Photo by PCH - October 2016
Lê Phương Nguyên không làm thơ nhiều
- nhất là ở vào thời tuổi trẻ. Lẽ ra, như nhiều người - ở vào tuổi thanh
xuân, thì tứ thơ đang dồi dào, sung mãn,
sẽ được sáng tác nhiều hơn. Nhưng, với anh - thỉnh thoảng, tôi chỉ được đọc vài
bài thơ tứ tuyệt của anh đăng ở đâu đó, có cảm giác êm nhẹ, từ tốn, phơn phớt
chút tâm sự riêng với quê nhà!
Bẵng đi một thời gian khá dài (ước
chừng 30 năm) - ít thấy Lê Phương Nguyên
chia sẻ thơ ở đâu. Sẽ không có gì khó hiểu khi biết Lê Phương Nguyên đã
gặp “nhà em bên sườn núi/ buổi chiều xuân
Em về/ áo trắng bên đường dương liễu biếc”,
nhưng mãi đến “ba mươi năm sau anh làm
thơ”…(Ký Ức)
Tôi biết anh vốn kiệm lời, mà cũng
”kiệm” thơ nên có lẽ đã “tự làm khó mình”, im lặng mà sống an nhiên với thơ
chăng? Tôi lại nghĩ, thơ chỉ được ươm mầm trong tĩnh lặng, xanh tốt trong yêu thương, và nở hoa trong
cõi đất trời bao la mời gọi mà thôi…
Được đọc lại thơ Lê Phương Nguyên
sau nhiều chục năm, điều tôi cảm thấy rất vui là suối nguồn thơ trong anh vẫn
đau đáu “một cõi tình quê” như thuở
nào! Nhận định về sức sáng tạo của tuổi trẻ đã có trong tôi, không còn nguyên
vẹn nữa. Ở vào tuổi sáu mươi, bảy mươi, thơ
Lê Phương Nguyên lại sâu thẳm hơn, đậm đà hơn, và nhất là dạt dào cảm
xúc, rất phong phú, nhờ đã kinh qua bao thăng trầm, bất hạnh của đời người! Lời
thơ ngắn (nhiều bài chỉ có hai câu) mà tứ thơ cô đọng, kết tụ lóng lánh như
những hạt kim cương! Ví dụ: “Bình yên cứ
ngỡ đã gần/ Ta đi vẹt gót phong trần còn đi (Mãi Còn Đi) – Với muộn vạn dặm vẫn gần/ Xa xôi dù một
tấc lòng cũng xa (Gần Và Xa) – Hoa
ơi! Xin chớ ngậm ngùi/ Còn trong vô tận một mùi hương quen (Thương Hoa) (…)”
Và dù chỉ “chút gió bấc” nhẹ thoảng cũng đã khiến nhà thơ bàng hoàng nhớ
thương quê da diết:
“Chút gió bấc thổi vào
trong đêm vắng,
Mùa đông ấu thơ lặng
lẽ hiện về;
Trời phương ấy dưới
chòm sao lấp lánh,
Khuất trong lòng một cõi gọi là
quê…
(Cõi Quê)
Nhớ về “Dòng Sông Thơ Ấu” - Lê Phương
Nguyên tâm sự:
“Tôi có thể biết được
màu nước dòng sông Seine
Dưới trời Paris sương mù hay nắng gắt;
Nhưng không biết được quê nhà
Dưới trời Paris sương mù hay nắng gắt;
Nhưng không biết được quê nhà
Sông nước có còn xanh?”
Và hình ảnh dòng sông
quê nhà - hiện thân của tuổi thơ, của kỷ niệm, của đời người, đã êm đềm chảy về
miên man:
“Dòng sông đó len mình qua xóm vắng,
Mỗi vườn cây, ruộng lúa
ghé vào thăm;
Những sáng mù sương,
những chiều phai nắng
Sông êm đềm đôi mắt gửi xa xăm
Sông êm đềm đôi mắt gửi xa xăm
Nét duyên dáng giữa đôi
bờ thơ
mộng,
Nhịp cầu tre nghiêng bóng đón đưa người
Nhịp cầu tre nghiêng bóng đón đưa người
Với con nước chưa một lần
dậy sóng,
Hương thanh bình vẫn đến được ngàn
khơi.(…)”
Từ ngày xưa đến ngày hôm nay, qua bao
thăng trầm dâu biển đau lòng:
(…) “Và từ
đó trên nẻo đời bụi
cát,
Bến sông nào cũng thoáng nét quen thân,
Đủ gợi lại chút hương lòng mất mát
Của dòng sông thơ ấu đã gian truân.
