LỮ QUỲNH
M ù a T h u P
a r i s
Vườn Luxembourg
Photo by Lữ Quỳnh
Photo by Lữ Quỳnh
Tặng
Jacques Ng.
1.
Bốn giờ sáng, taxi đưa ra ga Eurostar London St Pancras để lên chuyến tàu đầu
tiên đi Paris, khởi hành lúc sáu giờ. Nhà ga rộng lớn, hiện đại chẳng khác gì một
phi trường quốc tế. Cũng phải làm các thủ tục an ninh: bỏ giày, điện thoại, áo
khoác, xách tay, và những thứ lỉnh kỉnh khác… vào khay cho qua máy. Rồi điền giấy
khai hải quan… Vé lên tàu có ghi số toa, số ghế. Tàu sẽ dừng đúng số toa của
mình, đầu mỗi toa có nhiều ngăn để hành lý. Tàu chạy với vận tốc 300 km/giờ,
qua biển Manche. Mình chỉ nhận biết lúc tàu bắt đầu vào hầm tối và ra khỏi hầm,
với thời gian hơn hai mươi phút. Kể từ ngày khai trương vào năm 1994, Luân Đôn
và Paris không còn bị chia cắt bởi biển, chỉ có hơn hai tiếng đồng hồ để qua lại.
Đến
Paris Gare Du Nord đúng 9 giờ 20. Đi hai đoạn métro ngắn là tới khách sạn đã đặt
phòng trước. Vì ở Paris chỉ có ít ngày, nên phải lên lịch ngay, đi thăm một số
nơi.
Thầm
cám ơn các website văn học, vì nhờ đó mà Jacques đã đọc và lần mò hỏi ra địa chỉ
email của tôi. Tên Việt của Jacques là Thạch, con nuôi của người cô họ tôi.
Lúc
tôi trưởng thành, Thạch còn nhỏ lắm. Tôi thương Thạch vì cứ nghĩ đến nỗi buồn
thiếu vắng tình thương cha mẹ ruột của nó. Tôi không nhớ những lần đi chơi với
Thạch, đã cư xử, nói ra những gì. Chỉ biết lần cuối cùng gặp nhau vội vã ở Nha
Trang vào giữa tháng 4 năm 1975, thời điểm những ngày tàn cuộc nội chiến. Rồi
thời gian dài sống lăn lóc trong sa mù thời cuộc, như bầy gà bươi móc mỗi ngày
để kiếm sống, ngụp lặn trong cái u tối đói nghèo, ngu dốt; còn chút ánh sáng
nào đâu để soi rọi ký ức mình…
Cho
đến một ngày đầu năm nay, tôi nhận email của Thạch, chỉ mấy giòng ngắn ngủi, luộm
thuộm, thiếu dấu thiếu chữ, nếu là anh của email này thì trả lời em ngay.
Tôi trả lời Thạch. Những thư tiếp theo, Lần cuối em gặp anh đến nay đã 36
năm rồi! Và Em đang sống ở Paris.
Khi
biết tôi sẽ ghé Paris, Thạch vui lắm. Thạch hẹn gặp tôi ngay buổi trưa đầu tiên
ở khách sạn. Rất đúng giờ, Thạch đến. Thay vì mừng rỡ vồ vập, tôi đứng lặng người
nhìn Thạch. Trước mắt tôi là một người Pháp già, lưng hơi còm, mái tóc muối
tiêu, tên là Jacques.
Ôi,
Thạch của ngày nào đây, chỉ còn nét mặt và giọng nói không thay đổi. Jacques cười,
ông chủ khách sạn tưởng em là người Pháp nên nói toàn tiếng Tây! Thì em là
người Pháp rồi còn gì, đã sống ở Paris 28 năm!
