Anh câu con cá diễn ba gang
Đem lên Hòn Gió thăm nàng
Bệnh tình mau mạnh kết đàng nghĩa nhơn
-Hòn Gió: Núi thuộc xã An Lĩnh huyện Tuy An. Xóm dân ở đây gọi là Xóm Hòn Gió.
-Cá
diễn: Loại cá biển ngon, ở miền núi hiếm cá, đem tặng nàng đúng là hợp nhơn
nghĩa.
Lỗ
Chài
đá dựng
Dốc
đứng Đồng Tranh
Có
ai lên đó với mình
Ghé
thăm cảnh cũ Gò Dinh Từ Hàn
Chiều
chiều ngọn gió thổi ngang
Bẻ
bông sim tím cho nàng cài trâm
-Đồng Tranh: Dốc dài trên đường núi từ xã Hòa Kiến thành phố Tuy Hòa qua xã An Thọ huyện Tuy An lên xã Sơn Long huyện Sơn Hòa. Đi giữa các trảng đế nên tương đối ít ngặt hơn dốc Lỗ Chài. Dốc Đồng Tranh nằm phía bắc dốc Lỗ Chài, hai dốc gặp nhau tại thôn Kim Sơn xã An Thọ.
-Gò
Dinh: Gò cỏ ở
xóm Quán Lê (ngày trước thuộc làng Vân Hòa, nay thuộc thôn Phong Hậu) xã Sơn
Long huyện Sơn Hòa. Năm 1885 Lê Thành Phương dự định xây dựng căn cứ sơn phòng tại đây, nhưng việc chưa
thành cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp bắt xử tử. Dinh có nghĩa là doanh
trại của Lê Thành Phương. Cách gọi do lòng tôn kính của dân địa phương.
-Từ
Hàn: Gọi tắt chức vụ Xuân Vinh quân thứ từ hàn, giữ việc văn phòng
bút lục của Lê Thành Phương. Người này tên là Trần Bá Đại, được Lê Thành Phương
cử lên Vân Hòa lo việc xây dựng sơn phòng.
Chợ
Đồn
một tháng chín phiên
Gặp
nhau chi nữa để phiền cho nhau
Người
về khuất nẻo Sống Trâu
Để
ta thui thủi Dốc Lau một mình
-Chợ Đồn: Chợ tại làng Vân Hòa xã Sơn Long huyện Sơn Hòa, mỗi tháng họp 9 phiên vào các ngày 3, 13, 23, 6, 16, 26, 9, 19, 29. Đông nhất vào mùa trái cây. Nay không còn chợ.
-Sống
Trâu: Một đoạn trên đường từ xã Sơn Long huyện Sơn Hòa ra xã An Xuân huyện
Tuy An. Lối đi đắp cao giữa thung lũng, giống như xương sống con trâu.
-Dốc
Lau: Dốc trên đường từ xã Sơn Long huyện Sơn Hòa xuống xã An Lĩnh huyện Tuy
An. Hai bên dốc nhiều cây lau. Tại đây có một xóm nhỏ thuộc làng Vân Hòa
xã Sơn Long gọi là xóm Dốc Lau. Nay xóm không còn.
Khoai
lang Suối Mít
Đậu
phụng Hòn Vung
Chàng
đào thiếp mót đổ chung một gùi
Vì
đâu duyên nợ sụt sùi
Chàng
giận chàng đá cái gùi chàng đi
Chim
kêu dưới suối Từ Bi
Nghĩa
nhơn còn bỏ huống chi cái gùi
-Suối Mít, Hòn Vung: Suối nhỏ và núi nhỏ ở làng Trung Hòa, nay là thôn Hòa Trinh xã Sơn Định huyện Sơn Hòa, trồng nhiều khoai lang, đậu phụng. Trung Hòa là một làng nhỏ, còn có tên nôm là xóm Suối Mít. Khoai lang Suối Mít tức là khoai lang ở xóm Suối Mít.
-Suối
Từ Bi: Vùng này không có suối Từ Bi. Tên cũ đã mất? Hay nói cho hiệp vần? Ở xã An Hiệp huyện Tuy An, gần đầm Ô Loan, đèo Quán Cau có núi Từ Bi. Nhưng hai nơi quá xa thì sự
liên hệ thế nào?
Thuốc
nào ngon bằng thuốc Lỗ Quy
Nhơn
cùng tắc biến phải đi lượm tàn
-Lỗ Quy: Vùng đất thuộc làng Trung Hòa, nay là thôn Hòa Trinh xã Sơn Định huyện Sơn Hòa. Sơn Định nằm trong cao nguyên Vân Hòa, đất trân màu nâu đỏ, thích hợp với khoai đậu và thuốc lá. Thuốc lá Lỗ Quy có tiếng là ngon. Ở Phú Yên nhiều nơi mang địa danh có tiếng” Lỗ”, như: Lỗ Vàng, Lỗ Chảo, Lỗ Rong, Lỗ Đá, Lỗ Hùm, Lỗ Chài, Lỗ Quy, Lỗ Sấu, Lỗ Lươn… hầu jeest là các thung lũng, chí có Lỗ Chài là tên dốc.
Đọc tiếp...