tập truyện Đêm Oakland và Những Truyện Khác Phùng Nguyễn tặng tôi còn nằm kia, gáy chưa sờn mà tác giả đã xa vắng.
Những
lần họp bạn, Phùng Nguyễn luôn lẩn khuất giữa đám đông. Tôi nói như thế vì rà soát lại những hình ảnh
bạn bè tôi lưu trữ, hình chụp với Phùng Nguyễn thật hiếm hoi.Không biểu lộ
nhưng chúng tôi rất quý nhau. Hễ có dịp luôn luôn hò hẹn, lần này rồi cho lần tới.
Kể từ hôm gặp Phùng Nguyễn ở Boston cùng với Trần Doãn Nho, Chân Phương, chúng
tôi hụt nhau trong lần xuôi Nam hồi tháng 5 nhân buổi ra mắt giới thiệu tập truyện
Khả
Thể của Đặng Thơ Thơ, khi ấy Phùng Nguyễn phải nhập viện. Lần hẹn hò hụt
vào tháng 10 vừa qua lúc Họp Mặt Quốc Học tổ chức tại Virginia thì tôi vì sửa
nhà không đi được nên không gặp được anh em, qua phone, Phùng Nguyễn hẹn một
chuyến đi Boston nhưng đó lại là chuyến đi không tới.
Phùng
Nguyễn ơi !Trong những câu chuyện trà dư tửu hậu, chúng ta hay nói đến những
chuyến đi vào vĩnh cửu mỗi người đều có những chuyến đi khác nhau, nhưng nếu buộc
phải ra đi xin được ra đi lặng lẽ và nhẹ nhàng. Biết thế, nhưng sao chuyến đi
này mọi người vẫn thấy bàng hoàng, choáng váng vì bất ngờ quá chăng hay vì lòng
quý mến nhau chưa được tỏ bày cặn kẽ.
Dầu
sao cũng vĩnh biệt bạn, hy vọng bạn được thanh thản nơi cõi vô cùng.
Nguyễn Trọng Khôi
Boston
17.11.2015
Chân dung Phùng Nguyễn
Nguyễn Trọng Khôi vẽ
Phùng Nguyễn - Nguyễn Trọng Khôi
Ảnh PCH - Maryland, September 8, 2013
Hoàng
Xuân Sơn
Adieu
Phùng Nguyễn
mới
chụp hình sung sướng hả hê chung bàn tiệc da màu
sao
lẻn đi đâu một mình
phùng
nguyễn
không. không phải đâu
đâu
có gì vội
ly
rượu vẫn còn ấm trong tay
và
những nụ cười trên môi còn đậm hương
làm
sao khóc. nước mắt
chỉ
là cưỡng điệu một câu hát
xâu
chuỗi lấp lánh nghìn trùng
xa
mà
không cách
lần
hồi ru nhau về chung cuộc
ừ
thôi bạn muốn đi trước
ở
ngã ba đường một starbucks nào đó
nguyễn
xuân hoàng vẫn ngồi chờ
trạm
tiếp liên những ngọn đồi vĩnh biệt
hoàng xuân sơn
17.11.2015
Nguyễn
Minh Nữu
Tách
cà phê đợi bạn
Nhà
văn Phùng Nguyễn rời bỏ chúng ta vào buổi trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015. cách đây hơn hai tháng, vào ngày 13 tháng 9
năm 2015, Phùng Nguyễn nhận lời mời của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để làm trang
Blog "Rừng & Cây" là một
trang Blog văn học duy nhất của Đài này. Trước đó, trang Blog văn học
"Nguyễn Xuân Hoàng và Bạn Hữu" dù vẫn duy trì nhưng không còn người
chăm xóc sau khi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ trần.
Tôi
muốn gửi tới quý vị bài viết này của Phùng Nguyễn, bởi vì thú thật, buổi tối
hôm nay, khi còn đang bàng hoàng về sự ra đi bất ngờ Phùng Nguyễn, Tôi đọc lại
bài viết này cũa Phùng Nguyên và vừa ứa
nước mắt vì thương tưởng vừa lạnh sống lưng vì đoạn kết bài viết này. Phải chăng Phùng Nguyễn vừa thực hiện lời hẹn
với Nguyễn Xuân Hoàng, và họ đang ngồi bên nhau bên ly cà phê Starbucks?
Xin
hãy cùng tôi đọc lại như một nén hương nhớ bạn hiền lành trong giao tế và hết sức
sâu sắc trong văn chương.
NGUYỄN
MINH NỮU
Virginia, 17.11.2015
Virginia, 17.11.2015
Vài
nét về Phùng Nguyễn
Nhà văn Phùng Nguyễn
sống và làm việc trong ngành IT ở Hoa Kỳ. Tác giả của 2 tập truyện ngắn Tháp
Ký Ức và Đêm Oakland và Những Truyện Khác. Đồng sáng lập
tạp chí văn chương mạng Da Màu (damau.org) và tham gia biên
tập tạp chí này từ năm 2006.
XUÔI DÒNG KÝ ỨC
11.09.2015
Gởi anh Hoàng chị Vy
13 tháng 9 năm nay là ngày giỗ đầu của
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Khi nhận lời chăm sóc blog “Rừng & Cây” trên mạng
VOA tiếng Việt, tôi đã quyết định sẽ tiếp tục tinh thần “Nguyễn Xuân Hoàng và Bạn
Hữu” trên sân chơi của mình như là một nhắc nhở thường xuyên về anh, nhà văn và
cũng là “người bạn của các nhà văn,” một cách gọi để diễn tả sự mến mộ mà các
ngòi bút khác dành cho anh. Vậy mà tôi lại cảm thấy rất khó khăn khi nói về
anh. Bởi vì, có điều gì tôi muốn nói về Nguyễn Xuân Hoàng mà không có ai đó đã
nói/viết ra trước đó?
So với một số nhà văn cùng thời, Nguyễn
Xuân Hoàng viết không nhiều. Anh có khoảng 10 tác phẩm đã xuất bản, và không có
nhiều công trình nghiên cứu dài hơi về các tác phẩm của anh. Về hiện tượng này,
tôi đã có nhận xét như sau trong bài tham luận đọc tai buổi hội thảo “Hai mươi
năm Văn Học Miền Nam 1954-1975” tổ chức tại Nam California (USA) vào tháng 12
năm 2014:
"Hồi tháng 8 năm ngoái (2013),
trong khi thu thập tài liệu cho chuyên đề 'Nguyễn Xuân Hoàng, Trong và Ngoài
Văn Chương' của tạp chí Da Màu, tôi nhận ra, với một tên tuổi vô cùng quen thuộc
như nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, số lượng bài biên khảo dành cho tác phẩm của ông
quả thật khiêm nhường. Chợt nghĩ ra ông thuộc về thế hệ của những người làm văn
nghệ kém may mắn. Nhóm người này bắt đầu văn nghiệp của họ trong giai đoạn
54-75 ở miền Nam Việt Nam. Nền văn học non trẻ nhưng đa dạng và cởi mở này chưa
kịp có thì giờ nhìn lại để đánh giá một cách đầy đủ những thành tựu của tập thể
và của mỗi cá nhân tác giả thì đã chết tức tưởi vào một ngày cuối tháng Tư năm
1975."
Như là một người đọc, nếu được hỏi về
văn chương Nguyễn Xuân Hoàng, tôi xin thưa rằng tôi hoàn toàn bị thuyết phục với
những truyện ngắn của anh. Tuy vậy, phải nói là tôi cũng rất thích đọc Sổ Tay của
anh, và đồng thời, cùng với Nguyễn Quí Đức, đã chòng ghẹo anh nhiều lần vì cái
“tật” thích đưa những sinh hoạt “không văn chương” như ngồi Starbucks với bạn
bè (phần đông trong giới viết lách) vào “Sổ Tay!” Đó là Nguyễn Xuân Hoàng, ngay
cả cái blog trên VOA Tiếng Việt cũng là nơi anh muốn kéo thân hữu vào chơi càng
đông càng tốt, không phải vậy hay sao?
