Tuesday, August 5, 2014

907. KIỀU LAM Vườn rau của Mẹ


Kiều Lam
Vườn rau của Mẹ

Truyện thật của tác giả


Kiều Lam - Ảnh chụp thời ở Trại Hầm Đà Lạt (1966)


...
Nghe bố tôi nói, gia đình tôi là một trong những gia đình đến đây lập nghiệp từ rất sớm. Và nơi đây lúc bấy giờ là những rừng thông bạt ngàn còn có cả những thú dữ như cọp, beo v.v…Không hiểu từ lúc nào mà Mẹ tôi  có một cái vuờn khuôn viên đẹp đẽ với ngần ấy thứ rau quả. Cả nhà rất đông nhưng tôi đâu có thấy nguời nào giúp mẹ những công việc vuờn tuợc. Bố thì đi làm bên ngoài. Các anh đi lính, chị lớn cũng theo bố kinh doanh. Thỉnh thoảng những việc nặng nhọc Mẹ nhờ bác Hai Nghi (Ba của chị Tý) hay những nguời dân tộc thuợng. Và hình như chỉ còn lại ba chị em tôi - dù chúng tôi còn rất nhỏ - là gần gũi mẹ để giúp mẹ một vài công việc vặt vảnh. Nhiều khi mỏi quá Mẹ nhờ bóp cái tay hay đấm lưng cho mẹ. Tôi ra điều kiện: con chỉ bóp tay mẹ 100 cái thôi nghe. Nhung đâu có đếm từ một tới 100 mà đếm năm muời, muời lăm, hai mươi … Có ai còn ngu hơn tôi nữa không?  Ngày đó chắc ông Phạm Duy có đi ngang nhà tôi hay sao ấy nên ông mới sáng tác được bài hát “Bà mẹ quê” (Vuờn rau vuờn rau xanh ngát một màu … Có đàn có đàn gà con nương náu. Mẹ quê mẹ quê vất vả trăm chiều …Nuôi một nuôi một đàn con chắt chiu …) Hình ảnh bà mẹ quê trong bài hát là thế nhưng hình như cũng chưa đủ để lột tả được hết những cơ cực, gian khổ của mẹ tôi. Mùa đông Đà Lạt hồi ấy lạnh như cắt  nhưng Mẹ tôi ở ngoài vườn nhiều hơn ở trong nhà. Có khi mẹ vừa từ vuờn vào đển nhà là vừa lên đèn để lo bữa cơm chiều. Lúc nào cũng đi chân trần. Không khi nào ra khỏi nhà. Những nhu cầu khác thì đã có chị và bố lo. Hôm nào bố ở nhà Mẹ mới ở trong nhà để lo cơm nuớc cho bố. Nhưng h mà bố đi nghỉ trưa là lại cũng len lén đi ra vuờn. Thế đó nhưng hình như chưa bao giờ nghe một tiếng than thở nào từ nơi mẹ, có chăng mẹ đã âm thầm nên tôi không được biết. Một thời tôi đã nghĩ rằng bố là nguời gian khổ hơn mẹ vì bố là nguời lo phần kinh tế. Thực ra mẹ là nguời chăn dắt đàn con, từng đứa từng đứa, đã vắt kiệt dòng sữa từ tấm thân gầy. Và cứ thế lớn lên êm đềm trong vòng tay yêu thương của Bố  Mẹ. Khờ dại không hiểu đuợc  Bố  Mẹ nuôi mình khôn lớn là cả một cuộc đời đánh đổi bằng mồ hôi nuớc mắt. Nói là thế, viết là thế nhưng liệu nếu có còn mẹ còn bố không biết tôi trả hiếu cho bố  mẹ bằng cách nào đây? Hay như vợ chồng ông cán bộ lớn tổ chức mừng Đại Thọ cho mẹ nhưng dặn rằng bà ăn xong thì đi cửa sau mà về, đừng có mà léng phéng ra cửa truớc mà làm nhục chúng tôi. Hay có nguời mua vé cho mẹ về thăm quê hương mà không mua vé khứ hồi. Ngày đưa được ông bố bà mẹ vô nhà già thở phào nhẹ nhỏm . Hôm cầu siêu cho mẹ ở chùa Thầy tụng ở trên, mình ngôi duới có nhất tâm được đâu, vì còn nghĩ tới làm sao sửa lại cái phòng truớc đây mẹ ở để cho thuê chí ít cũng có đuợ500 dollars mỗi tháng v.v…Đọc tới đây chắc có nguời nghĩ làm gì có mà tệ vậy! Ồ xin lỗi! Nói vậy chớ không phải vậy mà còn tệ hơn nữa kìa !

Năm 88 tuổi mẹ tôi mất. Nguời thanh thản ra đi trong một buổi chiều. Sau khi tắm, gội sạch sẽ, cơm chiều xong, chị tôi đọc kinh Phật cho nguời nghe, thấy mẹ nằm im nhắm mắt tuởng Bà ngủ chị tôi thôi không đọc nữa nhưng khi thấy Mẹ nằm ngoẹo cổ qua một bên chị tôi đưa tay sửa lại thế nằm cho bà thì mới hay Mẹ tôi đã vĩnh viễn ra đi. Mẹ tôi có một đời sống rất hiền hòa, nhân hậu, hạnh phúc bên nguời cha đáng kính của chúng tôi.

Cám ơn chị Hai đã thay mặt và có công lo cho Thầy  U đến ngày cuối cùng . Thôi thì để chúng em trả hiếu bằng cách lo lại cho chị những ngày tuổi già bóng xế của chị vậy!


Đọc tiếp