Chúng
tôi ăn trưa ở quán Phở 14. Thạch nói quán phở này ngon nhất Paris đó anh. Trong
lúc ăn, Thạch lên chương trình đưa tôi đi chơi một số nơi. Paris với hệ thống
métro chằng chịt, trên cao dưới thấp, mà Thạch thuộc nó như trong lòng bàn tay.
Vì thời gian hạn hẹp, chúng tôi không thể đi sâu vào mỗi nơi. Như khi phải đứng
từ xa mới có thể nhìn hết được Viện bảo tàng Louvre, chứ đừng nói vào được bên
trong, phải mất ít ra vài tuần mới đi thăm hết được. Louvre, công viên
Tuileries, quảng trường La Concorde, Khải Hoàn Môn nằm trên một trục thẳng. Cảnh
vật suốt dọc các công trình rất đẹp và nhiều nơi ghi dấu lịch sử. Vườn
Tuileries, đang là mùa thu, lá vàng rơi đầy mặt đất. Đại lộ Champs Élysées có
tiếng đẹp nhất thế giới, rất đông du khách đi bộ. Cái lạnh chớm thu nằm sau những
chiếc khăn quàng của các bà các cô, rơi hững hờ trước ngực.
Giờ
cao điểm ở các trạm métro, cứ hai phút có một chuyến, mọi người đứng sát nhau,
không một biểu lộ khó chịu, cảnh đó rất bình thường trong sinh hoạt hằng ngày.
Để
đến một địa chỉ, đôi khi phải đổi tàu vài ba lần, phải đi thang máy hoặc leo bậc
cấp lên trạm métro phía trên, hay đi vòng xuống trạm phía dưới. Có những đường
tàu nằm sâu cả mấy trăm mét trong lòng đất.
2.
Nước Pháp với dân số 67 triệu, mà khách du lịch nước ngoài hàng năm có tới 80 triệu người, dẫn đầu thế giới trước cả Mỹ, Ý, Tây Ban Nha. Những lúc nghỉ chân bên bờ sông hay trong công viên, Thạch kể về những tháng năm đầu tiên trên đất Pháp. Qua câu chuyện, tôi biết cuộc sống Thạch sau nhiều năm khó khăn vất vả ở xứ người, giờ đây đã ổn định, các con khôn lớn đều thành đạt.
Nước Pháp với dân số 67 triệu, mà khách du lịch nước ngoài hàng năm có tới 80 triệu người, dẫn đầu thế giới trước cả Mỹ, Ý, Tây Ban Nha. Những lúc nghỉ chân bên bờ sông hay trong công viên, Thạch kể về những tháng năm đầu tiên trên đất Pháp. Qua câu chuyện, tôi biết cuộc sống Thạch sau nhiều năm khó khăn vất vả ở xứ người, giờ đây đã ổn định, các con khôn lớn đều thành đạt.
Hơn
ba mươi năm trước hai vợ chồng với ba cháu nhỏ sống nheo nhóc dưới gầm cầu
thang nhà người mẹ nuôi, chưa được sáu mét vuông diện tích, ở một thành phố miền
Trung. Nhớ mỗi lần tôi ghé thăm, vợ Thạch vội vã chạy qua quán giải khát cạnh
nhà đem về một chai cam vàng với ly đá. Không có chỗ đặt chai nước, tôi cầm ly
đá trong tay, đứng hỏi chuyện Thạch vài ba điều rồi ra ga đi chuyến tàu tối vào
Nam. Tình cảm trân trọng, quý mến người bà con xa trong cảnh nghèo khó của vợ
chồng Thạch làm tôi xót xa. Mấy năm sau Thạch và gia đình được định cư ở Pháp
theo diện con lai. Thạch bị bệnh thận nặng, phải lọc máu mỗi tuần ba lần suốt 5
năm nay, thế mà vẫn đi thoăn thoắt, bước hai bậc cấp một, thỉnh thoảng còn dừng
lại chờ tôi.
