ĐỖ LONG VÂN – Đinh Cường vẽ qua trí nhớ
Gửi chị Quỳ, hai cháu Lô & Thao
Mùa đông đã trở lại
rừng cây khô cành buồn thiu
màu trời ẩm đục
buổi chiều tôi ra ngồi ở vườn sau
bầy quạ đen sà xuống kêu hoàng hôn
nhớ anh vô cùng.
Anh đã chết âm thầm hồi tháng tám [1]
trong căn nhà không có điện
hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận.
mỗi ngày anh qua hàng xóm xin thùng nước
đồng hồ nước cũng không có
anh ngồi trước bàn viết cũ kỹ. ngọn đèn dầu
căn phòng luôn tối ám
ngày tôi đến chia tay anh
chiếc giường đơn nhà binh
chăn nệm nhầu vàng ẩm mốc
anh tự học chữ Nhật…
anh ngồi dịch sách người ta thuê
rừng cây khô cành buồn thiu
màu trời ẩm đục
buổi chiều tôi ra ngồi ở vườn sau
bầy quạ đen sà xuống kêu hoàng hôn
nhớ anh vô cùng.
Anh đã chết âm thầm hồi tháng tám [1]
trong căn nhà không có điện
hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận.
mỗi ngày anh qua hàng xóm xin thùng nước
đồng hồ nước cũng không có
anh ngồi trước bàn viết cũ kỹ. ngọn đèn dầu
căn phòng luôn tối ám
ngày tôi đến chia tay anh
chiếc giường đơn nhà binh
chăn nệm nhầu vàng ẩm mốc
anh tự học chữ Nhật…
anh ngồi dịch sách người ta thuê
Anh Đỗ Long Vân ơi
chưa trở lại thăm anh một lần.
ngày đội quân Bắc Việt tràn vào Sài Gòn
anh vẫn mang chiếc bao gạo cũ
có in cờ vàng ba sọc đỏ
đi mua từng lon gạo
ra đầu ngõ mua bó rau
anh cứ ngẩn ngơ như không hề hay biết gì
rằng thành phố đã đổi khác
trong khi Bùi Giáng đứng la hét
bên cầu Trương Minh Giảng
chửi Lê Duẩn, Hồ Chí Minh
đầu đội mũ sắt lính Việt Nam Cộng Hoà
(tất nhiên là bị đánh gần chết)
anh vẫn không hề hay biết gì
sống một mình lủi thủi
trong căn nhà thuê. đơn chiếc
chưa trở lại thăm anh một lần.
ngày đội quân Bắc Việt tràn vào Sài Gòn
anh vẫn mang chiếc bao gạo cũ
có in cờ vàng ba sọc đỏ
đi mua từng lon gạo
ra đầu ngõ mua bó rau
anh cứ ngẩn ngơ như không hề hay biết gì
rằng thành phố đã đổi khác
trong khi Bùi Giáng đứng la hét
bên cầu Trương Minh Giảng
chửi Lê Duẩn, Hồ Chí Minh
đầu đội mũ sắt lính Việt Nam Cộng Hoà
(tất nhiên là bị đánh gần chết)
anh vẫn không hề hay biết gì
sống một mình lủi thủi
trong căn nhà thuê. đơn chiếc
Anh đã quên. quên hết
Đại học Sorbonne – Paris – Huế – Đàlạt
tiểu luận về Nguyên Sa. Truyện Kiều A-B-C
Vô-Kỵ giữa chúng ta…
một thời lẫm liệt. thơ mộng
quán cà phê Dung – Thành Nội những năm sáu mươi
hàng đêm. bạn bè bên anh và Ngô Hồng Quỳ
những ngày anh chị ở Paris về
anh dạy Văn Khoa Huế
rồi bỗng dưng anh tự nghỉ dạy
chống chiến tranh
anh không chịu nổi tiếng la hét
những ngày xuống đường của sinh viên
Đại học Sorbonne – Paris – Huế – Đàlạt
tiểu luận về Nguyên Sa. Truyện Kiều A-B-C
Vô-Kỵ giữa chúng ta…
một thời lẫm liệt. thơ mộng
quán cà phê Dung – Thành Nội những năm sáu mươi
hàng đêm. bạn bè bên anh và Ngô Hồng Quỳ
những ngày anh chị ở Paris về
anh dạy Văn Khoa Huế
rồi bỗng dưng anh tự nghỉ dạy
chống chiến tranh
anh không chịu nổi tiếng la hét
những ngày xuống đường của sinh viên
Vẫn chiếc áo veston mùa đông Paris
vẫn chiếc áo mưa nhựa nhà binh
anh lang thang đây đó…
anh bị đưa vào trại nhập ngũ ở Đà Nẵng
anh bị bắt lính đi trung sĩ truyền tin
có buổi anh phải leo lên chòi cao
ở Phú Lâm. đứng gác
vẫn chiếc áo mưa nhựa nhà binh
anh lang thang đây đó…
anh bị đưa vào trại nhập ngũ ở Đà Nẵng
anh bị bắt lính đi trung sĩ truyền tin
có buổi anh phải leo lên chòi cao
ở Phú Lâm. đứng gác
Anh nhớ không. những đêm Đà Lạt
sương mù. sương mù…
anh vẫn nói lí nhí. cười lí nhí
cặp kính cận dày. tóc hớt cao
chiếc áo len cánh màu xám cũ
trong căn phòng đường Hoa Hồng
anh đốt Bastos xanh liên miên
sương mù. sương mù…
anh vẫn nói lí nhí. cười lí nhí
cặp kính cận dày. tóc hớt cao
chiếc áo len cánh màu xám cũ
trong căn phòng đường Hoa Hồng
anh đốt Bastos xanh liên miên
Tôi ngồi vẽ. và anh đã viết
sau này cho tôi như không ai hiểu tôi hơn
về đường bay. nét cọ. những vệt màu bầm
Un artiste n’a que faire d’exprimer son temps.
