VĨNH BIỆT ĐINH CƯỜNG
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn
Mạnh Hùng Đinh Cường
Virginia, August 24, 2015
Virginia, August 24, 2015
Tôi
chỉ quen và chơi thân với Đinh Cường từ đầu thập niên 90 khi gia đình anh đên
đinh cư ở vùng này, nhưng tôi biết Đinh Cường từ năm 1965. Năm ấy, tôi mới ở Mỹ
về và đươc đồng nghiệp Mai Văn Lễ lúc ấy làm Khoa trưởng trương Luật thuộc đại
hoc Huế rủ ra Huế giảng dạy. Đó là giai đoạn chiến tranh leo thang, người
hùng Nguyễn Chánh Thi là Tư Lệnh trấn giữ vùng I chiến thuật, thành phố
Huế bừng bừng không khi chiến tranh và cách mạng, biểu ngữ giăng đầy khắp và tiếng
loa phát thanh vang vang hai bờ sông Huơng.
Môt
hôm, từ bên phía trường Đại học, tôi đi bộ qua cầu Tràng Tiền sang khu phố
ta. Cuối cầu là phòng triển lãm tranh Đinh Cường. Tôi vào xem và bị lôi cuốn
ngay bởi màu xanh huyền hoặc anh vẽ một mảng sân rêu chỗ mờ chỗ tỏ dưới ánh
trăng sáng lạnh củakinh thành cổ ấy. Bẵng đi mấy năm sau tôi gặp lại Đinh Cường,
lần này qua một bức tranh làm quà cưới do nhà văn Nhã Ca tặng. Bức tranh vẽ
hình Đức Mẹ ẩn hiện sau những ô đen trắng mosaic của cửa kính nhà thờ. Bức
tranh này được treo trong phòng khách nhà chúng tôi cho đến khi chúng tôi phải
bỏ lại nó ở đó ngày 29 tháng 4 năm 1975.Từ hồi gặp và quen nhau tại Mỹ, Đinh Cường
cho tôi nhiều tranh và mỗi khi tôi mua tranh của Đinh Cường thì đều là với giá
thân hữu và trong những hoàn cành đặc biệt. Có một bức phác họa khỏa thân đen
trắng mà khi thoạt thấy, họa sĩ Trịnh Cung phải khen tấm tắc: “Cường ạ,
ông phải vẽ như thế này mới được.”
Kể
như vây để thấy Đinh Cường luôn luôn tìm tòi, đổi mới. Đề tài có thể quen thuộc,
nhưng kỹ thuật và màu sắc thì càng ngày càng khác lạ và phong phú, nó có thể
làm ngạc nhiên cả người từng sống suốt đời với tranh Đinh Cường. Một lần đến
chơi nhà tôi, chị Nhung, người bạn đời của Đinh Cường, khen môt bức tranh trừu
tượng vẽ màu sắc mùa Thu. Sau khi biết chính chồng mình vẽ, chị đã thốt lên một
cách ngạc nhiên vừa thán phục vừa hãnh diện rằng, “Tranh Đinh Cường vẽ đấy à?”
Tranh
của anh thường có hình ảnh thiếu nữ mảnh mai, con gà sắt trên nóc nhà thờ cổ,
con chím nhỏ cô đơn, và cảnh núi đồi hoang vu của vùng cao nguyên. Đó là những
hình ảnh thân yêu và quen thuộc của Huế, B’lao, Đơn Dương, Đà Lạt, những
vùng trời anh từng sống một thời trai trẻ ưu tư, âu lo, đam mê, êm đềm,
và thân thiết với các bạn thân như Trinh Công Sơn, Trinh Cung. Bửu Ý . .
. Theo lời kể của Trịnh Công Sơn thì đó cũng là nơi Đinh Cường đốt
nến viết thư tình cho người yêu ở Huế và người ấy có lần đã đến thăm và để lại
cả Đinh Cường những giây phút vui tươi hạnh phúc và những nhớ nhung day dứt.
Những hình ảnh và cảm giác cũ ám ảnh anh suốt đời và được thể hiện trên nhưng bức
tranh mà màu sắc càng ngày càng khác lạ và phong phú. Đinh Cường vẽ đam mê và bền
bỉ.Tôi có cảm tưởng Đinh Cường không sống nếu Đinh Cường không vẽ.
Ngay
khi mới đặt chân đến vùng này, Dinh Cường đã là một sự hiện diện lớn. Một cuôc
triển làm để đón mừng và giới thiệu tranh Đinh Cường với bạn bè cũ, mới đã được
tổ chức ở tư thất của bác si Phó Ngoc Văn. Tháng 4 năm 1994, Đinh Cườngra mắt
công chúng Mỹ lần đầu tiên trong cuộc triển lãm tại Metro Gallery thuộc truờng
Đai Hoc George Mason. Mới đó mà đã 22 năm!
Đinh
Cường đươc nhiều người mến phục và yêu quý. Bạn bè của anh ở mọi phương trời, từ
Việt Nam qua Âu Châu sang đến Mỹ. Ngồi uống café với anh, thỉnh thoảng lai thấy
anh có điện thoại gọi sang từ Việt Nam, từ Pháp, hay từ một tiểu bang nào đó
trên nước Mỹ. Đôi khi anh lấy điện thoại gọi một nguời bạn mà anh chợt nhớ đang
ở một phương tròi khác. Những ngày sự đi lại bị giới hạn, Đinh Cường sống nhiều
hơn trong thế giới ảo qua điện thoại và điện thư và những bài “thơ ghi” mà mỗi
ngày anh cố viết để đăng trên blogs của bạn bè như chỉ dấu của một sức sống dẻo
dai, những suy nghĩ tỉnh táo, và sư hiện hữu bền bỉ cùa một người mà thể xác
càng ngày càng suy yếu.