Cho đến ngày anh ra đi vĩnh viễn, giữa
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và tôi đã có khoảng 20 năm quen biết. Thật ra, quãng
thời gian này không thấm vào đâu so với mối quan hệ anh có với nhiều người
khác, những người bạn cùng thời của anh, đặc biệt những cây bút tiếng tăm của
Văn học miền Nam (VHMN) giai đoạn 1954-1975. Phần đông những mối quan hệ bền bỉ
này đã tiếp tục rất lâu, cho đến khi anh trút hơi thở cuối cùng!
Tôi gặp anh lần đầu ở tư gia nhà văn
Nguyễn Mộng Giác nhân buổi họp mặt tất niên 1994 – 1995 của tạp chí Văn Học
(Califoria, USA) cùng với một số tên tuổi khác của Văn học miền Nam và Hải ngoại,
kể cả những bậc lão thành như Nghiêm Xuân Hồng và Võ Phiến. Tất nhiên là tôi
choáng ngợp. Đây là những tên tuổi gạo cội của một thế giới trước đây tôi chưa
hề có cơ hội bén mảng đến. Được gặp gỡ, trò chuyện với một người trong số họ
cũng đã là hiếm hoi, huống chi với nhiều người trong cùng một lúc. Chính là nụ
cười hiền và cái bắt tay chặt chẽ, thân tình của Nguyễn Xuân Hoàng đã giúp tôi
thở dễ dàng hơn. Vào thời điểm này, anh có tên trong Ban biên tập tạp chí Văn Học,
nhưng theo chỗ tôi biết, công việc chính của anh là làm báo Người Việt. Không lâu
sau lần gặp gỡ đầu tiên, vào năm 1996, anh có thêm “job” mới khi nhà văn Mai Thảo,
với sức khỏe ngày càng suy sụp, giao lại cho anh trách nhiệm duy trì và phát
triển tạp chí Văn mà ông đã xây dựng và cáng đáng từ năm 1982 tại Hải ngoại.
Nhà thơ Đặng Hiền và tôi được Nguyễn Xuân Hoàng “chiêu mộ” để giúp anh về mặt kỹ
thuật, đứa phần cứng đứa phần mềm. Cũng hơi tréo cẳng ngỗng, đứa [phần] cứng
thì mềm mà đứa [phần] mềm thì cứng, nhưng phải nói Đặng Hiền và tôi đã có những
khoảnh khắc vui vẻ với nhau trong thời gian giúp anh Nguyễn Xuân Hoàng mang tờ
Văn đến với bạn đọc kịp lúc. Và ngày vui thì chóng tàn.
Tôi gặp anh lần cuối cùng không lâu
trước ngày anh đi xa. Sau chuyến đi dài bằng xe buýt từ quận Cam, tôi được các
nhà thơ Hải Phương và Lữ Quỳnh đón ở trạm đến và đưa ngay đến nhà anh. Gầy ốm,
xanh xao, anh chào đón chúng tôi với nụ cười cũng xanh xao không kém. Thay vì ở
tiệm Starbucks gần nhà anh mỗi khi có dịp đi San Jose, còn được gọi là Thung
lũng Hoa Vàng, nơi anh cư ngụ đã nhiều năm, tôi uống với anh ly cà phê cuối
cùng cạnh giường bệnh của anh. Khi anh thấm mệt và nhanh chóng rơi vào cơn mê
thiếp, hai nhà thơ đưa tôi về cái lữ quán vắng vẻ cạnh bến xe buýt. Tôi trở lại
quận Cam ở miền Nam bang California trên chuyến xe buýt sớm nhất sáng hôm sau
và bay suốt chiều ngang nước Mỹ để về lại miền Đông vào ngày kế tiếp. Cuộc gặp
gỡ quá ngắn cho một chuyến đi quá dài, nhưng tôi cảm thấy “vui” là mình đã đến
và đã được anh dành cho một phần quý báu trong số những giờ phút ít ỏi còn lại
của anh. Chỉ tiếc là tôi đã không có cơ hội gặp chị Vy trong chuyến đi này!
Nói về Nguyễn Xuân Hoàng thì không thể
không nhắc đến người bạn tình một đời của anh, Trương Gia Vy, thường được bạn
bè “âu yếm” gọi là Vy, và với tôi, chị Vy. Tôi có nhiều cơ hội chiêm ngưỡng mối
tình của hai người qua hình ảnh người thiếu nữ xinh đẹp, chói ngời hạnh phúc
bên cạnh Nguyễn Xuân Hoàng trong những tấm hình hoặc màu hoặc đen trắng được chị
trưng bày trong căn nhà nhỏ của hai người. Tôi nghĩ rằng người đàn bà còn rất
trẻ trong hình đã phải đánh đổi nhiều lắm để có thể bước vào những khung hình
này. Chị Vy là một trong số những người phụ nữ hiếm hoi sở hữu một ý chí mạnh mẽ
ít người có được. Từ nhiều năm qua, đeo đẳng bởi một căn bệnh hiểm nghèo, mỗi
ngày chị buộc phải trải qua một chế độ trị liệu nghiêm ngặt, không được rời khỏi
giường nằm hàng nửa ngày, và thường xuyên ra vào bệnh viện cấp cứu còn nhiều
hơn cả đi ăn hamburger ở tiệm ăn nhanh McDonald’s. Vậy mà cứ mỗi lần tưởng như
sinh mệnh đã không còn phương cứu vãn, chị gượng dậy, từ chối làm nạn nhân, “điểm
phấn thoa son lại” và khoác lên người bộ xiêm y rực rỡ nhất, sánh vai Scarlett
O’Hara bước ra chinh phục thế giới!
Tôi, cũng như với nhà văn Nguyễn Mộng
Giác, bên cạnh những điều chung, có những tao ngộ rất riêng tư với anh Nguyễn
Xuân Hoàng. Đó là những mảng ký ức mà tôi mong sẽ còn giữ được mãi cùng năm
tháng. Một trong những kỷ niệm quý giá này là lần chúng tôi hẹn gặp nhau ở “thị
trấn giữa đàng” Buttonwillow dọc con đường xuyên bang số 5 để cùng đi dự tang lễ
anh Nguyễn Mộng Giác hồi tháng 7 năm 2012.
Rất
lâu sau này, khi mà những kỷ niệm tôi có về Nguyễn Xuân Hoàng, người bạn lớn,
nhà văn, người bạn của các nhà văn, sẽ rời bỏ tôi vì lý do này hay lý do khác,
điều tôi muốn níu giữ, nếu còn có thể, nhất định phải là hình ảnh người đàn ông
tóc trắng bước xuống từ xe đò Hoàng, băng qua đường để bước vào quán cà phê
Starbucks duy nhất của thị trấn Buttonwillow bụi bặm. Ở đó, ông đặt mua không
phải một mà hai ly cà phê, mang đến chiếc bàn nhỏ ở một góc quán rồi bình thản
ngồi xuống, không hề bồn chồn, chờ đợi. Bởi vì tôi sẽ đến, như đã hứa. Tôi nhất
định sẽ đến, không thể nào khác đi được. (PHÙNG NGUYỄN –
Xuôi dòng ký ức)
Nguyễn
Quang
Gửi
Phùng Nguyễn
Đi
rồi sao anh Phùng,
Mới
hẹn tuần này sẽ gặp nhau,
Già
trẻ…
Gặp
gỡ cuối thu
Trưa
nay gió mịt mù.