Bến sông nào cũng thoáng nét quen thân,
Đủ gợi lại chút hương lòng mất mát
Của dòng sông thơ ấu đã gian truân.
Mùa lạnh về theo những
ngày giáp Tết,
Nghe đâu đây niềm
thương nhớ mơ
hồ,
Giải lụa nào quyện gió chiều xanh biếc
Dòng sông buồn lặng lẽ hiện trong mơ."
Giải lụa nào quyện gió chiều xanh biếc
Dòng sông buồn lặng lẽ hiện trong mơ."
Từ ngàn năm trước, Homere đã
từng khẳng định: “Không có mảnh đất nào êm đềm bằng quê cha đất tổ” * nên
người cô lữ luôn tưởng nhớ, đôi lần giục
giã bước chân “Về Quê Thăm Mộ” vội
vàng, mà “nặng trĩu lòng”:
“Quê cũ Cha nằm nghỉ với Ông,
Hoang vu trời đất, chiều mênh mông...
Vội vàng con ghé về thăm mộ,
Đốt nén hương lên nặng trĩu lòng!"
Vội vàng con ghé về thăm mộ,
Đốt nén hương lên nặng trĩu lòng!"
Đã trải qua bao đêm dài ở quê nhà không ngủ:
“Ngoài song trời đã nhạt nhòa sương,
Có một vầng trăng lặng lẽ
buồn,
Hiu hắt gió ngàn xa thổi tới,
Bên thềm để lạc một làn hương."
(Đêm không ngù)
Hiu hắt gió ngàn xa thổi tới,
Bên thềm để lạc một làn hương."
(Đêm không ngù)
Như người lữ khách, trong
nỗi cô độc hiu quạnh, đã “Nhớ Bạn”,
nhớ những lần sum họp hạnh phúc thuở nào của một thời an bình:
“Đêm nay rượu có không người uống,
Lạnh cả vầng trăng lạnh chiếu nằm;
Khói thuốc lên xanh đèn thắp muộn,
Mới mà như chuyện đã trăm năm!"
(Nhớ bạn)
Khói thuốc lên xanh đèn thắp muộn,
Mới mà như chuyện đã trăm năm!"
(Nhớ bạn)
Đã bao lần nhà thơ “Nhìn Lại” quãng thời gian lưu lạc đã
trôi qua, sống đời tha phương, nhưng như Dos Passos đã nói “Có thể tách một
người ra khỏi quê hương họ nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ”
- Lê Phương Nguyên cũng đã từng cảm nhận:
“Năm mươi tuổi lẻ
đời chưa
khá
Trăm bước phong trần, mấy bước vui
Nghìn phiến thời gian chừng hóa đá,
Một áng mây trôi đủ ngậm ngùi."
Nghìn phiến thời gian chừng hóa đá,
Một áng mây trôi đủ ngậm ngùi."
Thương nhớ quê xa, nhà thơ
cảm thấy nhớ thương tất cả. Từ “hương của cánh hoa gầy” đến “mây trắng, trời xanh”
và “cả không gian tĩnh lặng” dường như cũng có hơi thở của quê hương… Tôi lại
thêm một lần nữa cảm phục sâu sắc lời nói của
Kuprin “Trên quê hương, thậm chí hoa cũng tỏa một mùi thơm đặc biệt”:
“Ngày tháng trôi
trên tóc trắng
bay,
Cảm ơn hương của cánh hoa gầy,
Cảm ơn mây trắng, trời xanh nữa
Và cả không gian tĩnh lặng này".
Cảm ơn hương của cánh hoa gầy,
Cảm ơn mây trắng, trời xanh nữa
Và cả không gian tĩnh lặng này".
(Một Cõi
Riêng)
Cảm ơn những vần thơ - một tấm chân
tình…
Tháng 10.2016
MANG
VIÊN LONG
(*)Trong nhiều văn bản nhất được ghi lại, Homer được sinh ra trong khu vực Ioniancủa Tiểu Á, ở Smyrna, hoặc trên đảo Chios, và chết trên đảo Cycladic của Ios