MANG VIÊN LONG
Đinh Cường - những trang nhật ký thơ
Thơ của Đinh Cường như “những trang nhật ký” ghi chép lại cảm nghĩ, kỷ niệm. sinh hoạt đang trôi
chảy từng ngày qua đời sống anh nên rất thật và tự nhiên. Có
lúc đọc thơ anh tôi nghĩ
anh làm thơ như thở. Bởi “cái thật và tự nhiên” ấy, nên đọc thơ anh tôi rất thoải mái, say sưa, như được nghe anh trò chuyện. Hết chuyện này đến chuyện kia. Hết ngày nọ đến ngày khác. Bằng những lời có khi thì
thầm trầm lắng, có khi sôi nổi hào sảng, trẻ trung. Tôi
nghĩ, chính nhờ những phút giây bất chợt sống hết lòng với thơ, anh đã “tự làm mới” tâm hồn mình, đời sống mình, cho những sáng tạo nghệ thuật qua những tranh vẽ sau này…Sự hỗ trợ “tương tác” giữa hội họa và thơ ca cũng là một đặc điểm đáng ghi
nhận của thơ Đinh Cường…
Bài thơ “Vì sao đứng
ngẩn ngơ khi một đêm tối tháng mười một
trở lại
Đơn Dương” hay bài “Chiều
mưa”, và nhiều bài thơ khác nữa, được anh
chia sẻ dường như hằng ngày
trên trang Phạm Cao Hoàng đã khiến tôi “mê” đọc thơ anh mỗi sáng
để tìm hiểu thêm đời sống hiện tại của người nghệ sĩ mà một thời tôi đã rất ngưỡng mộ - từ thập niên
60 của thế kỷ trước, cả thơ và hội họa…
Một lần về thăm lại nơi cũ -
Đơn Dương, Đinh Cường đã tâm sự (tặng
Nguyễn Dương Quang và Nguyễn Sông Ba - ngày 17 tháng 4-2014):
“Vì sao nhớ hoải
về Đơn
Dương
vì nơi ấy có phố rất
buồn
nơi ấy có nhà bưu
điện nhỏ
gửi
bao nhiêu lá thư dễ thương”
Nghĩ về Đơn Dương, anh
nhớ ngay đến “nhà bưu điện nhỏ”/ “phố rất buồn”.
Nghe anh nhắc đến “nhà bưu điện nhỏ”, cái thị trấn miền cao đìu hiu, tôi bỗng nhớ đến bao lần hăm hở “ra bưu điện” để gởi thư cho bạn bè
hay “đánh gấp một cái điện tín” yêu thương ở thị xã Tuy Hòa
yên vắng, tươi mát, lồng lộng gió nồm khi tôi về dạy học ở đó. Đinh Cường chỉ “gợi lên”
một hình ảnh tầm thường, đơn giản là vậy, mà sao tôi cảm thấy quá đổi ngậm ngùi?
“người
ra gởi ấy
nay không còn nữa
còn nghe những
tiếng hát muôn
trùng
còn đây xanh mướt
rừng dương xỉ
dưới
trăng mờ ôi trăng Đơn
Dương.”
Người thường ghé
bưu điện Đơn Dương để gởi những lá thư thương nhớ kia không ai
khác là người bạn nhạc sĩ của anh - Trịnh Công Sơn, một thời về dạy học ở B'lao. vẫn thường ghé Đơn Dương gặp gỡ bè bạn. Ngày
trở lại thăm Đơn Dương của Đinh
Cường, nhà bưu điện, rừng dương xỉ, ánh trăng mờ ... vẫn còn
đó nhưng, “người xưa” một thời gắn bó với cái thị trấn quạnh hiu ấy thì đã ra đi…Cuộc vô thường là thế, đâu cần nhìn
đâu xa? Bức tranh “rừng dương xỉ dưới trăng mờ Dơn Dương” là
một bức phác thảo tuyệt vời.
“vì sao cứ nhớ thời
tuổi trẻ
tuổi
cuồng si say đắm không ngờ
ví dụ như người
nhạc sĩ ấy
chụm
tay che ánh nến viết lời
ca”
Có lẽ không chỉ riêng Đinh Cường “cứ nhớ thời tuổi trẻ”, mà
tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều có “căn bệnh” ấy. Căn bệnh không gây tổn thương cho người, mà
còn “làm sống lại” “tuổi cuồng si say đắm” rất cần thiết cho đời sống hữu hạn xế chiều. Chi
tiết “chụm tay che ánh nến
viết lời ca” chỉ có sự nhạy - cảm –
quen - thuộc của một họa sĩ dày dạn kinh nghiệm mới có thể nhìn thấy, ghi
nhớ sau bao nhiêu chục năm về người bạn một thời “say
đắm không ngờ” của mình. Bắt đầu từ thực tại, thơ anh chìm đắm vào
những hoài niệm sâu khuất một đời:
“ví dụ người
bạn ngồi bên vẽ
khi vượn
kêu mới biết quá
khuya
đêm hôm khuya khoắt
hai người bạn
co ro nằm
giường gỗ hẹp
hai bên”
Bốn câu
thơ là bốn hình ảnh đẹp, khó mờ phai trong ký ức một thời tuổi trẻ của anh
và bạn bè: “người bạn ngồi
bên vẽ”/ “vượn kêu mới
biết quá khuya”/” hai người bạn”/”
co ro nằm giường gỗ hẹp”- đã nhắc cho
bao người nhớ lại dĩ vãng đã lùi xa của đời mình,
một thời sống hồn nhiên, êm đềm, say đắm như thế. Càng
đọc thơ Đinh Cường, càng nhận ra rõ
một điều: kho báu kỷ niệm sống của anh
dày dặn quá, phong phú quá; bên cạnh một tâm hồn nhạy cảm rất tinh tế, sâu sắc; đang
là “tư lương” cho hành trình thơ vô cùng dồi dào,
mới lạ của anh. Ví dụ, chỉ một ”Chiều
Mưa” (viết ngày 15 tháng
4/2014) thôi mà đã lưu lại biết bao điều xao xuyến:
“(…)
chiều
mưa trên rừng
hoa
cánh bay về dưới
suối
chở xác hoa di
đâu
uốn
quanh dòng suối lượn
nói một
lời gì đi
chiều
mưa buồn qúa lắm!”
Chú ý thấy trên
mỗi bài thơ, Đinh Cường đều có đề tặng một (hay hai, ba) người bạn thân thiết của anh hiện còn sống đâu đó hay đã mất cho cuộc “trò
chuyện” thầm lặng của mình. Sự cô đơn và tình thương mến đã thôi thúc anh ngồi vào
máy, gõ những dòng thơ - như khơi dậy mạch nguồn của kỷ niệm và
tình thương yêu đang dào dạt, sôi nổi trong
lòng…
“nói một
lời gì
đi
chiều
mưa buồn quá lắm!”
Quê nhà,
28.4.2014
MANG
VIÊN LONG