Bay
bay những lá vàng cuối thu
Đường
vào bệnh viện chênh vênh
Vẫn
không tin anh không còn cười nói …
Hôm
nay mới thứ ba
Tuần
này chưa qua mà anh đi mất
Điện
thoại reo suốt
Bạn
bè bang hoàng hoảng hốt hỏi han …
Thôi
thì anh đã qui hàng
Trái tim nhỏng nhẻo ngỡ ngàng buông xuôi.
Mai
sau còn nhớ giọng cười
Yêu
nhiều tim yếu nên người nghỉ chơi …
Nguyễn
Quang
Nguyên
Minh
Vĩnh
biệt Phùng Nguyễn
Với
tôi, anh là người bạn văn tôi mới gặp mặt trong một buổi họp mặt anh em Quán
Văn và một số văn nghệ sĩ vùng Virginia tại nhà Trương Vũ. Cách đây hơn hai mươi
năm tôi có đọc một số truyện ngắn của anh trên tạp chí văn học của Nguyễn Mộng
Giác. Tôi có hỏi Nguyễn Mộng Giác về Phùng Nguyễn. Tôi rất thích văn anh. Tôi
có nói lại ý đó với Phùng Nguyễn. Sau đó anh có tặng tôi cuốn Đêm Oakand và những truyện khác xuất bản
từ năm 2001 với lời tặng viết bằng bút màu xanh lá cây. Những ngày về lại San
Jose, tôi đọc cái truyện mà từ lâu tôi đã thích: Chim gáy sau vườn. Tính nhân bản rất cao. Tôi định email cho anh,
lấy truyện đó đi vào số Quán Văn 34, chủ đề
Bên dòng sông Potomac. Bận rộn những việc khác, hẹn với mình về lại Sài Gòn
tôi mới thực hiện ý nghĩ đó.
Buổi
sáng sớm hôm nay, nghe tiếng gà gáy canh ba từ phía nhà ai rất xa, từ bên kia
bờ thành của bãi đáp phi trường Tân Sơn Nhất, tôi chợt thức giấc, mở cái iPad,
vào Gmail thấy Phạm Cao Hoàng báo hung tin. Cứ tưởng mình còn trong giấc mơ,
phải dụi mắt thật kỹ, những dòng chữ cứ chạy loạng choạng trước mặt. Phùng
Nguyễn đã qua đời.
Bất
ngờ quá. Tôi xem lại có phải vì một tai nạn giao thông hay không. Không phải.
Vì bệnh tim. Đột ngột như Trần Hữu Ngũ bạn tôi trong nhóm Ý Thức ngày nào.
Tôi
bật khóc nức nở. Vợ tôi không hiểu gì nhưng vẫn ôm lấy vai tôi như vỗ về an ủi.
Cuộc
đời vốn có những bất ngờ, có khi mang đến những hạnh phúc nhưng cũng có khi
mang đến những bất hạnh đến cho mình. Vừa đón nhận người bạn cùng một đam mê
văn chương rồi vĩnh biệt tiễn đưa người ấy về một nơi vĩnh hằng.
Xin
các bạn trong ngày họp mặt ấy thắp dùm tôi một nén nhang trước bàn thờ Phùng
Nguyễn.
Và
tôi xin anh cái truyện Chim gáy sau vườn
cho Quán Văn. Chắc anh không từ chối.
Nguyên Minh
Sài
Gòn, 18.11.2015
Phùng Nguyễn (thứ ba từ trái, đứng) Nguyên Minh (thứ hai từ trái, ngồi)
Virginia, 24.10.2015 (Ảnh TK)
Nguyễn Quang Chơn
Nhớ Phùng Nguyễn
Thức giấc lúc hai giờ sáng
Theo thói quen bấm mở iPhone xem giờ
Rồi check thử mail
Có hai cái một của con trai, một của Phạm Cao Hoàng
Và chợt bàng hoàng. không tin rằng mình vừa đọc
Lời chia buồn chia tay Phùng Nguyễn...
Anh người Đà Nẵng
Anh ở Maryland
Anh lái xe lên đón anh Lữ Quỳnh và tôi
Chung vui trong Sài Gòn Quán
Anh hiền lành hay cười ít nói
Tôi nghe tim anh có vấn đề. chừ đã ổn...
Tháng 6. Virginia...
Anh hẹn cuối năm về Việt Nam. Đà Nẵng
Tôi hẹn sẽ vẽ chân dung anh
Sắp cuối năm rồi anh
Sao anh đi mãi...
Bao giờ mới gặp lại anh
Đôi mắt cười hiền lành
Hay nhìn thẳng vào người đối diện
Ấm áp và phảng phất chút buồn...
Bây giờ mới ba giờ sáng Việt Nam
Maryland khoảng ba giờ chiều
Tôi nhớ anh!
Ngủ ngon nhé anh Phùng Nguyễn
Thôi những giấc mơ chữ nghĩa
Thôi những đau nhói trong tim
Thôi những chiều lái xe từ Maryland qua Virginia thăm bạn...
Sao tôi thấy lạnh và bóng đen mênh mông. trời vẫn tối đen chưa sáng
Làm sao thắp một nén nhang...
Nguyễn Quang Chơn
Đà Nẵng, 3 giờ sáng 19.11.15
Phác thảo chân dung Phùng Nguyễn
Nguyễn Quang Chơn vẽ
Phùng Nguyễn Nguyễn Quang Chơn
Virginia, June 2015
Trương Văn Dân
Phùng Nguyễn, chiếc lá thu
bay…
Thật bàng hoàng khi nghe tin
nhà văn Phùng Nguyễn vừa giã từ cuộc chơi văn chương và người thân để đi vào cõi vĩnh hằng. Mới đây
thôi, bạn bè văn nghệ gặp mặt đông đủ ở studio của họa sĩ Trương Vũ, anh
còn ký tặng tôi và Elena tập truyện “ Đêm
Oakland và những truyện ngắn khác”. Nét mực hãy còn hôi hổi, thế mà…
Biết anh qua vài truyện ngắn
đăng trên tập san vhnt Văn Học (do nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên)… từ thập
niên 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến 2011 mới gặp anh lần đầu ở quán cà phê
Điểm Mới (Phú Nhuận) cùng anh Nguyễn Hòa
(chủ biên vanchuongviet.org) và một số
văn hữu khác.
Bạn bè ngồi kín quanh mấy chiếc
bàn cà phê kê sát nhau nên không tiện nói chuyện nhiều. Chỉ quanh quẩn chuyện
thời tiết, cuộc sống và tình hình văn học. Tôi nhớ có một lúc anh bảo là Sài
Gòn có nhiều quán nhậu quá, lớp thanh
niên lêu lổng ăn chơi mà trên nhà văn hóa thanh niên người ta chỉ mở các lớp dạy
khiêu vũ hay luyện chữ đẹp, viết thư pháp…
Tôi gật đầu và mở màn hình điện
thoại cho anh xem bức ảnh chụp tấm bích chương quảng cáo trên đường phố: Người
ta đang hồ hởi thông tin là sẽ cố gắng phấn đấu để Việt Nam tiêu thụ… 3 tỷ lít bia một năm. Anh chỉ kêu lên một tiếng
“trời!” rồi im lặng.
Không nói gì thêm nhưng tôi thấy
nét ưu tư qua ánh mắt anh như của bất cứ trí thức nào còn trăn trở về hiện tình
đất nước. Tôi sực nhớ hai câu thơ của Phạm Cao Hoàng viết về những kẻ ở xa:
Khi về
thăm lại cố hương
Thấy
quê nhà nghĩ càng thương quê nhà..
