Tuesday, September 2, 2014

986. NGUYỄN NGỌC HOA Truyện ngắn NGƯỜI LÚ NGHÉ LÌ





Nguyễn Ngọc Hoa
Người Lú Nghé Lì



Đường làng trong xóm tôi - Ảnh PCH – Scibilia, June 2014




Những ngày hè, khoảng đường làng chính bên hông nhà ông Đội Há là sân chơi của bọn trẻ con. Hai trò chơi thông dụng là đánh căng và đá kiện (nơi khác gọi là cầu).  Cái kiện làm bằng giấy dầu (giấy bóngbọc đồng tiền Khải Định có lỗ vuông làm đế và kết chùm ở phía trên.Tôi là nhóc tì nên không được nhập bọn, thèm thuồng đứng nhìn mấy đứa lớn vừa chơi đùa vừa nói cười to tiếng.

Từ cửa bên hông nhà, con Cúi thập thò một lúc rồi hỏi,
Mi biết chơi ô làng không?”

Con gái duy nhất của ông Đội, nó hơn tôi hai tuổi và là em họ tôi.  Tôi bẽn lẽn lắc đầu thì con bé hăng hái,
“Muốn học tau chỉ cho.”

Con Cúi thành thạo lấy phấn kẻ ô vuông trên sàn gạch rồi dạy tôi dùng những viên sỏi nhỏ “đi” vào những ô vuông.

Hai đứa chơi yên thấm thì thằng Rọm lại gần.  Thằng này có tiếng là sừng sỏ ưa gây sự vì ỷ thế mẹ là mụ Ruộng hung dữ binh con chằm chặp trong lúc mọi người chủ trương dĩ hòa vi quý, tránh chuyện con nít mất lòng người lớn.  Khác với thằng Rọm, bọn trẻ con dấu biến những chuyện ẩu đả bên ngoài, vì cha mẹ mà biết được thì mình bị ăn đòn trước tiên, không cần biết lỗi phải.Thằng Rọm đưa tay làm bộ xóa ván ô làng và hát chọc con Cúi,
       “Con gái chơi với con trai; rồi mai cặp bụ (vúbằng hai trái dừa.”

Con Cúi mắc c, cong môi xí lên một tiếng rồi chạy vào nhà.  Đến lượt tôi, thằng Rọm cười hề hề chỉ vào một cây thầu đâu (sầu đông) gần đó,
       “Làm cấy dôông (vợ chồngvới con Cúi, mai mốt con c... mi to bằng cội (gốc) cây nớ, làm răng mi mặc quần?”

Vốn kém ăn nói, lại sợ run vì thằng Rớt đứng cao gần bằng người lớn, tôi đỏ mặt tía tai lắp bắp,
       “Cha tau làm trung úy, bữa mô cha về tau đem lựu đạn bỏ vô nhà mi cho chết hết.”

Câu nói lúng búng trong miệng ấy càng khiến tôi trở thành miếng mồi ngon cho thằng Rọm. Hắn cười khì khì ra tài văn vẻ,
       “Cha mi đi lính thủ khôi; về nhà cóc đạp, ra đồng dù khom!”

Trẻ con làng tôi rất giỏi về cách nói lái, đảo ngược âm và giọng của hai tiếng thành ra hai tiểng khác, và thường dùng lối nói này để đùa giỡn. Khi nói lái (theo kiểu miền Trung), “thủ khôi,” “cóc đạp,” và “dù khom” trở thành những hành động tục tĩu vì trong thổ âm làng quê “khu” là đít hay trôn và “đóc” chỉ bộ phận sinh dục phái nữ.

Tôi giận điếng người, đứng sng không nói nên lời, nhưng thằng Rọm chưa chịu ngừng. Nó quay về phía thằng Gái kêu lớn,
       “Ê thằng Thông lớn, lại đây tau lột lon cho biết tay.”

Anh tôi nào phải tay vừa, anh bỏ cây căng xuống chỉ mặt thằng Rọm,
       “Mi kêu con Ruộng ra đây cầm c... tau chớ lột lon lột lá ai.”

Ngày trước cha thằng Rọm, anh Cột, mắc chứng thích phô bày chỗ kín ra nơi công cộng và thường “hành sự” trong những lễ lạc có gánh hát trình diễn ở đình làng.  Nấp trong bóng tối cuối sân đình, anh lén vạch quần lấy của quý bỏ vào tay mấy  gái làng đứng chắp tay sau lưng xem hát.  Nạn nhân thường mắc c bỏ chạy, nhưng hôm ấy anh không may gặp nhằm chị Ruộng đanh đá có tiếng, thường chửi bọn con trai chọc ghẹo sàm sỡ vuốt mặt không kịp.  Nắm chặt vật ấy trong tay, chị vừa kéo mạnh vừa la làng; đau quá chịu không nổi, anh cũng la oai oái.  Anh bị mõ làng vật xuống trói ké; làng phạt một quan tiền về tội xúc phạm thuần phong mỹ tục và bắt bưng khay cau trầu rượu tới nhà chị xin lỗi.  Duyên gặp gỡ ấy khiến anh chị gần gũi rồi nên vợ chồng.  Sau khi thằng Rọm ra đời, anh bỏ làng theo kháng chiến.

