HỒ
ĐÌNH NGHIÊM
Người cào lá, người đốt lửa
Vào đầu năm, thường người ta hay có một ngoái nhìn, ngó lại
quá khứ, điểm mặt buồn vui.
Những trang báo điện tử ở trong nước luôn làm một cuộc tổng
kết để nhặt ra mười (10) câu nói phản cảm, gây sốc nhất. Dĩ nhiên là phát ra từ
mồm của hạng người-có-quyền-ăn-nói trước đám đông, của mấy vị nguyện làm đầy tớ
của nhân dân. Của các chân dài trí óc ngắn.
Ở hải ngoại (hồi hộp) chẳng được phong độ như cố quận (hỗn
mang). Kín cổng cao tường, đèn nhà ai nấy rạng, chả ai dại lỡ miệng ăn nói linh
tinh, mặt trận vẫn yên tĩnh và đời sống vẫn nhạt trôi, buồn tẻ như tự thân căn
nguyên chữ hải ngoại. Xa quá, mênh mang, đồng không mông quạnh, lạnh vô bờ.
Cách đây dễ chừng bốn năm, sáng mồng Một Tết, tái tê, mặt cắt không ra giọt máu, sáu bảy giờ sáng, bét mắt, nhà thơ Luân Hoán lái chiếc Toyota màu đỏ âm thầm đi đạp đất một vòng bằng hữu, kín tiếng, lội tuyết vào cài trước cửa nhà anh em bốn câu thơ lục bát mừng tuổi, riêng biệt. Ôi chao, sao lại hành thân để làm nên một cuộc cách mạng đằm thắm dường ấy. Lòng rưng rưng khi mở phong bao lì xì đầu năm, thổn thức đứng giữa hàn khí để mường tượng như thời gian đang ráo riết chạy trở lui thế kỷ 19, ngó ra ai kia như Tú Xương vừa cắp ô từ biệt, nghe ra như có tiếng thở dài, xa vắng: “Sông kia rày đã nên đồng”.
Cách đây dễ chừng bốn năm, sáng mồng Một Tết, tái tê, mặt cắt không ra giọt máu, sáu bảy giờ sáng, bét mắt, nhà thơ Luân Hoán lái chiếc Toyota màu đỏ âm thầm đi đạp đất một vòng bằng hữu, kín tiếng, lội tuyết vào cài trước cửa nhà anh em bốn câu thơ lục bát mừng tuổi, riêng biệt. Ôi chao, sao lại hành thân để làm nên một cuộc cách mạng đằm thắm dường ấy. Lòng rưng rưng khi mở phong bao lì xì đầu năm, thổn thức đứng giữa hàn khí để mường tượng như thời gian đang ráo riết chạy trở lui thế kỷ 19, ngó ra ai kia như Tú Xương vừa cắp ô từ biệt, nghe ra như có tiếng thở dài, xa vắng: “Sông kia rày đã nên đồng”.
Hành động mặc áo ngự hàn câm lặng đi tặng thơ cho các đồng
chí văn nghệ (mãi còn thiêm thiếp giấc nồng vùi mặt vào chăn gối) thì rõ là lạc
hậu chứ còn gì nữa. Oái ăm thay, những thứ bị xếp đống, dán nhãn lạc hậu thảy đều
đáng yêu cả. Văn minh gì với ba cái computer ghẻ lạnh ấy! Tần Thuỷ Hoàng đấy,
nó sẵn lòng đốt rụi sách in. Nghe ra giọng u hoài: một giấy một bút một mộng cuồng,
ba cái lăng nhăng nó quấy ta!
Ông cựu quân nhân Sư đoàn 2 Bộ binh, nhà thơ Luân Hoán giờ
đã thôi đi hành quân mỗi đầu năm để ban phát thơ cho bọn người rã ngũ. Có thể
nhặt ra một lý do: Ta đã già yếu, ta đang nhác chơi, mỏi chân đi với cuộc lữ
này, cô đơn cùng cực.
