NGÔ THẾ VINH
Nhớ về người bạn tấm cám
Nghiêu Đề (1939 – 1998)
Nhớ về người bạn tấm cám
Nghiêu Đề (1939 – 1998)
Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm
rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao
tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ
nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuyít nhưng đã để
lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một
giai đoạn đầy sáng tạo trong những năm 1960-1970 với Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam mà
Nghiêu Đề là một trong những thành viên sáng lậpvớicá tính nổi bật. Ngô Thế Vinh
Tiểu sử Nghiêu Đề
Nghiêu Đề tên thật Nguyễn Tiếp nhưng Trai là
tên gọi ở nhà,sinh năm 1939 tại Quảng Ngãi. Là con trai trưởng trong một
gia đình 6 anh chị em. Học Cao đẳng Mỹ thuật Gia Ðịnh nhưng đã tự rời trường ốc
trước khi tốt nghiệp; là một trong những sáng lập viên Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam;
Huy chương bạc Hội họa mùa Xuân 1961, từng tham dự triển lãm tại nhiều quốc
gia. Ngoài hội họa, Nghiêu Ðề còn viết văn, làm thơ mà sau này Nghiêu Đề coi
như hai “bước lỡ” không nên dấn thân vào. Tác phẩm đã xuất bản: Ngọn Tóc Trăm
Năm (Sài Gòn 1965 ). Nghiêu Ðề cùng gia đình đến Hoa Kỳ năm 1985 và mất vào
ngày 09 tháng 11 năm 1998 tại San Diego, California khi chưa tới tuổi 60.
Vào tháng 8 năm nay, 2014 khi Trịnh Cung còn ở
Mỹ, tôi gợi ý anh nên có một bài viết về “cố tri” Nghiêu Đề. Trịnh Cung đồng
ý là sẽ có bài viết vào tháng 11, nhân ngày giỗ thứ 16 của Nghiêu Đề. Nhưng rồi
đến tháng 11, chỉ có đôi dòng giới thiệu ngắn trên Da Màu và hai bức tranh
trích từ cuốn Nghiêu Đề của Viet Art Society, Trịnh Cung cho biết không đủ tư
liệu nên đành botay.com.
Tôi đã không ngạc nhiên về
“khoảng trống” Nghiêu Đề, một người bạn mà hình như suốt đời không ham muốn sở
hữu một điều gì. Sự nghiệp của anh chỉ là những dấuchân chim trên cát mau chóng
bị xoá nhoà bởi lớp sóng thời gian. Anh không có đức tính của một người rất sớm
bền bỉ vun đắp và tích luỹ cho sự nghiệp của mình. Điển hình cho đức tính ấy là
bạn anh, hoạ sĩ Đinh Cường, anh ấy có cả một kho tư liệu như một viện bảo tàng
cá nhân mà ít ai có thể sánh kịp.
Với bài viết này, nói theo
hoạ sĩ Khánh Trường thì tôi chỉ như một người chuộng “cố sự” đanglàm công
việc góp nhặt cát đá, tìm lại thời gian đã mất với người bạn tấm cám Nghiêu Đề.
Đọc tiếp