Đinh
Cuờng là nguời kín đáo, ít nói,nhưng không phải anh không có ý kiến riêng về
người và việc. Nhưng một khi phát biểu, anh thường đưa ra nhưng nhân xét vừa
chính xác vừa hóm hỉnh. Đinh Cường là người giàu tình cảm, nhẫn nhịn, rộng
lương và có khả năng tha thứ lớn, ngay cả đối với những người mà anh biết không
ưa anh hay đã nói không tốt về anh. Anh chưa hề nói xấu ai; anh đặc biệt trung
thành và luôn nhớ tha thiết nhưng người bạn đã chia xẻ vơi anh một thời trai trẻ
đam mê và lãng mạn trong một đất nước bất an. Đối với bạn bè, ở Đinh Cường tình
cảm thắng lý trí.
Đinh
Cường không ghen tị với đồng nghiệp và không thích tranh luận hơn thua. Đối với
những người đi sau anh, Đinh Cường luôn cư xử đẹp.Khi xem triển lãm của họ, bao
giờ anh cũng mua một bức tranh nhỏ để khuyến khích.
Đinh
Cường thích phim tình cảm lãng mạn, mà phải là phim Pháp thời xưa khi mà anh
còn ham đi ciné với bạn bè. Anh hay nhắc đến phim “Les dimanches de Ville
d’Avray” về mối tình đặc biêt của một cưu phi công Đức có bệnh tâm thầnsống cô
đơn với một cô gài mồ côi Pháp. Để làm quà Giáng Sinh theo ươc nguyện của cô
bé, người phi công lớn tuổi ấy đã liều mạng leo lên nóc nhà thờ cao chót vót, gỡ
con gà sắt trên cột đo chiều gió đem về cho cô bé. Khi đến nơi hẹn anh ta bị cảnh
sát bắn chết vì hiểu lầm. Đinh Cường thích cái cử chỉ lãng mạn ấy.Đó là một lý
do về sự hiện diện của con gà sắt trong tranh Đinh Cường. Vì thế, mỗi lần đi
qua các làng nhỏ bên Pháp, bạn bè thường phải ngừng xe để tôi chụp ảnh những
con gà sắt trên mái nhà thờ cổ cho Đinh Cường.
Từ
ngày lâm bệnh không lái xe được, Đinh Cường thường được bạn bè đến đón,
đưa đi ăn hoặc uống café. Ở vùng này, Đinh Cường đặc biệt thích hai quán nhỏ.
Anh thích ăn beignets, uống café, và nghe “tiếng kèn đồng của người da đen thổi
điệu nhạc blues” ở Bayou Bakery; và thích ngồi uống rượu vang, ăn bánh mì với ốc
chiên bơ, tỏi (escargots) ở cái bàn trong một góc tiệm nhìn ra cả hai mặt phố của
nhà hàng Le Chat Noir. Anh nói, làm như thế để có “một chút Paris.”Những tháng
cuối đời anh, tôi đi xa. Trao đổi điện thư, anh mong tôi về đưa anh đi ăn những
hàng quán quen thuộc. Ước muốn nhỏ nhoi, giản dị như thế mà cũng không thực hiện
đươc!
Nếu
bạn bè là một phần quan trọng của đời sống Đinh Cường thì gia đình là trung tâm
của đời sống ấy. Đinh Cường thích đi giang hồ nhưng lại gắn bó với gia đình. Đi
hơi lâu một chút là anh sốt ruột muốn về với cái khung cảnh êm đềm bên cạnh vợ
con mà anh cực kỳ yêu quý. Bạn bè thường nói đùa rằng Đinh Cường thích đi
Boston, uống café ở Harvard Square, nhưng chỉ ngồi vài giờ rồi lại đòi về
Virginia . . . với vợ. Muốn chiều Đinh Cường, bạn bè sẽ phải lái xe đi về
20 giờ trong một ngày trên quãng đường dài ấy. Với Đinh Cường, tính nghê sĩ phải
nhường cho tình gia đình.
Đinh
Cường mắc bệnh từ lâu. Anh âm thầm chịu đựng, không than thở và luôn yêu cuộc sống.
Năm cuối đời, anh tự nhủ phải chiu đựng cho qua “mùa khổ nạn,” nhưng mùa khổ nạn
đã lấy mất anh đi. Anh đi thanh thản và nhanh chóng trong sự săn sóc của gia
đình và tình thân yêu của bạn bè. Vì linh tính của Nguyễn Tường Giang, chúng
tôi kịp đến bệnh viện nhìn anh lần cuối đêm hôm 7 tháng 1, trước khi người ta
đưa anh vào nhà xác.Anh đi, để lại một khoảng trống khó lấp trong lòng những
người thân yêu anh. Làm sao thay thế được một con người tài ba, khiêm tốn, chí
tình, hiền lành và đôn hậu như Đinh Cường?
Đinh
Cường ơi, vĩnh biệt bạn hiền
Nguyễn Manh Hùng
Virginia,
13 January 2016
(Bài
viết đã được đọc tại tang lễ họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường
- 13.1.2016).