Nhưng bên trời kia, ở New Jersey thì mặt trận vẫn luôn âm
ỉ, vọng về tiếng súng lẻ loi của một ông cựu quân nhân Thám báo tử thủ dưới căn
hầm mang tên Thư ấn quán. Một mình ông, đơn thương độc mã như Triệu Tử Long cắm
cúi đi lùng sục, vực dậy những thây ma mà bạo chúa đã vùi dập chôn sống. Âm thầm,
vô vị lợi, một người ưa sưu tập đồ cổ, chẳng mỏi mệt, lập kỳ tích như thể danh
xưng lỡ lậm vào người: Quý Sách.
Trần Hoài Thư không mang dáng vẻ của một quan hai lính thứ
dữ: Thám Báo. Thứ nhất, chẳng có quân nhân nào bị cận thị tới mức độ mà nếu tái
xét nghiệm người ta không ngại ngần ghi ngay vào hồ sơ: miễn dịch vĩnh viễn. Nhại
thơ Bùi Giáng: “Còn hai con mắt lệ trào bốn con”. Từ lỗ chiếu môn đến đỉnh đầu
ruồi là chập chùng những hư ảo “áo ai trắng quá nhìn không ra, ai biết lòng ta
vẫn ngại bóp cò?”.
Thứ hai, đương sự ốm o gầy mòn quá mạng. Lính tráng gì kỳ
khôi dậy cha nội! Đùa cợt chăng? Cứ y như là cậu học trò lo chong đèn gạo bài ê
mình nhức mẫy trước kỳ thi Tú tài bán và toàn. Y như một kẻ bất đồng chính kiến
bị chế độ giam cho mút mùa lệ thuỷ. Bóc lịch cho mòn vân tay.
Không, bị cái tạng tui nó vậy. Được cái nó dẻo dai chịu đựng,
có thể trường kỳ kháng chiến, không mấy khi ốm đau. Trần Hoài Thư nói giọng Huế,
hơi vấp váp, như thể trong anh có nhiều điều cần bày tỏ và anh chẳng biết sắp xếp
chúng cho mạch lạc. Đó là cách nhắn gửi của một người luôn bận rộn, không chắc
là một ngày sẽ có đủ 24 tiếng. Và sau hết, người ấy luôn kể chuyện cho ta nghe
bằng một lòng thành.
Anh qua Montréal chơi đôi ba lần, tự lái xe vượt dặm dài
giữa hai lãnh thổ láng giềng mênh mông ngút mắt, chị Yến ngồi bên, luôn là người
bạn đồng minh không hề tháo chạy và ông quan Thám báo thâm nhập sào huyệt của anh
em y bon toạ độ mà chả cần la bàn mí lị bản đồ hành quân.
Rất dễ xiêu lòng khi nghe anh chị kể về chặng đời kinh
hoàng sau năm 75, đi bán từng cây cà-rem, mưu sinh bằng những nghề “trần ai
khoai củ”. Kể tới giai đoạn khởi thuỷ trên xứ người, nhà ở nằm lọt giữa cộng đồng
da màu hung hiểm. Bronx hay Harlem thì cũng chín lạng nửa cân xét về mức độ mất
an ninh. Và rồi mọi chuyện cũng qua, qua như giữa cuộc đời luôn có những trang
kinh huyền nhiệm.
Thường thì chúng tôi mượn tạm vài canh giờ nơi một quán
ăn để ngồi hàn huyên dốc lòng đủ thứ chuyện. Nói tới đoàn tụ sum vầy, tưởng tiếc
về những chia lìa một vài nhân vật. Của đổi đời, của những sang trang hoang đường
như chuyện viễn tưởng. Hôm ấy, có lẽ do đang ăn món gà xé trộn rau răm, tôi đã
vọt miệng câu ca dao tự dưng chợt hiện trong trí:
“Khuya nay em cắt cổ con gà vàng, để chi mai nó gáy hai
đàng biệt ly”. Chị Yến đã cất tiếng, tán thưởng, giọng Nam sôi nổi: Hay quá! Gà
mà kêu là vàng thì chắc rằng nó thậm quý giá, biết vậy mà cũng đành lòng xuống
tay. Để làm chi? Để hy vọng trì kéo một rời xa. Có đúng vậy không? Gà tắt tiếng
thì liệu anh còn nhặt ra cớ, một thúc hối lên đường?