“Kỷ niệm” của chúng tôi chỉ có
thế. Lần gặp đâu chỉ chừng hơn 30 phút vì sau đó anh có việc phải đi, nhưng hơn
bốn năm sau, trong lần gặp ở nhà nhà văn/họa sĩ Trương Vũ ở Virginia, giữa nhiều
người anh vẫn nhận ra tôi.
Sau cái bắt tay thân tình anh
ký tặng tôi tập truyện ngắn và quyển kỷ yếu về buổi triển lãm và hội thảo về một tờ báo thời tiền chiến. Anh còn nhờ tôi
chuyển một tập sách của nhà văn Đặng Thơ Thơ cho nhà văn Trần Thị Nguyệt Hồng ở
SG. Tối từ Mỹ mới về lại Việt Nam, chưa kịp giao sách thì trái tim của anh đã
ngừng đập.
Sự ra đi đột ngột và bất ngờ của
Phùng Nguyễn làm anh em và bạn hữu sững sờ. Họa sĩ Đinh Cường nghẹn ngào, nửa tin nửa ngờ, rồi cuối
cùng kêu lên, thảng thốt :
…có khi nào tim ngừng đập
rồi đập lại không Phùng ?
Chúng tôi , bốn
anh em trong nhóm Quán Văn đến Virginia
vào giữa mùa thu. Những chiếc lá trên cành từng ngày khoe sắc xanh vàng
tím đỏ. Khi chúng tôi chia tay nhau để bay về lại San Jose thì lá đã bắt đầu
rơi.
Buổi sáng đó trời
mưa. Nhè nhẹ. Nhưng vẫn thấy lòng mình se lạnh. Chia tay với những người bạn
thân tình, chia sẻ với nhau bằng tấm lòng cùng tình yêu văn chương và những
khát khao về cuộc đời và quê mẹ… thật chẳng chút dễ dàng. Vì nói như họa sĩ
Đinh Cường thì" Chúng ta chỉ
còn chừng đó niềm vui”.
Ngồi
trên xe mà nhà thơ Nguyễn Minh Nữu (*) đưa ra sân bay, tôi nhìn qua khung kính
những chiếc lá đầy màu sắc đang lìa cành. Lảo đảo. Khác với cách rơi tự nhiên,
thong thả, nhẹ nhàng tự tại như khi trời yên, gió lặng.
Mưa tuy không lớn, nhưng những
chiếc lá đang rơi như thể bị cuộc đời vùi dập. Trước khi trở về với hư vô. Khi xe dừng ở cột đèn đỏ, tôi chăm chăm nhìn
vào một chiếc lá vẫn còn xanh đang rơi bên lề đừng, chưa chạm đất đã được gió
thốc lên, rồi như bị những giọt nước mưa
rơi trúng, nặng nề thêm, đột ngột rớt nhanh xuống đất.
Giờ nhớ lại cảnh ấy. Tôi giật
mình đánh thót. Xương sống buốt lạnh. Chiếc lá còn xanh ấy là anh sao, Phùng Nguyễn?
Xin
thắp một nén nhang tiễn anh về nơi cuối trời….
Và cầu nguyện cho linh hồn anh ra đi thanh thản,
Phùng Nguyễn ơi!
Trương Văn Dân
Sài
Gòn, 18.11.2015
Phùng Nguyễn (Thứ ba từ trái, đứng - Trương Văn Dân (Thứ hai từ phải, đứng)
Virginia, 24.10.2015
Lữ Quỳnh
Dẫu biết vô thường
Dẫu biết vô thường là thường
Mà trái tim vẫn như thắt lại
Tôi bàng hoàng ngồi sững
mắt mở lớn mà không thấy gì
hình như có tiếng sét đánh
ngang
anh ra đi thật rồi sao Phùng?
mới tháng trước còn ngồi với
nhau
ở đâu có bạn là có anh
ít nói nhưng giọng thường vui
nhớ những lần qua San Jose trước đây
thăm Nguyễn Xuân Hoàng nằm
bệnh
những buổi trưa buổi chiều
bên nhau
vừa xuống phi trường là đã
hẹn
lòng nhiệt tình bằng hữu
nay không còn buồn vui như
thế nữa rồi
ở cõi vĩnh hằng Phùng yên giấc
nhé
xin tiễn đưa anh bằng một thời
kinh
nam mô Vô lượng thọ Như lai!
Lữ
Quỳnh
San Jose, November 17, 2015
Phùng Nguyễn (thứ nhất từ trái) - Lữ Quỳnh (thứ ba từ trái}
Nguyễn Thị Khánh Minh
Lời hẹn của Phùng Nguyễn
Tôi sẽ đến. Tôi nhất
định sẽ đến
Buổi mai cồn cào lời hẹn**
Cà phê mắt đen đợi nhau
Tôi sẽ đến. Tôi nhất
định sẽ đến
Xao xuyến quá. Một góc bàn. Hai ly cà phê hẹn
Thị trấn giữa đàng. Thảng thốt. Nhịp trần gian
Tôi sẽ đến. Tôi nhất
định sẽ đến
Starbucks bên đường hay cuối đất xa
Giờ cùng trời ngó nhau thăm thẳm
Tôi sẽ đến. Tôi nhất
định sẽ đến
Người vừa hẹn. Rồi đi ngay cái một
Then vừa cài cổng đã khói sương
Thôi trái tim đau treo trên cành lá mỏng
Thôi tháng ngày là ký ức tìm nhau
Người đã đưa. Người đã chờ. Và Người đã đến
Kia. Tiếng cười vừa tan trong câu chào
Tay bắt mặt mừng trời xanh nghiêng nón
Thị trấn giữa đàng. Chuyện kể chiêm bao…
Nguyễn Thị Khánh Minh
Tháng 11. 2015
*…điều tôi muốn níu giữ, nếu
còn có thể, nhất định phải là hình ảnh người đàn ông tóc trắng bước xuống từ xe
đò Hoàng, băng qua đường để bước vào quán cà phê Starbucks duy nhất của thị trấn
Buttonwillow bụi bặm. Ở đó, ông đặt mua không phải một mà hai ly
cà phê, mang đến chiếc bàn nhỏ ở một góc quán rồi bình thản ngồi xuống, không hề
bồn chồn, chờ đợi. Bởi vì tôi sẽ đến, như đã hứa. Tôi nhất định sẽ đến, không
thể nào khác đi được. (PHÙNG NGUYỄN – Xuôi dòng ký ức)
[trích từ bài Tách Cà Phê Đợi Bạn, Nguyễn Minh Nữu- BlogPhamCaoHoang]
**nhà
văn PHÙNG NGUYỄN đã qua đời vào sáng ngày thứ Ba 17 tháng 11, 2015 tại tiểu
bang Maryland, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 65 tuổi.
Phùng Nguyễn
Virginia, June 2015 (Ảnh PCH)
Nguyễn Vy Khanh
Tính tự truyện ở Phùng Nguyễn
Tưởng nhớ Phùng Nguyễn
vừa ra đi, ghi lại đây nhận định văn-học gần 15 năm trước.
