DU
TỬ LÊ
"Nước rút" và, "đường trường"
trong hành trình thơ Nguyễn Lương Vỵ
trong hành trình thơ Nguyễn Lương Vỵ
1.
Cách
đây gần hai chục năm, cố thi sĩ Nguyên Sa, trong một bài viết về thơ của một
bằng hữu, ông nhấn mạnh tới hai ý niệm “nước rút” và, “đường trường”.
Tuy nhiên, tác giả “Áo lụa Hà Đông” không khai triển hai ý niệm này đặc biệt
này.
Theo
tôi, ý niệm “nước rút” dành cho một người làm thơ, có thể hiểu:
-
Ở giai đoạn khởi hành, chìm, lẫn giữa những người đồng thời, cùng có mặt trong
một lên đường ồ ạt, đông đảo thì, bằng vào khả năng thiên phú, hắn đã bứt phá,
tách thoát khỏi đám đông, để lao mình về phía trước, như một thành tựu lẻ,
hiếm. Nhưng, với những ai có ít nhiều kinh nghiệm chữ, nghĩa, đều không ngạc
nhiên, bất ngờ khi thấy nửa chừng, những tinh anh sớm phát tiết kia, đã không
còn hiện diện ở tiền trường của quảng trường thi ca. Hắn chỉ còn được nhớ tới
trong một thời vang bóng.
(Một
bằng hữu của tôi, gọi những nhà thơ ở trường hợp này là “Thi sĩ của một
thời”).
Còn
ý niệm “đường trường”, vẫn theo tôi, dành cho một người làm thơ, có thể
hiểu:
-
Trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa, nhà thơ chẳng những không cho thấy sự đuối
sức hay, lập lại chính mình với chiều dài thời gian, tính bằng nhiều thập niên.
Mà, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, cõi giới thi ca của hắn lại rạng rỡ, ngời sáng
hơn; tiếp tục cống hiến người đọc, những đường kiếm huê dạng, mới; mở được
những cánh cửa hình ảnh và, ngôn ngữ khác.
Ở
trường hợp này, tôi cho họ là những thi sĩ tự thân có được một nội lực thâm
hậu, (bên cạnh kinh nghiệm sử dụng chữ và, nghĩa). Nó không còn mang tính thiên
phú hoặc…“trời cho” nữa. Đó chính là kết quả của những tháng, năm lao tác, thử
nghiệm liên lủy, không ngơi nghỉ.
Hôm
nay, sau gần hai mươi năm, cá nhân tôi thấy có một người làm thơ tương thích
với hai ý niệm “nước rút” và, “đường trường” kia, đó là nhà thơ
Nguyễn Lương Vỵ.
2.
Nếu
tính tới thời điểm cuối 2014 thì thi phẩm “Năm chữ ngàn câu” (1) của
Nguyễn Lương Vỵ là thi phẩm thứ 9, kể từ tuyển tập “Âm vang và sắc mầu”
xuất bản tại Saigon, 1991.
Những
ai từng theo dõi hành trình thi ca của Nguyễn, hẳn còn nhớ, cuối thập
niên 1960s, Nguyễn Lương Vỵ đã góp mặt trên tạp chí Văn, Saigon, với một bài
thơ chỉ có 4 câu. Bài thơ hiện ra như một đường kiếm huê dạng, khác, lạ hẳn với
những bài thơ cùng thời của những tác giả trẻ, mới nhập cuộc, mới lên đường,
thời đó:
“Lung
linh hồn quê cũ
Mây
trắng phủ khắp trời
Nhớ
trăng khô hết máu
Muôn
trùng dặm núi ơi”.
(Nguyễn
Lương Vỵ, “Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng”) (2)
Những
người chú ý tới tiếng thơ lạ này, càng ngạc nhiên hơn nữa, khi được biết mấy
câu thơ trên, được viết xuống, khi tác giả chỉ mới 16 tuổi.
Không
lâu sau đó, những bài thơ kế tiếp của Nguyễn, vẫn cho thấy khả năng bứt phá,
kiến tạo một hướng đi lẻ, hiếm, như:
“Biển
đắp một tòa sương
Lạnh
đôi bờ vú nhỏ
Nàng
tắm trong tịch dương
Núi
gầm lên khóc nhớ…”
(Nguyễn
Lương Vỵ, “Cảm ứng”) (3)
Kể
từ đấy, tới hôm nay, mỗi thi phẩm của Nguyễn Lương Vỵ là một thao-thiết mở ra
những cánh cửa khác, cho ngôi nhà thi ca của mình.
Kể
từ đấy, tới hôm nay, mỗi thi phẩm của Nguyễn Lương Vỵ là một đầu tư trí tuệ cật
lực mở vào những chân trời mới.