Bữa ăn chấm dứt lúc mười giờ tối. Trời bạc nhược, quạnh
quẽ chẳng có tiếng gà mớ sảng gọi bình minh. Không cầm chân, chẳng hối thúc,
người luôn bị thời giờ gian lận chuyện soán đoạt ra nổ máy xe cấp kỳ cấp lệnh,
chị Yến mở cửa ngồi ghế phụ hoa tiêu và cái bảng số vùng miền New Jersey vùng vằng
trôi đi về phía biên giới.
Đôi khi cắt cổ một con gà chỉ thuần giản đơn làm nên cuộc
nhậu. Nó chết đi hay quẩn quanh trong chuồng hẹp thì người đến và người đi vẫn
là chuyện ắt có và đủ. Ai ngăn được một cơn mưa? Ai che hết ánh mặt trời? Ai nhốt
giam một luồng gió? Uỷ lạo một đáp án: Hẹn gặp lại nhau, bên này hoặc bên kia
biên giới. Cố gắng nhé, một tương lai gần. Rồi ngọn đèn đỏ sau xe mất hút giữa
màn đêm. Đêm trườn thân sang ranh giới ngày Hoài Khanh hiểu rất rõ định luật ấy:
“Có người đứng giữa mênh mông, cớ sao nghe một dòng sông chảy hoài… Cớ sao mỗi
tháng lại rằm, mà trăng ngày cũ như thầm rả riêng”.
Nguyên do nào khiến nhắc nhớ tới anh Trần Hoài Thư? Ấy là
do đọc được bài viết của anh Phạm Cao Hoàng trên Sáng Tạo mới đây, loan tin hoạ
sĩ Đinh Cường bất ngờ nhận được gói quà do nhà văn Trần Hoài Thư trao tặng vào
dịp năm mới. Tập thơ “Cào Lá Ngoài Sân Đêm” của Đinh Cường, dày 156 trang, Thư ấn
quán xuất bản.
Nếu Đinh Cường là người cào lá ngoài sân thì Trần Hoài
Thư, không ai khác, là người vun quén lại để rồi đốt cháy thành ngọn lửa sáng.
Lửa reo vui và lửa luôn mang sứ mạng sưởi ấm lòng người. Bác Cường bác Thư đều
rơi vào hạng tuổi cổ lai hy. Xem ra việc bác Thư gói trọn tấm lòng trong món
quà mừng Xuân ấy… xưa nay hiếm.
Năm nay, 2014, đặc biệt không trùng lẫn những năm khác, bạn
nhìn lịch sẽ phát hiện sự trùng phùng kỳ lạ vào các ngày thứ 6.
- Ngày 4
tháng 4: thứ Sáu.
- Ngày 6 tháng 6: thứ Sáu.
- Ngày 8 tháng 8: thứ Sáu.
- Ngày 10 tháng 10: thứ Sáu.
- Ngày 12 tháng 12: thứ Sáu.
- Ngày 6 tháng 6: thứ Sáu.
- Ngày 8 tháng 8: thứ Sáu.
- Ngày 10 tháng 10: thứ Sáu.
- Ngày 12 tháng 12: thứ Sáu.
Có phải đó
là nhịp bước hài hoà của vần điệu lục bát? Ví dầu như Bùi Giáng:
Mai sau còn
lại chút gì
Ấy là khu vực nhu mì của em.
Ấy là khu vực nhu mì của em.
Nếu chốn hải ngoại (thương ca) này có cắc cớ làm một cuộc
chọn lựa, bình bầu xem đâu là khu vực nhu mì nhất thì e rằng chỉ vỏn vẹn có tấm
lòng của anh Trần Hoài Thư, trước sau vẫn là ngọn lửa bền bỉ cháy, ấm lòng khôn
nguôi những kẻ mộng cuồng tới văn chương lưu lạc.
Cám ơn anh Trần Hoài Thư, anh thám báo anh nhà thơ anh
nhà văn anh thợ in anh đóng gáy anh làm sách anh dựng bảng hiệu Thư ấn quán anh
cận thị anh gầy ốm anh thương quý chị Yến anh bấy chầy không chộ mặt đã bộn bề
tháng năm.
Nghiêm chỉnh chúc anh chị sức khoẻ trong năm mới. Năm ngựa
có vó câu nhịp nhàng 4, 6, 8, 10, 12. Những con số chẵn, tròn đầy, vẹn toàn những
ước nguyện.
Hồ
Đình Nghiêm
Nguồn: SÁNG TẠO
5 3 0