Có những nhà văn mở đầu sự
nghiệp với những tác phẩm mang tính tự thuật, lấy đời sống và kinh nghiệm bản
thân làm chất liệu, rồi với thời gian tính chất này sẽ loãng dần, như Nguyên
Hồng, Thái Can, Tô Hoài, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền,... Phùng Nguyễn khởi nghiệp
văn chương khi tuổi đã trung niên và theo thiển ý, tự truyện đã và vẫn là cái
nền chính của những gì ông viết. Từ Tháp Ký-Ức đến Đêm Oakland Và Những Truyện
Khác (1), tính tự sự ở Phùng Nguyễn có lúc công khai, lộ liễu, có lúc tiềm ẩn -
ít ra ông cho người đọc cảm tưởng đó! Ông đưa người đọc hành hương với ông trở
lại nơi đất cũ, nhà cũ, thời niên thiếu của ông, một tháp ký-ức giữa những tàn
tích của quá khứ, ngay trên bãi đất hiện tại! Những bước chân hoài niệm và
chiêm nghiệm qua văn chương! Riêng tập sau, tính tự sự không còn cao như tháp
nhưng vẫn dày dặc ở bề sâu, ở tính cách.
Luân Hoán
Đưa Phùng Nguyễn như đùa
không quen biết cũng là bè
bạn
tình đồng hương đồng cảnh lưu vong
huống chi là chỗ từng thân thiết
tình văn thơ không phải gió lồng
tình đồng hương đồng cảnh lưu vong
huống chi là chỗ từng thân thiết
tình văn thơ không phải gió lồng
nếu hôm qua không đi thay
nhớt
đổi lốp xe để chạy mùa đông
chắc sớm biết tin ông chơi lận
nhỏ hơn tôi đã dám đi đong
đổi lốp xe để chạy mùa đông
chắc sớm biết tin ông chơi lận
nhỏ hơn tôi đã dám đi đong
khi đọc bài thơ Sơn viết vội
Adieu Phùng Nguyễn, hết hồn
mới buổi sáng Dương Kiền bỏ bạn
cứ nghĩ rằng Hoàng … lộn tên ông
Adieu Phùng Nguyễn, hết hồn
mới buổi sáng Dương Kiền bỏ bạn
cứ nghĩ rằng Hoàng … lộn tên ông
vậy mà thật ông đi cú một
chuyến tàu dài bay tuốt trời xanh
sao ông chẳng lận theo vài thứ
đủ an ninh giữ lại thông hành
chuyến tàu dài bay tuốt trời xanh
sao ông chẳng lận theo vài thứ
đủ an ninh giữ lại thông hành
chỉ mới đúng sáu lăm chớ mấy
còn thua tôi gần những mười năm
từ cái lúc ông chưng kệ sách
tôi mới theo ông được mươi hôm
còn thua tôi gần những mười năm
từ cái lúc ông chưng kệ sách
tôi mới theo ông được mươi hôm
chuyện không thể gọi là so
sánh
bởi việc ông tổng quát lợi chung
tôi chỉ mượn hai từ kệ sách
khoe cái bìa cùng những tình thân
bởi việc ông tổng quát lợi chung
tôi chỉ mượn hai từ kệ sách
khoe cái bìa cùng những tình thân
chưa kịp gõ mấy dòng cái
Tháp
lỡ móng rồi đành đợi bình tâm
nằm chập chờn mấy giờ sắp sáng
dẫu run tay tình cũng lên dòng
lỡ móng rồi đành đợi bình tâm
nằm chập chờn mấy giờ sắp sáng
dẫu run tay tình cũng lên dòng
ông lên đó gặp đông bè bạn
(bọn chúng ta ai chẳng thành tiên)
cho tôi nhắn thăm chung một lượt
mừng bạn xưa vui cõi bình yên
(bọn chúng ta ai chẳng thành tiên)
cho tôi nhắn thăm chung một lượt
mừng bạn xưa vui cõi bình yên
dừng bạn nhé, tôi còn sửa
soạn
biết chừng đâu vâng biết chừng đâu
mỗi cuộc sống hình như hữu hạn
mà tôi đây vượt quá chút rồi
biết chừng đâu vâng biết chừng đâu
mỗi cuộc sống hình như hữu hạn
mà tôi đây vượt quá chút rồi
Luân Hoán
4.38 AM – 18-11-2015
4.38 AM – 18-11-2015
Phùng Nguyễn
Ảnh PCH - Virginia, 2015
Trần Doãn Nho
phùng đi đâu đi đâu…
Gửi
Quỳnh Loan và Da Màu
nghe tin phùng ra đi
khi đang còn đọc báo
phùng đi đâu đi đâu
không thèm mua chiếc vé
chẳng cần ai tiễn đưa
một mình phùng lặng lẽ
phùng hứa tới boston
ghé chân phương ngắm biển
lên harvard uống bia
về worcester đấu láo
phùng hẹn gặp cali
thăm tạ chí đại trường
thắp nhang chào anh giác
uống cà phê gypsy
nhớ những lần da màu
bạn bè chia cuộc chữ
phùng đi
một khoảng trống rất sâu
mới thứ hai tuần trước
phùng giục giã viết bài
bài vừa xong một nửa
nửa còn lại, rụng rời
phùng đi đâu đi đâu
“rừng và cây” chết đứng
email buồn ngơ ngẩn
bàn phím gõ run tay
trời vẫn trong vẫn xanh
rượu vẫn đầy
vẫn đợi
phùng đi đâu đi đâu
không hẹn ngày trở lại
phùng đi đâu đi đâu
đi đâu mà rất vội!
Trần Doãn Nho
(17/11/2015)
Bấm vào ảnh để xem lớn hơn
Trần Hoài Thư
Vĩnh biệt Phùng Nguyễn
Nhà thơ Phạm Cao Hoàng gởi
tin cho biết là nhà văn Phùng Nguyễn đã qua đời vì bệnh đau tim tại một bệnh viện
ở Maryland. Tin làm tôi bàng hoàng. Có thật vậy sao? Phùng Nguyễn sinh năm
1950, còn quá trẻ mà. Còn có quá nhiều thời gian để mà hưởng thú điền
viên sau 65 như mọi người. Còn có quá nhiều việc để làm cho riêng mình mà. Tôi
thẩn thờ. Ôi bạn bè ta, ta thì bị thúc thủ bởi người bạn đời đột quị, còn bạn
bè thì lần lượt bỏ mà đi, hay lần lượt chống gậy chống nạng ngồi xe lăn… kẻ trước
người sau cho trọn kiếp làm người….
Tôi và Phùng Nguyễn dù chỉ
gặp nhau một đôi lần nhưng xem như thân thiết trên cuộc hành trình cùng văn
chương chữ nghĩa, và cả cuộc sống. Thứ nhất là chúng tôi cùng là dân IT
(information Technology). Thứ hai, chúng tôi cùng có mặt trong bộ đồng phục trứoc
1975. Thứ ba chúng tôi cùng viết chung con đường yêu mến văn chương chữ nghĩa.
Mẫu số chung ấy đã giúp
chúng tôi dù xa cách nhưng thật sự rất gần gũi. Từ diễn đàn Ô Thước – một diễn
đàn xem như liên mạng đầu tiên qui tụ những người quen thuộc với cõi ảo, lúc mà
VIQR xem như được dùng để viết, ví dụ: Phùng Nguyễn thì phải dánh Phu`ng
Nguye^~n, Phùng Nguyễn đã làm một nhịp cầu bắt nối hai thệ hệ hoặc hai lứa tuổi
lại với nhau… Những cuiộc thảo luận sôi nổi, những ý kiến dị biệt luôn luôn được
Phùng Nguyễn khéo léo ôn hòa dàn xếp… Đó là nhờ những người tham dự diễn đàn được
học tinh thần dân chủ, tôn trọng ý kiến dị biệt, và cũng nhờ sự khéo léo điều hợp
của người Moderator (điều hợp viên).
Từ Ô Thước rồi đến Talawas
rồi Damau, nhữnng diễn dàn văn học luôn luôn thấy bóng Phùng Nguyễn. Ngày xưa Phùng
Nguyễn mang súng thì bây giờ Phùng Nguyễn mang laptop đến mọi nơi mọi chốn. Tôi
theo dõi ngườii lữ hành ấy và cảm phục vô ngần.
