Đặng Phú Phong
Bàn tay nhỏ dưới
mưa, một vài…
Nỗi
nhớ không bao giờ hết. Nỗi buồn không
bao giờ quên. Và, tình yêu thì bất tận nhưng nghịch cảnh thì khôn cùng. Bàn tay nhỏ đã luồn được qua khỏi cơn mưa để chạm vào con tim người đọc .
Bàn tay. Nhỏ. Lạnh. Nổi gân xanh. Thô ráp. Bàn tay của Gấm. Của tôi… của những con người bạc phận, bất đắc chí. BTNDM là một truyện dài, một tự sự, một nhật ký, một
luận đề mang đầy tính bi kịch. Và, trên cả, nó là một truyện để ca tụng tình
yêu, dù đó là một tình yêu đẫm nước mắt.
Tình
yêu trong BTNDM được tác giả đưa lên thành một giai điệu, hơn thế nữa: một cách
điệu. Qua Gấm, nhân vật “tôi” như một huyền thoại. Chân dung “tôi” đã mờ nhạt
khi chối từ một lễ cưới, nhưng Gấm đã cứu bằng cách nghĩ xuôi dòng. Để “tôi” được
mãi mãi là thiên thần trong mắt người đàn bà khốn khổ. Những đoạn tác giả viết
“phóng bút” về tình yêu mang tính chất cùng chia xẻ với người đọc. Bỏ đi cách
chuyển những sự việc để minh chứng nhiều lúc thiếu sự tự nhiên , thì tác giả đã
thu hút và thuyết phục rất nhiều độc giả.
Những
nhân vật trong BTNDM đầy những bất đồng , bài bác cái xã hội họ đang sống. Nền
kinh tế trên thế giới đang bị thống trị bởi những tập đoàn dựa trên lợi nhuận
là chính. Cuộc sống của họ là những bi kịch không thể thay đổi. Họ đã đưa ra những
vấn đề thật gai góc mà chính họ cũng không
thể nào tự giải quyết. Sự bất mãn đã trở thành chung thân nên họ chỉ biết
loay hoay trong những phạm trù vượt khổ, thấm đẫm suy tư. Bàn tay
nhỏ, qua quá trình rèn luyện với bao cát, muốn đấm vào một bức tường chắc
chắn và dày cộm. Bàn tay của bác Thuận. Của Hưng. Của nhà báo… .
Nhưng đây không phải là bổn phận của tác giả.
Tác giả chỉ nhân việc ca tụng tình yêu của một phụ nữ đầy bất hạnh mà đưa ra những vấn đề nan giải
này; để rồi mong muốn một cuộc “ cách mạng
nội tâm” để con người sống an bình và hạnh phúc!.
Cái
chết của Gấm là một cắc cớ của tình yêu. Tình yêu của Gấm là sự quên mình, là sự
dâng hiến. Nhưng định mệnh không còn muốn cô hiến dâng nữa; hay nói theo cách
nhà Phật là đã trả xong nợ.
Dù
dưới góc cạnh nào, hoàn cảnh nào, tâm cảnh nào, các nhân vật đều mang những sự
bế tắc. Cuộc sống không cho phép họ sống thật với những điều suy nghĩ. Và, đó
cũng chính là những ưu tư của của tác giả. Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, thực thà
không xốc nổi, phản ánh một nội tâm hiền hậu, tác giả đã thể hiện “ văn tức người”.
Một Trương Văn Dân hiền hòa, vui vẻ, nhân hậu. Quý mến bạn bè và
yêu văn chương rất mực trong đời sống thật ngoài đời.
Một
vài cảm nghĩ rời, muộn, cho một cuốn sách ít nhiều gì cũng đã đi vào lòng người
đọc.
Đặng Phú Phong