Il le construit.
nó dựng nên thời đại.
và tôi tiếp tục đi. bao giờ cho đến đích
tôi cô đơn vô cùng tận. như nghệ thuật.
sau này cho tôi như không ai hiểu tôi hơn
về đường bay. nét cọ. những vệt màu bầm
Un artiste n’a que faire d’exprimer son temps.
Il le construit.
nó dựng nên thời đại.
và tôi tiếp tục đi. bao giờ cho đến đích
tôi cô đơn vô cùng tận. như nghệ thuật.
Như anh đã nằm xuống trong xó xỉnh tối tăm
như Diana đã nằm xuống trong muôn triệu hoa hồng
như Mother Teresa đã nằm xuống là vị thánh
tôi đã vẽ anh. đã vẽ Teresa để nhớ
ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì
nhớ tuổi nhỏ tôi
đi suốt ngày dưới những tàn cây cao su
chạy theo con nước lũ miền Đất Đỏ
quì trên băng ghế nhà thờ đọc kinh trước giờ học
Dì sœur của tôi đâu rồi. Dì sœur rất dữ.
để lại trong tôi sự nghiêm nghị.
anh thì rất đỗi hiền từ
để lại trong tôi một tình bạn hiếm hoi
nay anh đã về với đất.
như Diana đã nằm xuống trong muôn triệu hoa hồng
như Mother Teresa đã nằm xuống là vị thánh
tôi đã vẽ anh. đã vẽ Teresa để nhớ
ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì
nhớ tuổi nhỏ tôi
đi suốt ngày dưới những tàn cây cao su
chạy theo con nước lũ miền Đất Đỏ
quì trên băng ghế nhà thờ đọc kinh trước giờ học
Dì sœur của tôi đâu rồi. Dì sœur rất dữ.
để lại trong tôi sự nghiêm nghị.
anh thì rất đỗi hiền từ
để lại trong tôi một tình bạn hiếm hoi
nay anh đã về với đất.
Mùa đông đã trở lại
tôi vẫn lui cui vẽ. hằng đêm.
không có anh. không còn sương mù Đà Lạt
và gió thì thổi suốt trên rừng cây khô
như tiếng kèn đồng buốt lạnh
Les mains dans le vent. xám ngắt.
những bàn tay không níu nổi thời gian…
tôi vẫn lui cui vẽ. hằng đêm.
không có anh. không còn sương mù Đà Lạt
và gió thì thổi suốt trên rừng cây khô
như tiếng kèn đồng buốt lạnh
Les mains dans le vent. xám ngắt.
những bàn tay không níu nổi thời gian…
Virginia, 12 – 1997
Đinh Cường
Đinh Cường
[ 1] Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn,
tro gởi ở Chùa Phú Nhuận
tro gởi ở Chùa Phú Nhuận
Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne
năm 1956 chơi thân với nhóm bạn Paris như Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn – Ngô Thy Liên, Lê Văn Kiên – bạn thân của Ngô Mạnh Lân anh Ngô Hồng Quỳ
năm 1956 chơi thân với nhóm bạn Paris như Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn – Ngô Thy Liên, Lê Văn Kiên – bạn thân của Ngô Mạnh Lân anh Ngô Hồng Quỳ
Về lại Việt Nam năm 1962, giáo sư Đại Học Văn Khoa – Huế, Đại Học Đàlạt.
– 1963 – Viết cho Đại Học – tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế
bài đầu tiên đăng : Nhân một kinh nghiêm thơ ( Đại Học số 31- tháng 2 – 1963 )
- một số bài khác đã đăng trên Hành Trình, Đất Nước, Nghiên Cứu Văn Học
( xem Văn Học, California, số 208 – 209 tháng 9- 2003 dành nhiều trang đăng
lại các bài viết của Đỗ Long Vân )
bài đầu tiên đăng : Nhân một kinh nghiêm thơ ( Đại Học số 31- tháng 2 – 1963 )
- một số bài khác đã đăng trên Hành Trình, Đất Nước, Nghiên Cứu Văn Học
( xem Văn Học, California, số 208 – 209 tháng 9- 2003 dành nhiều trang đăng
lại các bài viết của Đỗ Long Vân )
- 1967 – Trong ban chủ trương nhà xuất bản Trình Bầy – Sài Gòn, điều khiển tủ sách Nghiên Cứu Văn Học
Tác phẩm đã xuất bản :
- Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương – nhà xuất bản Trình Bầy 1966
- Vô-Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung – Trình Bầy 1967
- Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương – nhà xuất bản Trình Bầy 1966
- Vô-Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung – Trình Bầy 1967
Khánh Ly – Đỗ Long Vân – Đinh Cường – Trịnh Xuân Tịnh
Triển lãm tranh sơn dầu DC tại Alliance Française Đàlạt 1965
Trịnh Công Sơn – Ngô Thy Liên – Hoàng Anh Tuấn
– Đinh Cường – Đỗ Long Vân
Triển lãm tranh sơn dầu DC tại Alliance Française Đàlạt 1965
Ngô Kha – Nguyễn Châu – Trịnh Công Sơn – Đinh Cường
– Trịnh Vĩnh Thúy – Dao Ánh – Ngô Hồng Quỳ
Huế 1964
Ngô Hồng Quỳ – Đinh Cường
Paris, 11- 2010