Riêng tạp chí Thư Quán Bản
Thảo, Phùng Nguyễn là một người luôn luôn đứng bên cạnh, tinh thần cũng như vật
chất. Thỉnh thỏang Phùng Nguyễn ủng hộ tài chánh qua Paypal. Và thỉnh thoảng Phùng
Nguyễn hỏi xin được đăng lại một số bài chủ đề trên Thư Quán Bản Thảo. Cái hay
của Phùng Nguyễn là rất tôn trọng chẳng những tác giả mà cả nhóm mà Phùng Nguyễn
làm việc chung. Team brain. Các công ty hàng đầu của Mỹ đều đặt “team brain”
lên hàng đầu khi thực hiện một dự án nào. Chứ không phải mạnh ai muốn làm thì
làm hay ai có quyền thì lấn hết tiếng nói hay ý kiến của người khác. Đó là lý
do mà những diễn đàn mà Phùng Nguyễn tham gia hoặc chủ trương đều được người đọc
chú ý…
Với tôi, Phùng Nguyễn xem
là người anh. Chỉ cách đây một tháng, Phùng Nguyễn gởi một điện thư từ Cali:
Anh Trần Hoài Thư thân mến,
Nghe nói anh có ghé
Virginia tuần trước, rất tiếc không gặp được anh vì lúc đó đang ở bên
Cali.
Xin gởi anh một bài viết để
anh tùy nghi anh nhé.
Ngoài ra, xin mời
anh đóng góp cho blog của em trên mạng VOA tiếng Việt. nếu anh có hứng thì cho
em biết.
Xin chúc anh chị những
ngày tháng bình an.
Rất mong gặp lại.
Phùng Nguyễn
Tôi trả lời là tôi không
có ghé Virginia hay bất cứ nơi nào, nhưng mong một ngày sẽ có dịp…
Bài đóng góp của Phùng
Nguyễn gởi cho Thư Quán Bản Thảo được lưu cho số tới, vì ít ra, Phùng Nguyễn đã
nói hộ cho thế hệ chúng tôi, và màu áo thám báo của chúng tôi qua những đọan
trích từ các tác giả miền Bắc hay sau này ở trong nước.
Chữ nghĩa của Phùng Nguyễn
còn đó, ý tưởng của Phùng Nguyễn còn đó, kinh nghiệm và kiến thức của Phùng
Nguyễn còn đó, hành trình của Phùng Nguyễn còn đó. Còn ở khắp cõi ảo. Còn ở khắp
chốn khắp nơi trên GOOGLE, Firefox, Explorer…
Nhưng kể từ dây, không còn
Phùng Nguyễn nữa.
Vĩnh biệt Phùng Nguyễn.
Trần Hoài Thư
New Jersey, 18.11.2015
Lãm Thúy
Vĩnh Biệt Phùng Nguyễn
Đứng giữa mùa thu nghe lá
rơi
Được tin Phùng Nguyễn đã
qua đời
Bàng hoàng không biết đâu
hư thực
Mới đó còn nghe được tiếng
cười .
Mới đó , Anh ngồi buổi tiệc
trưa
Ở nhà Trương Vũ , nói văn thơ
Với cô vợ trẻ tình như mới
Tóc cột đuôi gà bay phất
phơ .
Mà chiều nay trời đất thảm
sầu
Là mưa hay lệ khóc thương đau
Sợ Café nguội bên trời hẹn
Nên vội vàng cho kịp chuyến
tàu?
Mà chuyến nhân sinh chẳng
khứ hồi
Nhịp tim ngừng đập. Vậy là
thôi!
Lằn ranh sinh tử mong manh
quá
Người cũng đành lòng bỏ cuộc
chơi !
Ai hẹn chờ ai mà ra đi?
Lạnh lùng không một tiếng
phân ly
Bàn tay không vẫy, không từ
biệt
Lặng lẽ rời xa. buồn cách
chi!
Ôi! Cuộc văn chương, chuyện
lở bồi
Cũng là hư huyễn đó, Phùng
ơi !
Thịnh suy rồi cũng thành
tro bụi
May, chút phương danh để lại
đời
Để lại đời bao nhiêu tiếc
thương
Bao nhiêu hoài bão của văn
chương
Bỏ cô tóc cột tình như mộng
Bỏ lại đời sau chữ nghĩa
buồn
Thì thôi, yên nghỉ giấc
nghìn thu
Điểm hẹn bên đời chỉ trước
sau
Tài hoa yểu mệnh , xưa nay
vậy
Chớ để nhân gian thấy bạc
đầu!
Lãm Thuý
19.11.2015
Trương Vũ
PHÙNG
Tôi nghe tiếng Phùng Nguyễn (PN) khá
lâu, tuy nhiên chỉ thực sự có giao tình với nhau từ đầu năm 2003. Thời gian đó,
tạp chí Hợp Lưu ra chủ đề Yêu với sự tham dự của 27 nhà văn. Trần Vũ nhờ tôi viết
Bạt cho chủ đề này. Lúc đó, PN vừa mới nhận chức vụ Chủ Bút của Hợp Lưu, đồng
thời đóng góp một truyện ngắn cho chủ đề. Đọc hết 27 sáng tác được chọn đăng,
tôi đặc biệt chú ý đến Ca Bin của
PN. Tôi đã viết như thế này về truyện ngắn đó:
Ca
bin của Phùng Nguyễn được viết với một cấu trúc rất lạ, một phối hợp của tân
hình thức và hậu hiện đại. Một bài thơ tiếng Anh với lời chuyển ngữ cố ý làm
khác và cả một màn hình điện toán đã được sử dụng thật thành công cho cấu trúc
này. Truyện ngắn của Phùng Nguyễn có khả năng mở đầu cho một phong trào viết
truyện mới. Ở đây không có thảm kịch. Nó lẫn lộn cuộc đời thực với cuộc đời
trong mơ, đuổi bắt lẫn nhau, và người đọc khó phân biệt được cái mơ và cái thực.
Đó là cái đẹp tuyệt vời của một tình yêu tự nhiên và rộng mở, không ràng buộc,
không tự nhốt mình lại như trong một ca bin.
PN
chỉ phụ trách Chủ Bút Hợp Lưu trong một thời gian ngắn. Từ đó, tôi không có nhiều
cơ hội liên hệ với PN nữa. Thỉnh thoảng có gặp nhau mỗi khi về thăm California,
hay liên lạc với nhau qua email về một số sinh hoạt văn học hay về đời sống của
một số bạn văn. Không trao đổi với nhau nhiều. PN rất thâm trầm, ít nói, hầu
như chỉ nói những gì cần thiết. Tuy nhiên, theo dõi bài vở trên các tạp chí văn
học, giấy hay mạng, hay qua những câu chuyện với bạn bè, tôi biết được khá rõ về
những đóng góp của PN cho văn học Việt Nam. Đặc biệt, đóng góp của PN vào nổ lực
sáng lập tạp chí mạng Da Màu. Những ấn tượng tôi có về PN kể từ lúc tôi viết những
dòng đầu tiên sau khi đọc truyện ngắn Ca Bin, càng rõ nét.