Xuống
métro, lên métro, chỉ hai phút là có tàu, tôi phải bước thật nhanh mới theo kịp
Thạch, dù hắn luôn quay lui nhìn tôi giữa đám đông chỉ thấy đầu người nhấp nhô
vội vã.
Trước
khi đến nhà thờ Notre-Dame, chúng tôi đi bộ trên Rue De La Paix. Đây là một đại
lộ đẹp có nhiều cửa hàng bóng lộn, rất đông du khách, dẫn đến quảng trường
Vendôme nơi đặt tượng đài Napoléon.
Lúc
chúng tôi dừng chân trước Notre Dame de Paris, du khách đã xếp hàng dài để lần
lượt đi vào cánh phải của nhà thờ. Ngay cửa vào có một quầy bán tượng và hình ảnh
lưu niệm. Rải rác bên trong, đặt những chiếc máy như máy rút tiền ATM, để du
khách tự động bỏ vào hai euro và nhận lại một medal kim loại tròn mạ vàng, trên
một mặt khắc hình nhà thờ, mặt kia có hình thập tự với giòng chữ Cathédrale
Notre-Dame de Paris.
Nhà
thờ này xây dựng từ 1163 nhưng vì có nhiều sự cố, mãi đến 1345 mới hoàn thành.
Mái vòm cao với những khối đường nét tuyệt mỹ. Những khung kính lớn lộng lẫy
nhiều màu sắc tồn tại từ bao thế kỷ nay. Rất nhiều tượng mang ý nghĩa trong
Kinh Thánh, mà tôi là người mến Chúa nhưng ngoại đạo, không thể nào hiểu hết.
Cùng
với các tín đồ đang cầu nguyện, tôi ngồi xuống một băng ghế sát tường, bên cạnh
tôi là Kim. Thạch ngồi ở dãy ghế giữa. Tôi nhìn tượng Chúa trên cao, cảm thấy
lòng thanh thản. Đây là lần thứ hai tôi vào nhà thờ, không ngờ lại là một nhà
thờ nổi tiếng, mà văn hào Victor Hugo đã lấy bối cảnh để viết tác phẩm bất hủ The
Hunchback of Notre-Dame (ở Việt Nam, anh Trần Quang Huề chuyển ngữ
“Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” trước năm bảy lăm.)
Còn lần thứ nhất tôi đến giáo đường, cách nay hơn bốn mươi năm, ở một thành phố nhỏ ven biển miền Trung. Lần đó còn rất trẻ, vào một buổi sáng tôi đưa người bạn gái vào đây. Nhà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
Bây
giờ người con gái thuở ấy đang có mặt ở đây, trong ngôi nhà thờ danh tiếng
Notre-Dame, cách xa nhà thờ năm xưa nửa vòng trái đất. Người con gái với áo dài
lụa trắng được đón đưa trước cổng trường Sư Phạm ngày nào, giờ đây với mái tóc
điểm nhiều sợi bạc, hạnh phúc vượt qua những tháng năm khó khăn, gian khổ bên cạnh
chồng con.
Tôi
nhìn lên tượng Chúa nhân từ giữa giáo đường uy nghi rộng lớn, và như khi đứng
trước Chúa bốn mươi năm về trước ở quê nhà, tôi thầm ngỏ lời cám ơn.
Thạch
ngồi ở hàng ghế giữa, mắt nhắm, miệng lâm râm cầu nguyện.
Chúng
tôi đi vòng lối ra ở cánh trái nhà thờ. Những bức tường bên ngoài với nhiều phù
điêu, hình tượng nghệ thuật rất đẹp được trang trí công phu, nói lên tài nghệ
tuyệt vời của điêu khắc gia những thế kỷ trước.
Từ
sân nhà thờ băng qua đường, chúng tôi ghé một quán cà phê, ngồi ở dãy bàn đặt dọc
vỉa hè giữa đám đông du khách. Thạch luôn miệng hỏi, anh có mệt không? Tôi thấy
thương Thạch vì bệnh mỗi tuần phải lọc máu ba lần, lại luôn quan tâm đến người
tương đối còn sức khỏe dù tuổi có cao.
