Nguyễn Âu Hồng
T ả n m ạ n
Cào lá ngoài sân đêm, lặng lẽ...
CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM
Thơ Đinh Cường
NXB THƯ ẤN QUÁN
Hoa Kỳ - Tháng 1.2014
Như vậy là hơn
sáu tháng đã trôi qua kể từ ngày tập thơ
CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM của họa sĩ/thi sĩ ĐINH CƯỜNG đến với tác giả và thân hữu. Tập
thơ là một món quà văn nghệ do nhóm bạn Trần Hoài Thư, Phạm Cao Hoàng, Trần Thị
Nguyệt Mai sưu tầm và thực hiện, Đinh Trường Giang trình bày bìa, Thư Ấn Quàn
xuất bản, Hoa Kỳ-tháng 1.2014. Thông thường, người ta nói “đến với bạn đọc” hay “đến với
bạn yêu thơ”, ai lại nói “đến với tác
giả” ? Ở đây là sự bất ngờ, chính tác giả cũng bất ngờ:
“…Ngày 18.1.2014, 4 giờ chiều, mọi người có mặt
đông đủ: Đinh Cường,Đinh Trường Giang, Phạm Cao Hoàng, Cúc Hoa, Nguyễn Minh Nữu,
Kim Mai, Nguyệt Mai, Andy. Quà được trao cho họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường kèm theo
những lời chúc mừng. Thùng quà được khui ra và tác giả CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM xúc
động lật từng trang sách- những trang nhật ký về một đoạn đời của anh.”(Trích
từ bài viết của Phạm Cao Hoàng: Thư Ấn
Quán và tập thơ Cào Lá Ngoài Sân Đêm của Đinh Cường.)
Sau khi “xúc động lật từng trang sách”, về đến đầu
ngõ, nhìn trăng, Đinh Cường đã viết một bài thơ tuyệt vời về tình bạn.
NHÌN TRĂNG
TO. NHƯ SÁNG SOI TÌNH BẠN
Tôi
về đầu ngõ trăng to lắm
nhìn
trăng như thấy bóng mẹ về
mẹ
ơi con có món quà hay lắm
con
khoe với mẹ nè nghe
có
gì cao quý hơn tình bạn
các
bạn vừa gom in cho tập thơ
cào
lá ngoài sân đêm và tranh
mà
con không hề hay biết trước
như
ngày xưa mẹ gởi cho màu
mấy
ống sơn dầu mẹ làm sao biết
những
ngày Huế lụt có người đưa
những
ngày con vẽ hoài. con vẽ...
như
hôm nay có bạn ở xa về. và
bỗng
nhiên trao món quà quá đẹp
làm
sao. con biết nói năng chi
nhìn
trăng to. con chỉ biết thầm thì
bạn.
đôi khi như mẹ hiền cao quý...
Virginia, Jan. 18, 2014
Tôi đọc bài thơ này trên trang blog
Phạm Cao Hoàng trong ngày 19.1. 2014 là
ngày mà vùng tây-bắc Hoa Kỳ, nơi tôi cư ngụ, bị bão tuyết nặng đến nỗi trường học
phải đóng cửa ; đọc đến câu cuối :-bạn. đôi khi như mẹ hiền cao quý…thì người tôi lạnh buốt. Đây không
phải cái lạnh của thời tiết mà là cái lạnh từ cảm xúc thẩm mỹ trực tuyến và tôi
chợt nhận ra nhịp điệu của bài thơ chính là nhịp đập của trái tim nhà nghệ sĩ. Quí
mến bạn bè, nâng tấm lòng bè bạn lên ngang với lòng mẹ, -“ Có gì cao quí hơn tình bạn”, bạn. đôi khi như mẹ hiền
cao quí”, quả
là một thông điệp nhân văn nhân hậu sâu nặng và hiếm quí. Đây cũng là nội dung thấm đẫm trong từng trang thơ của tập thơ.
CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM là đầu đề của một
bài thơ Đinh Cường viết tặng Bửu Ý, được nhóm thực hiện chọn làm nhan đề cho tập thơ. Bài thơ này viết
ở Virginia tháng 11.1997.
CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM
tặng Bửu Ý
Chiều
mù cây nhánh trơ
tôi
mù sương mất hút
giữa
muôn trùng lạnh tăm
cuối
năm rào lá đổ
Suốt
ngày nghe tiếng quạ
kêu
ngoài hiên xanh rêu
đôi
khi vờ ngủ muộn
giấc
mộng đầy quạnh hiu
Chiều
ra sông bến lạ
bên
kia phố lên đèn
mới
biết mùa đông gọi
một
mặt trời không tên
Như
người xưa nhớ bạn
cánh
nhạn nhờ đưa tin
tôi
một mình đứng lặng
cào
lá ngoài sân đêm
Virginia, 11.97
Cũng vào dịp cuối năm, tháng 11.1999,
tức hai năm sau, Đinh Cường viết CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM II, với cùng một thể thơ,
cùng một giai điệu lặng buồn:
BÀI CÀO LÁ II
|
Người lại ra cào lá
mười năm, mười mùa thu chiều lại mờ sương xuống ngẩn ngơ quạ kêu buồn Vẫn biết từ xa bạn là giọt rượu không màng thuốc phà ngoài sân vắng khói bay vờn mang mang Đôi khi là nước mắt đôi khi cười ngậm ngùi ở đây rừng vắng lặng một mình ta lui cui Đắp mảng màu xám nhẹ làm nền một chân dung đôi mắt buồn như khóc người xa bên kia sông Người ra sân cào lá thấy cõi đời mong manh điệu nhạc buồn: lá rụng nhẹ như là hư không 11.1999, Virginia |
Lật ngược các trang sách trở lại bài
thơ mở đầu thi tập, cũng là đi ngược dòng thời gian, ta sẽ gặp bài thơ Đinh Cường viết ở Lạc
Lâm, Đơn Dương, năm 1964, tặng Bửu Ý, bài “CHO NHỮNG TRÁI SU XANH” . Như vậy,
ngay từ những bài thơ đầu tiên, lúc còn tuổi trẻ, Đinh Cường đã nặng tình với bạn
bè, trong đó có Bửu Ý. Nếu đọc các trang “nhật ký thơ” gần đây viết về Bửu Ý ( như bài mừng
các con Bửu Ý mở nhà hàng Geiko ngay tại ngôi nhà cũ bây giờ là khu phố Tây) thì mối quan hệ bạn bè giữa hai bậc tài hoa này đã có bề dày thời gian đúng nửa thể
kỷ. Còn nếu theo nhóm thực hiện, thi tập này bao gồm những bài thơ Đinh Cường
viết từ năm 1964 và dừng lại ở tháng
7.2011, thì quãng thời gian là 47 năm. Cũng ngần ấy thời gian kể từ bài đầu đến
“Bài
tặng người bạn thiết vẫn nằm ngủ có mùng che” viết ngày 27.6.2011. Tuy xa nhau nửa vòng trái
đất mà vẫn chăm chút bạn từng giấc ngủ, vừa thân tình vừa chu đáo. Xin được dẫn
nguyên bài:
BÀI TẶNG NGƯỜI BẠN THIẾT VẪN NẰM NGỦ CÓ MÙNG CHE
chiếc mùng đã bỏ xuống chưa
giường đơn chiếc bạn nằm mơ những gì
góc bàn viết, thuở xuân thì
Helga xanh đốm màu chia mấy trời
bậc thang lên gác, buồn ơi
thắp cây nhang khấn Lợi tôi mới về *
Huế chiều chạng vạng hàng me
Ý ơi bạn vẫn mùng che giấc sầu
tiếng đàn tranh như mưa mau…
Virginia, June 27, 2011
*Lợi là tên vợ của Bửu Ý
Lúc mới đọc bài thơ này, thú thật tôi đã lấy làm lạ không biết
tác giả moi tiếng đàn tranh ở đâu ra để vỗ yên giấc ngủ (giấc sầu) cho bạn, mãi
đến khi đọc bài “Chiều chủ nhật ngồi vẽ Bửu Ý nhớ con đường Hàng Me xưa” với lời chú thích ”Nguyễn Thị Lợi, hiền thê của
Bửu Ý nay đã mất, nổi tiếng về đàn tranh, là linh hồn của Câu lạc bộ Ca Huế…“ , tôi mới vỡ lẽ. Chí tình với bạn,
quan tâm lo lắng cho bạn đến mức ấy, thử hỏi trên đời này có mấy ai !
Chân dung Bửu Ý Sơn dầu Đinh Cường |
Thực ra người bạn mà Đinh Cường
thương yêu nhất là Trịnh Công Sơn. Số lượng thơ, đoạn ghi, tự thuật, tùy bút Đinh
Cường viết về Trịnh Công Sơn, cả tranh, chân dung Trịnh Công Sơn, gom hết lại đủ
cho một tập sách dày dặn. (Tập sách, ngoài giá trị nghệ thuật còn cung cấp nhiều chi tiết sống động và tư
liệu chính xác cho những người viết tiểu sử Trịnh Công Sơn). Trong khuôn khổ
CÀO LÁ NGOÀI SÂN ĐÊM và trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ xin dẫn một bài nặng tình nhất :
BÀI NHỚ LẠC LÂM I
tặng ngày 28 tháng 2
Ví
dụ tôi đến căn nhà gỗ thông
ở
Lạc Lâm tìm dấu tích xưa
không
thấy, bình trà đất nâu
mấy
ly vàng ố, cái tàn thuốc
lâu
ngày không đổ
và
H. không còn chống cửa sổ nhỏ
nhìn
xuống con đường mòn
đất
đỏ dính giày trơn
ví
dụ tôi trở lại không còn giàn su xanh
chiều
Lạc Lâm mưa buốt tháng mười hai
không
còn dấu chân ngựa thồ
leng
keng chiều mưa gió ngược
ví
dụ tôi về tìm tiếng hú
loài
vượn vằn đen ôi dễ thương
cả
tiếng sương rơi thềm đá cũ
chân
bước lên quen từng đêm khuya
ví
dụ tôi về đứng ngẩn ngơ (*)
mây
núi buổi chiều bay xuống thấp
như
tóc em khuôn mặt em buồn
lâu
rồi chưa về lại Đơn Duơng .