Mấy
năm sau này, khi Quỳnh Loan nhận công việc mới ở Maryland, vợ chồng dời về đây,
chúng tôi mới gặp nhau khá thường xuyên, hiểu nhau hơn, và thân nhau hơn. Nếu
không có việc đi xa, PN có mặt hầu hết trong những họp mặt với bạn bè trong
sinh hoạt văn học nghệ thuật. Chúng tôi chia sẻ với nhau những ưu tư về văn học
Việt Nam, trong lẫn ngoài nước. Chia sẻ với nhau về những đóng góp cần có của
người cầm bút, của người làm nghệ thuật, vào những sinh hoạt liên hệ đến sáng
tác và phẩm chất của tác phẩm. Họp mặt bạn bè thường bao gồm những nhận định,
những bàn thảo, hay những tranh cãi về văn chương. Chẵng hạn, tranh cãi về ảnh
hưởng của Gabriel Garcia Marquez trong một số tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt
Nam hiện nay. Rất khó quên cách diễn đạt trầm tĩnh và sâu sắc của PN trong những
họp mặt như vậy.
Khoảng
cuối tháng 10 vừa qua, nhân có các bạn thuộc nhóm chủ trương tạp chí Quán Văn ở
Việt Nam, như Nguyên Minh, vợ chồng Trương Văn Dân, Lữ Kiều, Đoàn Văn Khánh, cùng
một số nhà văn, nhà thơ từ Boston và San Jose về thăm vùng DC, chúng tôi tổ chức
một cuộc họp mặt, khá đông, rất vui và thân tình. Hôm đó, có cả người bạn thân
của tôi, Nguyễn Đình Vinh. Vinh cho biết rất cãm kích về đóng góp của PN trên
blog "Rừng & Cây" trên VOA và mong có dịp chuyện trò lâu với PN.
Tôi hứa sẽ mời cả hai đến nhà chơi một ngày nào đó rất gần. Ngày đó không bao
giờ đến!
Xế
trưa ngày Thứ Ba, 17 tháng 11 năm 2015, tôi nhận được báo tin của Nguyễn Quang
và Đinh Cường cho biết PN đã qua đời, vẫn còn nằm trong bệnh viện. Tôi bàng
hoàng, ngỡ ngàng. Tôi định sau khi đón thằng cháu ngoại ở trường về sẽ chạy
ngay vào bệnh viện thì nhận được điện thoại của Đinh Từ Bích Thúy. Thúy cho biết
bệnh viện chuẩn bị đưa PN xuống nhà quàng, không ai vào thăm được. Xót xa!
Không nói được lời cuối với bạn mình khi còn nằm trên giường bệnh. Buổi gặp gỡ với
đông đảo bạn bè cách đây ba tuần là buổi gặp gỡ sau cùng với PN.
Sự
ra đi của PN quá bất ngờ với mọi người. Tuy nhiên, trong con người lặng lẽ, tế
nhị, sâu sắc đó dường như có một linh cảm nào. Như Nguyễn Minh Nữu đã khám phá
từ một bài viết của PN, Xuôi Dòng Ký Ức,
viết nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (NXH). Trong bài, PN ghi lại
hình ảnh NXH tại một quán cà phê trong một gặp gỡ năm nào. Rồi, liên tưởng đến
một gặp gỡ với NXH trong tương lai. "...
Ở đó, ông đặt mua không phải một mà hai ly cà phê, mang đến
chiếc bàn nhỏ ở một góc quán rồi bình thản ngồi xuống, không hề bồn chồn, chờ đợi.
Bởi vì tôi sẽ đến, như đã hứa. Tôi nhất định sẽ đến, không thể nào khác đi được." Và,
khi tôi báo tin buồn cho Nguyễn Đình Vinh, Vinh xúc động vô cùng, rồi hỏi tôi
có biết bài viết sau cùng của PN trên VOA tựa đề là gì không. Tựa đề của bài viết
là Mệnh Trời.
Mệnh Trời! Đành vậy thôi. Không
thể nào khác đi được.
Trương
Vũ
Maryland, tháng 11 năm
2015
Họp mặt ở studio Trương Vũ - Vienna, 24.10.2015
Phùng Nguyễn (thứ tư, từ trái, đứng) - Trương Vũ (thứ bảy từ phải, đứng).
(Click vào ảnh để xem lớn hơn)
Nguyễn
Thị Thanh Bình
Chuyến
xe cuối cùng về bến rồi sao nhà văn Phùng Nguyễn?
Vâng,
tôi biết rất rõ câu trả lời chắc như bắp và môi cười nửa miệng hiền lành không
Don Juan đĩ thõa chút nào của anh: “Vì chuyện không thể khác được. Có gì đâu!”
Dường
như anh thích sử dụng câu nói huề vốn này, nhưng đó là chuyện lát nữa tôi sẽ nhắc
lại với anh sau.Nhắc lại cũng chỉ cho vui thôi mà. Lần cuối!
Bây
giờ tôi chỉ thấy có trời mới hiểu được tại sao anh lại quyết định làm một cú
“bye bye” trần gian, bằng một cái nhún vai gần như âm thầm tráo trở vào hôm ấy:
mười bảy tháng mười một năm một chín mười lăm.
Phải
buổi trưa hôm ấy mới được thôi sao. Trong không gian quả là không thanh tịnh
chút nào của bệnh viện Mỹ “Adventist Hospital” đã vào trưa, ngầy ngậy những bước
chân dồn dập của những cô y tá tóc vàng mắt xanh và những mũi kim đau thấu trời.
Ở một nơi nằm trong một quận lỵ khá nhỏ, nên có lần anh bảo là “không khá được”.
Thì đúng là không-khá-được, khi anh đang có mặt ở đó mà người ta vẫn để anh sổng
đi bằng lối “exit” vần vũ lá bay hay mây bay cuối trời thế mới lạ.
Kể
ra cũng có chút gì xem ra không ổn thỏa và công bằng cho lắm, khi cô vợ nhỏ của
anh vừa hớn hở tưởng là anh đã OK và đến đón anh về ăn trưa mí nhau cơ mà. Tin
anh trốn thoát cuộc đời làm bạn bè bàng hoàng cứ tưởng như chuyện đùa, hay chỉ
là một trích đoạn trong một câu chuyện tưởng tượng sáng tạo của một nhà văn nào
đó.
Phạm Cao Hoàng
Chia tay Phùng Nguyễn
Chiều thứ ba, 17.11.2015. theo thói
quen, tôi đi bộ lang thang qua những con đường làng trong xóm. Bây giờ là giữa
mùa thu, trên những cành cây xơ xác vẫn còn một ít lá vàng, chỉ cần một cơn gió
mạnh là tất cả sẽ rụng xuống. Khi leo lên con dốc ở thung lũng Fox, điện thoại
đổ chuông. Anh Đinh Cưởng gọi, giọng nghẹn ngào, “Phùng Nguyễn mất vào sáng hôm
nay do bệnh tim”. Tôi choáng váng vì quá bất ngờ. Tôi điện cho anh Trương Vũ,
chưa kịp hỏi gì thì anh đã nói, giọng gần như khóc, “Mình tính vào bệnh viện xem
thực hư thế nào nhưng không kịp. Người ta đã mang xác đi rồi”. Phùng Nguyễn bị
bệnh tim từ mấy năm qua nhưng chuyện anh ra đi là điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến,
và tôi chắc bản thân anh cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Lần sau cùng tôi gặp anh
là cách đây ba tuần, hôm 24.10.2015, tại buổi họp mặt ở studio anh Trương Vũ.