Bị chạm nọc, thằng Rọm nổi khùng nhào tới đánh thằng Gái, nhưng làm sao địch nổi anh tôi.  Từ ngày tập thành thạo thế võ cận chiến của chú Lam, anh không còn bị ai bắt nạt. Chỉ một loáng sau, thằng Rọm ôm mũi chảy máu chạy dài.  Cậu Há đứng trên bao lơn vỗ tay cười ha hả,
       “ Việt Minh đánh với Quốc Gia, Việt Minh thua chạy có cờ!

Đó là lần đầu tiên tôi nghe hai danh từ “Việt Minh” và “Quốc Gia.” Để tìm hiểu, tôi lục mấy thùng sách báo mà cha và chú Lam để lại đọc ngấu nghiến.  “Phòng” đọc sách của tôi là sàn nhà dưới bộ gõ (bộ ngựa, phản, hay ván) dày hai tấc mặt láng bóng của nội.  Trưa hè, trên thì nội nằm ngáy ò o, dưới thì thằng Bé dựa lưng vào chân kê ngựa chạm trổ hình con rồng uốn lượn, mò mẫm tìm hiểu những tin tức cũ, những bài bình luận lỗi thời, và các truyện ngắn, truyện dài, và cả tài liệu huấn luyện của trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.

Tôi đọc quên ăn quên ngủ nên bị thằng Gái gọi là con mọt sách. Tuy hiểu đôi chút về tình hình đất nước, càng đọc tôi càng rối đầu vì càng có thêm vô số thắc mắc về chiến tranh, hòa bình, phe phái chính trị, v.v. Thỉnh thoảng, tôi đem hỏi người lớn thì câu trả lời luôn luôn là,
Mi con nít biết chi mà hỏi mấy chuyện nớ”; nghĩa là “tau không biết.”

Nếu rán hỏi gặn sẽ lãnh một cái cú đầu đau điếng,
       “Thằng ni lì lợm như trâu.”

* * *

Mùa hè đó mẹ nằm nơi sinh em thằng Sáng; ngoại nghỉ buôn bán để săn sóc mẹ nằm chỗ. Ba anh em tôi là học trò không được lai vãng vào chỗ mẹ nằm bếp (nơi sinh đẻ ở gần bếp), sợ bị phong long nghĩa là bị ô uế làm cho xui xẻo mà học ngu, và buổi sáng phải đi tiểu vào bình lớn để cho mẹ dùng.  Chị vú nói mẹ đẻ còn non ngày, phải ăn cay nuốt đắng; mỗi lần “uống thuốc,” mẹ nhai hết một nạm (nắmcủ nén rồi bưng ly nước tiểu nhắm mắt nốc một hơi. Củ nén nhỏ bằng đầu đũa, màu sáng chói, và mùi vị gần giống tỏi. Nhớ bài học Vệ Sinh Thường Thức, “con mọt sách” hỏi một câu ngớ ngẩn,
“Vì răng mẹ phải uống nước đái nhơ nhớp như rứa?”  Chị vú giận làm thinh.

Ngày hai cữ, chị vú quạt bếp than để  dưới giường cữ có vạc tre cho mẹ hong gọi là nằm lửa.  Tôi băn khoăn níu tay ngoại,
Răng trời nóng hầm như như ri mà mẹ còn phải hơ lửa?”

Nhìn tôi với cặp mắt nghiêm khắc, ngoại mắng – lần đầu tiên trong đời,
“Chuyện người lớn, mi biết chi mà hỏi?”

Em tôi mất trước lễ khẳm tháng (đầy thángnên không có tên mà chỉ được gọi là thằng qua.  Anh Đồng nói em hữu vị vô danh (có sinh mà không có tên) thuộc về loài ranh chứ không phải loài người; theo phong tục không được chôn lẫn với người lớn, cha mẹ không khóc và không thờ tự gì cả.

Tôi không biết em mặt mũi ra sao, sống được mấy ngày, xác chôn ở đâu, và tại sao không gọi bằng cái tên Quyền đẹp đẽ mà nội đã lựa chọn.  Với quá nhiều câu hỏi về “chuyện người lớn,” tôi bị cú đầu mãi thành con trâu con.

Nguyễn Ngọc Hoa

30.3.2013