Có lẽ sẽ
thiếu sót nếu không dẫn những bài thơ anh viết tặng hiền thê của anh-chị Tuyết
Nhung, mà theo tôi NỬA MẶT là bài thơ mới lạ cả về cấu trúc lẫn sự dồn dập
của cảm xúc. Xin dẫn toàn bài:
NỬA
MẶT
tiếng hát dạ lan này
nghe hồn anh mỏi mệt
chiều âm thầm qua đây
biển sa mù mải miết
biển đông sầu mải miết
hải đăng làm mắt chong
anh ngồi trên cát lạnh
em giờ xa ngàn trùng
chiều ơi chiều xuống chậm
mây bay qua chập chùng
gió lưng đèo thổi mạnh
mưa trên đèo đó Nhung
anh còn đi biền biệt
những ngày qua ngày qua
con ngựa hồng đã chết
anh hát bài Sahara
sa mạc mờ bụi đỏ
cát bỏng bàn chân này
nửa mặt mình lệ chảy
nửa mặt mình máu vây
còn chi mà nói nữa
em đưa anh cầm tay
1969
Bài KIỆT HAI tặng T.Nh. nói đến màu áo xanh non thường bắt
gặp trong tranh cũng như trong thơ Đinh Cường :
KIỆT HAI
tặng t. nh.
Đôm đốm loé sáng đêm mùa hạ
vườn
xưa thành nội đốm nhang tàn
ta
về nhặt trái mù u rụng
ngang
cửa tam toà rẽ kiệt hai
ôi
dậu chè tàu nay mất dấu
sào
phơi áo lụa bay về đâu
màu
áo xanh non em còn nhớ
phơi
rồi để quên qua hôm sau
bao
nhiêu năm em rời xa huế
sao
không về thăm mưa sông hương
thừa
phủ đò đưa chao sóng nước
em
văn khoa về dáng dễ thương
đi
bộ sau rừng đêm xuống chậm
nhìn
đôm đốm sáng nhớ muôn trùng
Hai bài thơ tôi thích nhất là bài
VĨNH VIỄN và bài CHO NHỮNG TRÁI SU XANH,
cả hai cùng được viết năm 1964, cách đây đúng năm mươi năm. Có an ủi được họa
sĩ/thi sĩ Đinh Cường không, khi những câu thơ viết cách đây nửa thế kỷ mà sức
truyền động cảm xúc vẫn tinh tươi , hơi
thơ vẫn phả vào tâm hồn người đọc một luồng không khí mát dịu:
là Nh. Với dáng vai gầy bắt được
làm sao anh nói ra, lời lẽ giản dị như ca dao và tình
yêu
hồn nhiên như rừng núi hồn nhiên như hơi thở Em
(Trích từ bài VĨNH VIỄN)
Viết về họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường
không dễ chút nào! Ngoài những “cây đa cây đề” tầm cỡ như Bùi Giáng, Đỗ Long
Vân, Trịnh Công Sơn, Đặng Tiến, bác sĩ Eich Wulff…đã từ lâu viết về tranh Đinh
Cường, gần đây có bài của các anh Phạm Cao Hoàng, Hồ Đình Nghiêm, Trần Hoài
Thư, Khuất Đẩu, Mang Viên Long…viết về cả tranh lẫn thơ của anh. Những bài viết
này được soi rọi bởi những tấm lòng bằng hữu trong sáng, trong sáng đến mức con
chữ cứ như muốn ngời lên…
Cuối cùng, tôi xin mượn nhóm từ anh
viết về tranh Modigliani để tặng lại
anh, tặng lại “tấm lòng thật thà với nghệ thuật” vì những tác phẩm từ “tấm lòng”
tài hoa kiệt xuất ấy, cả tranh, cả thơ, cả văn xuôi đều “có
thể sờ mó đến tận miền xa xôi của xúc cảm,”“sờ mó” một cách lặng lẽ, khởi từ nửa
thế kỷ trước, liên tục được bồi đắp cho đến ngày nay và, biết đâu sẽ còn tiếp tục
truyền động đến nửa thế kỷ sau, mấy thế kỷ sau…
Vancouver 15.7.2014
NGUYỄN ÂU HỒNG
(*) Nguyên Minh và Nguyễn Sông Ba đã chọn câu “Tôi về đứng ngẩn ngơ” trong bài
“Bài nhớ Lạc Lâm I “ làm nhan đề cho tập “Sách Đẹp Quán Văn” in 75 bài thơ kèm 100 bức tranh của Đinh Cường.