Hôm ấy, khi về nhà, Cúc Hoa nói với tôi, “Lúc nãy em thấy anh Phùng Nguyễn
không uống một ly rượu nào cả. Chắc là bệnh tim đang tái phát”. Thật ra, Phùng
Nguyễn cũng như chúng tôi không ai mê rượu, lúc nào họp mặt thì uống một chút
rượu chát đỏ cho vui, cho câu chuyện thêm râm ran, cho cuộc đời thêm ấm áp;
chưa bao giờ uống say. Theo kinh nghiệm của bản thân từ những lần gặp gỡ, tôi
hiểu ngay rằng hôm ấy tim anh bị mệt. Mệt nhưng vẫn cố gắng lái xe gần một tiếng
đồng hồ từ Maryland sang để gặp bạn bè, trong đó có các bạn đến từ Châu Âu, từ
Việt Nam, từ California, từ Massachusetts… Anh đến các buổi họp mặt không phải
để trà dư tửu hậu, mà vì quí trọng bạn
bè và đồng thời anh thu thập thông tin để
phục vụ cho các bài viết. Gặp các anh Đinh Cường, Trương Vũ, Nguyễn Trọng Khôi,
anh tìm hiểu về hội họa. Gặp anh Nguyễn Tường Thiết, anh tìm hiểu về Tự Lực Văn
Đoàn. Gặp anh Nguyễn Quốc Thái, anh hỏi về chuyện làm báo Trình Bày. Gặp anh
Nguyễn Xuân Thiệp, anh hỏi về chuyện làm báo Phố Văn. Gặp anh Trần Hoài Thư,
anh hỏi về chuyện văn học miền nam. Gặp anh Nguyên Minh, anh hỏi về chuyện làm
báo Ý Thức. Gặp các anh Nguyễn Đinh Vinh, Trương Vũ anh bàn luận về tình hình
văn học trong và ngoài nước. Đó là những
nguồn tư liệu sống nên anh không muốn bỏ lỡ những cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu. Với
tính cách như vậy, từ mấy chục năm qua, Phùng Nguyễn làm việc một cách nghiêm
túc ở cả lĩnh vực sáng tác lẫn lĩnh vực lý luận, có những đóng góp đáng kể
trong việc hình thành dòng văn học Việt Nam hải ngoại. Mỗi khi nghĩ về anh, tôi
hình dung đến một con người có vóc dáng nhỏ nhưng mang trên đôi vai một gánh nặng
văn chương rất lớn. Và tôi rất đồng cảm với nhà văn Trần Hoài Thư khi anh phác
họa chân dung Phùng Nguyễn: …”Từ Ô Thước
rồi đến Talawas rồi Da Màu, những diễn dàn văn học luôn luôn thấy bóng Phùng
Nguyễn. Ngày xưa Phùng Nguyễn mang súng thì bây giờ Phùng Nguyễn mang laptop đến
mọi nơi mọi chốn. Tôi theo dõi ngườii lữ hành ấy và cảm phục vô ngần”.
Khi biết tin anh qua đời, với tình cảm
đối với người bạn tử tế Phùng Nguyễn, với lòng quí trọng đối với con người văn
học Phùng Nguyễn, nhóm thân hữu của Phùng Nguyễn ở vùng đông bắc Hoa Kỳ thực hiện một trang đặc biệt để chia tay Phùng Nguyễn gồm các bài viết
của Đinh Cường, Trương Vũ, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Trần Doãn Nho,
Nguyễn Trọng Khôi, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Minh Nữu, Nguyên
Minh, Nguyễn Quang Chơn, Trương Văn Dân, Phạm Cao Hoàng, Lãm Thúy, Nguyễn Thị
Khánh Minh, Nguyễn Quang, Nguyễn Thị Thanh Bình.
Nguyễn Lương Vỵ
Thương nhớ Phùng Nguyễn
Tôi cũng như hầu hết các
thân hữu của Phùng Nguyễn (Phùng), nhận tin bạn đột ngột ra đi với một cảm giác
rất choáng và hụt hẫng! Khi tình cờ nghe tin rất xấu nầy từ một người bạn ở
quán cà phê Gypsy, tôi text phone cho Trịnh Y Thư và gọi phone cho Lê Đình Nhất
Lang để xác minh lại. Quả đúng như vậy! Cơn bệnh tim quái ác đã quật ngã Phùng
tại bệnh viện Adventist Hospital, Takoma Park, tiểu bang Maryland, sáng ngày thứ
Ba, 17.11.2015. Nhớ cách đây gần 2 tuần, Phùng phone cho tôi, báo tin đã nhận
được sách tặng và còn rủ rê tôi sang năm, sắp xếp bay về Đà Nẵng một chuyến
thăm anh em bằng hữu. Cuộc hẹn đã vĩnh viễn bay theo Tháp Ký Ức của bạn rồi. Phùng ơi! Đang trong cơn sốt cảm cúm dật dờ,
mệt mỏi, cộng với một cảm giác rất choáng và hụt hẫng, tôi chỉ biết ngồi thừ
người ra khi trở về căn phòng nhỏ ở khu mobile home.
Thương và nhớ Phùng rất
nhiều!!!
Phùng tự nhận mình bắt đầu
viết văn từ cuối năm 1994. Một khởi đầu hơi muộn nhưng Phùng không thiếu những
bi kịch nghiệt ngã trong đời mình và những chiêm nghiệm phong phú dày dạn trong
cuộc sống, đã giúp cho Phùng viết xuống những trang văn đầy cá tính, rất nhân
văn và tràn đầy khát vọng: "... Và từ
giữa tro tàn, biết đâu sẽ bước ra rực rỡ và mới tinh khôi con phượng hoàng với
đôi cánh đủ dài để vượt qua cái khoảng trống ghê rợn nằm giữa một điều đã thực
sự qua đi và một điều hãy còn chưa tới."(*)
Tháp
Ký Ức, tập truyện ngắn đầu tay của Phùng, đã minh chứng điều
đó.
T I N B U Ồ N
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:
nhà văn
PHÙNG NGUYỄN
đã qua đời
vào sáng ngày thứ Ba 17 tháng 11, 2015
tại tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ.
hưởng thọ 65 tuổi.
Thành thật chia buồn
cùng gia đình nhà văn và Tạp chí Da Màu.
Nguyện cầu linh hồn người quá cố
cùng gia đình nhà văn và Tạp chí Da Màu.
Nguyện cầu linh hồn người quá cố
sớm yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
Đinh Cường Trương Vũ Ngô Thế Vinh Nguyễn Tường Giang
Nguyễn Mạnh Hùng Như Hạnh Trần Hoài Thư Lê Thị Ý
Đặng Đình Khiết Nguyễn Quốc Thái Phạm Nhuận Lữ Quỳnh
Nguyễn Đình Vinh Lữ Kiều Nguyễn Trọng Khôi Chân Phương
Luân Hoán Bắc Phong Nguyễn Xuân Thiệp Trần Doãn Nho
Nguyễn Thế Toàn Hoàng Lộc Phạm Cao Hoàng Duyên & Tùng
Thành Tôn Nguyên Minh Hoàng Khởi Phong Lãm Thúy
Nguyễn Quang Trương Văn Dân & Elena Đoàn Văn Khánh
Phạm Thành Châu Trần Thị Nguyệt Mai Nguyễn Quang Chơn
Lương Thư Trung Nguyễn Lương Vỵ Nguyễn Thị Khánh Minh
Phạm Văn Nhàn Đặng Kim Côn Hoàng Xuân Sơn Trần Yên Hòa
Nguyễn Thị Thanh Bình Hoàng Thị Bích Ti Nguyễn Minh Nữu
Nguyễn Lệ Uyên Đỗ Xuân Tê Nguyễn Âu Hồng Hà Thúc Sinh
Nguyễn Vy Khanh Nguyễn Ngọc Phong Kiều Lam
Nguyễn Thị Thanh Bình Hoàng Thị Bích Ti Nguyễn Minh Nữu
Nguyễn Lệ Uyên Đỗ Xuân Tê Nguyễn Âu Hồng Hà Thúc Sinh
Nguyễn Vy Khanh Nguyễn Ngọc Phong Kiều Lam
T r a n g đ ặ c b i ệ t
VĨNH BIỆT PHÙNG NGUYỄN
|