Và,
hôm nay, những người quan tâm tới cõi-giới thơ Nguyễn Lương Vỵ không còn lo
lắng: Về đường trường tiếng thơ Nguyễn, có thể sẽ sớm rơi vào tình trạng đuối
sức, “mất lửa”; khi qua gần 200 trang “Năm chữ ngàn câu” của ông, người đọc sẽ
gặp được một cách dễ dàng (tới thảng thốt), những câu thơ lạ, mới như:
“Ngày
rớt qua kẽ tay
Tháng
rơi theo bóng ngày
Nghe
năm cùng tháng tận
Nhìn
bóng lửng hình lay
Sắc
mầu im lắng nở
Âm
vang nín lặng bay
Là
lúc mùa giáp hạt
Em
rớt qua kẽ tay”.
(Nguyễn
Lương Vỵ, trích “Mùa giáp hạt”)
Hoặc:
Tuổi thơ cha khuất bóng
Tuổi già mẹ khóc con
Ta gặm câu thơ mòn
Chữ vô hồn vô nghĩa
Khói nhang rưng mộ địa
Em bay đi xa rồi
Trời đất vốn mồ
côi
Vốn mịt mù huyễn
mộng
Tiếng ma tru bi thống
Hay tiếng em gọi ta?!
(Nguyễn Lương Vỵ, trích “Hát khẽ bên mồ II”)
Hoặc nữa:
Câu thơ bay đi xa
Chẳng còn ai nhớ nữa
Chiều vàng vừa khép cửa
Đêm thu khoác vai ta
Chiếc lá khô nhớ nhà
Cây im không dám nhắc
Đất lạ trầm âm nhạc
Trời quen bóng phố gầy
Hỏi thăm nhau bóng
lay
Tìm tay nhau bóng
vỡ
(Nguyễn Lương Vỵ, trích “Không đề VIII”)
Vân
vân…
3.
Không
kể thơ tự do, những thể thơ phổ cập tại quảng trường thi ca Việt, có thể liệt
lê như: Năm chữ, bảy chữ, tám chữ và, lục bát!
Mỗi
thể thơ, tự thân, đều có những ưu khuyết riêng và, sự đắc dụng của mỗi thể thơ,
lại tùy nơi tài năng mỗi tác giả.
Với
tôi, ba thể thơ dễ rơi vào tình trạng dư, thừa chữ là thơ bảy chữ, tám chữ và,
lục bát. Thể thơ 6/8 này thường được các nhà thơ dùng để viết trường khúc hay,
để thù tạc, đổi chác chút thực dụng! Có dễ vì thế mà, tôi nhớ, đã lâu, một tác
giả từng viết xuống, đại ý, nếu phải đọc vài ngàn câu lục bát, để tìm cho được
một câu lục bát hay thì, quá khổ cho người đọc!!! Nếu không muốn nói nó giống
như một hình thức tra tấn trắng vậy…
(Tới
giờ, chúng ta chỉ có duy nhất một Nguyễn Du, vị cha già của 6/8 trường thiên
này mà thôi).
Đứng
trước những thể thơ dễ dư, thừa chữ, thì thể thơ bốn và, năm chữ, được ghi nhận
là hình thức tinh ròng, chắt lọc hơn cả.
Tuy
nhiên, các nhà thơ của chúng ta hầu như ít ai muốn vũ lộng tài năng mình, với
thể thơ 4 chữ - - Vì nó gần với “vè”. Nên hầu hết đều tìm đến với thơ 5
chữ.
Phải
chăng cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, mà nhiều kinh kệ
đã chọn thể thơ này, để chuyển tải những ý nghĩa uyên áo của lẽ đạo?
Lại
nữa, vẫn theo tôi, cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ,
khiến rất ít thi sĩ chọn thể thơ này cho những trường thiên của họ.
Nói
cách khác, nếu một thi sĩ không đủ hội đủ những yếu tố như nội lực, bề dầy kinh
nghiệm sống, không kinh qua những thảm kịch dữ dội, khốc liệt trong đời thường
…không ai muốn trở thành lố bịch hoặc, tự hủy mình bằng thử thách chinh phục
đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn.
Tôi
nghĩ, tôi không hề bất cập khi kết luận: Nguyễn Lương Vỵ là người hội đủ những
yếu tố cần thiết để chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn, vừa kể.
Nguyễn
không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt
tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là
những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm
nay!…Tất cả vẫn còn đeo đẳng Nguyễn, như thể, đó mới chính là chiếc bóng, thẻ
nhận dạng, song hành cùng Nguyễn trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa mang tính
sử-thi trên lộ trình thi ca của riêng ông…
Với
tôi, sự kiện ấy còn mang tính nhất quán: Tính độc-hành của một Nguyễn Lương Vỵ,
thi sĩ, từ khởi đầu, quá khứ; tới “Năm chữ ngàn câu”, hôm nay, khi ông
đã bước qua tuổi sáu mươi - - Giữa nhân gian trợn trắng bi ai này.
Du Tử Lê,
(Calif.
Dec. 2014)
………………………………………………………………………………………
Chú thích:
(1) “Năm chữ ngàn câu”, Q&P hợp tác với nhà XB Sống, ấn hành,
California, Dec. 2014.
(2) Trích Du Tử Lê, “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm VHNT
miền Nam (1954-1975)”, quyển 1, trang 449. Người Việt Books ấn hành,
California, 2014.
(3) Sđd.