3.
Ở thế hệ chúng tôi, trước những năm sáu mươi ngồi ghế nhà trường trung học, không ai là không nhớ bài học thuộc lòng “Ngày Tựu Trường” của Thanh Tịnh, và đoạn văn của Anatole France tả cậu bé với chiếc cặp trong tay, đi qua vườn Lục Xâm Bảo vào một buổi sáng mùa thu, lá vàng rơi trên những pho tượng trắng… Ngờ đâu nửa thế kỷ sau, tôi lại được ngồi trong công viên Luxembourg cũng vào một buổi sáng mùa thu, giữa những bức tượng trắng và lá vàng rơi đầy mặt đất.
Ở thế hệ chúng tôi, trước những năm sáu mươi ngồi ghế nhà trường trung học, không ai là không nhớ bài học thuộc lòng “Ngày Tựu Trường” của Thanh Tịnh, và đoạn văn của Anatole France tả cậu bé với chiếc cặp trong tay, đi qua vườn Lục Xâm Bảo vào một buổi sáng mùa thu, lá vàng rơi trên những pho tượng trắng… Ngờ đâu nửa thế kỷ sau, tôi lại được ngồi trong công viên Luxembourg cũng vào một buổi sáng mùa thu, giữa những bức tượng trắng và lá vàng rơi đầy mặt đất.
Luxembourg,
công viên lớn thứ hai của Paris, sau Tuileries, được đặt nhiều tượng danh
nhân như Beethoven, Paul Verlaine, Georges Sand, Saint Genevieve,
…. Công viên cũng là bối cảnh nổi bật trong tác phẩm Les Misérables của
Victor Hugo. Nhiều chiếc ghế dựa bằng sắt có thể xê dịch được, để du khách thoải
mái chọn góc nhìn ngồi nghỉ ngơi. Cuối công viên bên phải là một lâu đài có hồ
nước lớn phía trước, tiếp với một vườn hoa đầy sắc màu rực rỡ.
Hơn
năm mươi năm trôi qua, từ một cậu bé lòng như khăn mới thêu, từng xúc động bởi
hình ảnh mùa thu ở vườn Lục Xâm Bảo ngày nào, nay với mái tóc bạc đang ngồi
đếm tháng năm còn lại của đời mình trên đầu ngón tay. Nhìn những pho tượng trăm
năm còn đứng đó, nhớ đến cậu bé của Anatole France ngày nào cùng những người đã
một lần qua đây, mà ngậm ngùi làm sao!
Một
ngày lang thang dưới bầu trời đầy mây và trong những đường hầm métro, tôi không
giấu được nét mệt mỏi dù cho nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử ở đây luôn cuốn
hút bước chân mình. Jacques thường nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Còn tôi tham
lam giành giựt với thời gian, phải tận mắt nhìn cho được những gì mà mình chỉ
biết qua sách báo và chuyện kể. Thạch đưa chúng tôi đi bộ qua nhiều nơi.
Nào
Place Vendôme ở trung tâm Paris, nối liền với đại lộ De La Paix. Giữa quảng trường
là tượng Napoléon đứng chót vót trên một trụ đồng tròn có chạm trổ hoa văn hình
xoắn ốc cao trên hai trăm mét, để kỷ niệm ngày chiến thắng quân Áo năm 1805.
Ông là một vĩ nhân, được ca tụng là người “khi trên lưng ngựa thì chiến đấu
lẫy lừng, lúc xuống ngựa là một nhà cai trị đất nước kiệt xuất.” Sau cách mạng
Pháp, ông lập ra triều đại Bonaparte, với những cải cách về luật pháp, bộ luật
Napoléon đã ảnh hưởng rất lớn đến chính trị thế giới. Về giáo dục, các trường đại
học được mở, đào tạo sinh viên bằng tiền nhà nước. Ông thành lập đơn vị hành
chánh tự cai quản và xử lý lấy công việc. Napoléon mất năm 1821. Lăng mộ ông
sáng lòa có thể nhìn thấy từ tháp Eiffel.
