ĐINH CƯỜNG
Nhớ
Xóm Lách và Sài Gòn hồi nhỏ
khi ở Thủ Dầu Một về
Ở
Sài Gòn, hồi nhỏ. nghĩ lại tôi nhớ gì anh biết không
đêm
khuya vắng người. ra vòi nước phông-tên tắm
mấy
ngọn điện đường khuya thu hút rất nhiều con gián
bay
quanh và rơi lộp độp đầy đường. bò ngổn ngang...
luôn
ở trần trùi trụi và mặc chiếc quần xà-lỏn đen
cũng
có khi chạy patin lướt tới lướt lui trên con đường vắng
đường
trước Xóm Lách lúc ấy mang tên Charles de Gaulle
một
vị tướng rất hách của Pháp. những chiếc phông-tên [1]
cũng
là của Pháp làm. nên nước lúc nào cũng chảy mạnh
mấy
bà đem thau áo quần ra giặt, thanh niên ra gánh nước
một
hai giờ sáng quanh chiếc phông-tên nghe ca cải lương vui.
đó
Sài Gòn ngày nhỏ của tôi. ở Xóm Lách với mùi sình đen láy
sau
này Thanh Tâm Tuyền có viết Đêm Xóm Lách Mịt Mùng.
và
có nhiều văn nghệ sĩ trẻ di cư từ Hà Nội vào đến ở. tôi còn
nhớ
Châu Trị một thời viết truyện ngắn. sau này nhập ngũ lên Pleiku
có
mấy cô gái Hà Nội da trắng hồng học trường Trưng Vương
mùa
nước lụt phải xắn ống quần cao mà lội, dắt chiếc xe đạp theo
ở
đó nhà tôi. có căn gác gỗ. thời trung học hay họp nhau học toán
hay
học luyện thi tú tài, có mấy cô bạn ở Gia Long học ké. nay nơi
chân
trời góc biển nào. có nhớ những chiều mưa nhìn qua cửa sổ nhỏ.
hơn
nửa thế kỷ rồi. nhớ Sài Gòn là nhớ cái xóm nghèo thân thiết ấy...
và
cả chiếc xe hủ tiếu mì, cà phê bít-tất đổ ra dĩa uống của Chú Ba
nằm
ngay ngã ba trên con đường dốc vào xóm với ngọn đèn manchon
sáng
chói. khuya và sáng tinh mơ là hai niềm vui của người Xóm Lách
Xóm
Lách của tôi ngày nhỏ. khi gia đình dọn từ Thủ Dầu Một về…
Virginia,
Sept 5, 2015
Đinh Cường
[1]
Fontaine: vòi nước bắng đồng thời 1950 do người Pháp làm
đặt
ở những đầu xóm lao động cho công chúng lấy nước.
Một buổi sinh hoạt tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa đường Tự Do của BS
Phạm Xuân Thái Sài Gòn 1960. (trong hình có thế nhìn ra: Phạm Công Thiện, Nhương Sao, …, Viên
Linh, Mỹ Tín, Hoài Khanh, Định Giang, Kim Tuấn, Lam Thiên Hương, Tô Kiều Ngân, Phạm Việt Tuyền,
Trịnh Cung, Đinh Cường...ở góc mặt cuối phòng) - ảnh tư liệu DC