Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và
là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại
làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Ông là con của ông Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền.
Năm
1933, ông bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu.
Năm
1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy Lê Trí Viễn.
Năm
1939, ông ra Huế học tư tại Trường trung học Thuận Hóa. Trong số thầy dạy ông
có Hoài Thanh, Đào Duy Anh.
Tháng
3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành
chung.
Bùi Giáng - Oil on paper 1998 - 14”x18” - Tranh Đinh Cường
Năm 1949, ông tham gia
kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh.
Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước.
Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn
chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo
T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy, ông quyết định chấm
dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại
các trường tư thục.
Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo
của ông.
Năm 1969, ông “bắt đầu điên rực rỡ” (chữ của Bùi
Giáng). Sau đó, ông “lang thang du hành Lục tỉnh” (chữ của Bùi Giáng), trong đó
có Long Xuyên, Châu Đốc...
Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi
Giáng mất vào ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh
viện Chợ Rẫy.
Chân
dung tự họa
Tác phẩm
Tập thơ:
- Mưa nguồn (1962)
- Lá hoa cồn (1963)
- Màu hoa trên ngàn
(1963)
- Ngàn thu rớt hột
(1963)
- Bài ca quần đảo (1963)
- Sa mạc trường ca
(1963)
- Sa mạc phát tiết
(1969)
- Mùi Hương Xuân Sắc
(1987)
- Rong rêu (1995)
- Đêm ngắm trăng (1997)
- Thơ Bùi Giáng
(Montréal, 1994)
- Thơ Bùi Giáng (California,
1994)…
- Mười hai con mắt
(2001)
- Thơ vô tận vui (2005)
- Mùa màng tháng tư
(2007)
Triết học:
- Tư tưởng hiện đại
(1962)
- Martin Heidegger và tư
tưởng hiện đại I và II (1963)
- Sao gọi là không có
triết học Heidegger? (1963)
- Dialoque (viết chung,
1965)
Tạp văn:
Xuất bản năm 1969:
- Đi vào cõi thơ
- Thi ca tư tưởng
- Sa mạc phát tiết
- Sương bình nguyên
- Trăng châu thổ
- Mùa xuân trong thi ca.
- Thúy Vân
Xuất bản năm 1970:
- Biển Đông xe cát
- Mùa thu trong thi ca.
Xuất bản năm 1971:
- Ngày tháng ngao du
- Đường đi trong rừng
- Lời cố quận
- Lễ hội tháng Ba
- Con đường ngã ba-Bước
đi của tư tưởng…
Sách dịch:
Xuất bản năm 1966:
- Trăng Tỳ hải
- Cõi người ta
- Khung cửa hẹp
- Hoa ngõ hạnh
- Othello
Xuất bản năm 1967:
- Bạo chúa Caligula
- Ngộ nhận
- Kim kiếm điêu linh
Xuất bản năm 1968:
- Con đường phản kháng
- Mùa hè sa mạc
- Kẻ vô luân
Xuất bản năm 1969:
- Nhà sư vướng luỵ
- Ophélia Hamlet
- Hòa âm điền dã
Xuất bản năm 1973 và
1974:
- Hoàng tử Bé (1973)
- Mùa xuân hương sắc
(1974)...
Bùi Giáng mất đi như vậy là đã 15 năm, nhưng
hình ảnh và thi ca của ông vẫn còn trong trí nhớ người đọc. Hải ngoại đã nhiều
lần tưởng niệm ông. Vừa qua, tháng chín 2013, tại thành phố Houston Texas, Hội
Quảng Đà cũng đã tổ chức tìm hiểu và vinh danh Bùi Giáng với các diễn giả nhà
thơ Ngu Yên, nhà thơ Phan Xuân Sinh và nhà văn Dương Như Nguyện. Ở trong nước,
lần đầu tiên kể từ năm 1975, một tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng cũng đã
được tổ chức, vào hôm 14-9 với tham luận của GSTS Huỳnh Như Phương, TS Hồ Thế
Hà, nhà văn Nhật Chiêu…
Tổng kết những nhận định của các thức giả trên,
ta có được cái nhìn về Bùi Giáng: Sách vở giúp Bùi Giáng trở thành trí giả;
cuộc đời và số phận biến ông thành hiền giả. Người trí giả phải chịu lép vế
trước người hiền giả trong ông. Người và văn ông không để cho những chuẩn mực
câu thúc, ý văn ông tràn ra ngoài những ranh giới của lý trí. Thơ Bùi Giáng hóa
kiếp và cho đầu thai để tái sinh cả những cánh bướm, cánh chuồn chuồn, con
kiến, con vi trùng, sâu bọ cùng hoa hoang cỏ dại qua ngôn ngữ hiện đại. Về mặt
tâm lý sáng tạo và chức năng biểu hiện của văn bản, tác phẩm Bùi Giáng là sự
pha trộn, nhập nhòa giữa thực và mộng, giữa tỉnh và mê. Thực và mộng, tỉnh và
mê không có ranh giới rõ ràng mà thực hòa trong mộng, tỉnh hòa trong mê và
ngược lại. Có những trang thơ, trang văn Bùi Giáng viết như lên đồng, như viết
tự động, viết trong giấc thụy du. Hành trình nghệ thuật của Bùi Giáng là
sự tương tác giữa nghĩ, viết và chơi. Ông đúng là “người nghịch chữ”. Là thiên
tài khó định nghĩa, có một không hai trên thế giới.
NGUYỄN & BẠN HỮU - Tổng hợp
3 8 8