Nào
Khải Hoàn Môn (The Arc de Triomphe), đài kỷ niệm nổi tiếng nhất, với 50 mét chiều
cao, 45 mét bề rộng, từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử nước Pháp:
Năm 1940 Đức đánh chiếm Paris đã cho quân diễn hành qua đây, trong khi thủ đô bỏ
trống, mở đầu cuộc kháng chiến chống phát xít. Qua năm 1944, Paris được
giải phóng, đoàn quân chiến thắng của nước Pháp Tự Do trở về ca khúc khải hoàn,
lại diễn hành qua Khải Hoàn Môn lịch sử này.
4.
Buổi chiều đứng trên cầu Notre-Dame ngắm sông Seine, Jacques giành máy ảnh chụp tôi cho bằng được. Hắn nói anh toàn chụp cảnh không, ít ra phải có vài tấm để làm kỷ niệm chứ. Sông Seine đẹp, nhất là cảnh vật thơ mộng hai bên bờ. Tôi vừa đọc đâu đó, chỉ khúc sông chảy qua Paris đã có đến 37 cây cầu, mà nổi tiếng là Pont Neuf, cổ nhất, được xây bằng đá từ cuối thế kỷ thứ 16, có tượng vua Henri IV ngồi trên lưng ngựa. Tiếp đến là Pont Marie, Pont Royal, Pont Louis Philippe, … Theo Jacques cây cầu đẹp nhất là Pont Alexandre III, gần nơi an nghỉ của Napoléon. Hắn tiếc rẻ là tôi ở Paris ít ngày quá, không thể đi thăm hết được, và anh mới biết chưa được một phần trăm Paris!
4.
Buổi chiều đứng trên cầu Notre-Dame ngắm sông Seine, Jacques giành máy ảnh chụp tôi cho bằng được. Hắn nói anh toàn chụp cảnh không, ít ra phải có vài tấm để làm kỷ niệm chứ. Sông Seine đẹp, nhất là cảnh vật thơ mộng hai bên bờ. Tôi vừa đọc đâu đó, chỉ khúc sông chảy qua Paris đã có đến 37 cây cầu, mà nổi tiếng là Pont Neuf, cổ nhất, được xây bằng đá từ cuối thế kỷ thứ 16, có tượng vua Henri IV ngồi trên lưng ngựa. Tiếp đến là Pont Marie, Pont Royal, Pont Louis Philippe, … Theo Jacques cây cầu đẹp nhất là Pont Alexandre III, gần nơi an nghỉ của Napoléon. Hắn tiếc rẻ là tôi ở Paris ít ngày quá, không thể đi thăm hết được, và anh mới biết chưa được một phần trăm Paris!
Sông Seine, Paris
Photo by Lữ Quỳnh – Sept. 6, 2011
Photo by Lữ Quỳnh – Sept. 6, 2011
Đâu
cần đi thuyền trên sông Seine, mà dù có muốn cũng không có thời gian, chúng tôi
đứng tựa thành cầu, nhìn những chiếc tàu lớn lộ thiên chở đầy du khách chạy
trên sông, luồn qua chân cầu hình vòm cung, thật êm ả.
Sông
Seine. Trước mắt tôi là sông Seine. Bỗng cảm thấy có cái gì vướng nơi đáy cổ,
cùng với nắng chiều đang tắt dần, khi nhớ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên qua Pháp
trở về, khoảng đầu những năm chín mươi; ngồi uống rượu với anh, nghe anh kể về
những ngày vui và bận rộn với bạn bè ở Paris, tôi nảy ý làm một phỏng vấn nhỏ.
Bài viết gần như một tạp văn, lấy tựa “Trịnh Công Sơn, từ sông Hương đến
sông Seine”, sẵn dịp nhà thơ Thái Ngọc San về Sài Gòn in báo, đã lấy bài
này đăng trên tạp chí Sông Hương. Giờ đây hai anh đã đi vào cõi vĩnh hằng, đâu
biết có kẻ còn lận đận ở trần gian, đang đứng bên giòng sông Seine của anh ngày
nào, nhớ về sông Hương với các bạn Thái Ngọc San, Võ Quê, Lê Văn Ngăn… trong lần
uống rượu vang đỏ ở quán Thiên Đường (*). Không ngờ lần chia tay nhau hôm
ấy là lần Thái Ngọc San và sau này, Lê văn Ngăn vĩnh viễn xa rời chúng tôi.
Sông
Hương, sông Seine, những trái tim yêu thương đang ở rải rác khắp mọi miền, có
nhớ về nhau là nhớ về một giòng sông, nơi từng in bóng anh em bạn bè, dù còn
hay đã mất.
Kể
từ ngày bỏ nước ra đi, Jacques chưa một lần về thăm chốn cũ. Hắn đã nhận Pháp
là quê hương của mình rồi. Hai mươi tám năm sống ở Paris, những đền đài, phố
xá, sông nước nơi đây đã làm nhạt phai hình ảnh một Hòn Chồng, cầu Xóm Bóng, Hải
Học Viện Nha Trang mà tuổi thơ hắn từng yêu mến.
Chúng
tôi ngồi xuống bậc thềm trước quảng trường tháp Eiffel, nhìn du khách đi thành
đoàn vui vẻ chụp hình, quay phim. Dưới chân tháp người ta xếp hàng rồng rắn,
dài hàng mấy trăm mét để mua vé lên các tầng trên. Giá vé cho mỗi tầng khác
nhau: Lên tới đỉnh, tầng 3 là 14 euro, tầng 2- 8.20 và tầng 1- 4.10 euro. Sinh
hoạt này kéo dài đến nửa đêm.
Tháp
Eiffel xây dựng năm 1887, do kỹ sư Gustave Eiffel (1832-1923) thiết kế. Nó là một
công trình kiến trúc bằng kim loại, trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất, không
những của Paris nước Pháp, mà còn được cả thế giới công nhận, mỗi năm có hàng
triệu người leo lên chiêm ngưỡng. Trong số những công trình trứ danh của ông,
ngoài Paris nước Pháp ra, còn có những công trình nổi tiếng trên nhiều quốc gia
khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ai Cập, Hoa Kỳ, Việt Nam… Riêng tại Việt
Nam, Gustave Eiffel đã xây dựng Bưu điện Sài Gòn, cầu Long Biên Hà Nội, cầu Trường
Tiền Huế; những công trình còn đến ngày nay.
Như
lần trước, khi rời Luân Đôn đến Paris bằng chuyến Eurostar đầu tiên, sáng nay
chúng tôi giã từ thủ đô ánh sáng cũng trên chuyến tàu khởi hành lúc 6 giờ. Đêm
qua trước khi chia tay Jacques, hai anh em ngồi với nhau trong một quán nhỏ,
tôi uống vang đỏ, còn Jacques cũng uống nhưng chỉ nhấp môi. Trưa mai em lại
vào bệnh viện lọc máu, vẫn chờ ngày được thay thận nhưng không biết đến bao giờ,
em rất mừng gặp anh lần này. Rồi im lặng một lúc, giọng Jacques chùng xuống
không biết em có còn lần thứ hai để gặp anh không? Tôi không nói gì, kể
cả một lời cám ơn Jacques, vì tôi biết rằng kể từ đây Jacques mãi mãi có mặt
trong đời sống chúng tôi.
Lữ Quỳnh
(*)
Tên một quán cà phê bên bờ sông Hương, gần cầu Trường Tiền, Huế.