NGUYỄN ÂU
HỒNG
Đinh Cường, thơ kết hợp với tranh,
một sự sáng tạo đầy nghệ thuật
B à i b a
DỰNG
HÌNH MỘT NHÀ THƠ BẤT TỬ
Ngưỡng mộ tài năng và con
người thơ tuyệt vời Bùi Giáng, khi ông qua đời tôi có viết 4 câu thơ cho ông:
Hôm nay ngày bảy tháng mười
Đại Ca chẳng chịu cùng cười với tôi
“Vui thôi mà, ta đi thôi”
Tiếng thơ trác tuyệt đã rời thế gian !
(Nguyễn Âu Hồng, 7.10.1998)
Và ngay phần đầu loạt bài này tôi cũng
đã viết : “không
nhìn được trăng từ thế kỷ sau của Bùi Giáng, nhưng nhìn được đến ba bức chân
dung của ông do Đinh Cường vẽ. Bức in chung với bài viết tặng Đinh Cường (bằng
tiếng Pháp), là bức chân dung tuyệt đẹp. Bùi Giáng với đôi mắt sáng quắc, mái
tóc bềnh bồng phiêu hốt, thần sắc vừa tinh anh vừa hồn nhiên đến lạ lùng”.
Bùi Giáng trong mỗi sát na
Tranh Đinh Cường
Tôi viết ý
này hôm 19 tháng 6 năm 2013. Sau đó, trong hai ngày 19 và 20 tháng 6 năm 2013 họa
sĩ / thi
sĩ Đinh Cường ngoài
việc “dựng hình” còn viết hai bài thơ về Bùi Giáng.
Lại vẽ Bùi Giáng qua mấy đốm màu
Nhìn đốm màu thấy hiện ra Bùi Giáng
và con dê hoa cà yêu quý của anh
thì cứ vẽ theo, linh cảm kéo ùa về
thêm đồi núi phủ màu hoa sim tím
nhớ anh xưa mắt trừng tay múa
áo quần thì thôi đủ thứ vá chằng
khăn vắt trên vai cổ đeo lon nhựa
miệng cứ nói gì như Kinh Kim Cang
đọc lại thơ anh trong cuốn Mưa Nguồn [1]
những câu thất ngôn sao mà đẹp vậy:
con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
và như thế mà tôi vẽ tiếp, vẽ Đại Ca [2]
guơng mặt thần tiên, nụ cười anh
như Phật thật hiền, mắt sáng quắc
ngọn lửa trào thê thiết …
Virginia, June 19, 2013
Đinh
Cường
[1] Mưa Nguồn,Thơ, Lá Cồn xuất bản- Sàigòn 1963
[2] Bùi Gíang hay gọi Trẫm , Đại Ca …vui thôi mà.
Mới đọc qua có vẻ như nhận xét “đôi
mắt sáng quắc...thần sắc vừa tinh anh vừa hồn nhiên đến lạ lùng” trùng hợp với “gương mặt thần tiên, nụ cười anh như Phật thật hiền, mắt sáng quắc ngọn lửa trào thê thiết...”
Trùng hợp thì sao? Dù có chút trùng
hợp vẫn có sự cách biệt một trời một vực. Sự cách biệt này nằm ở câu cuối, năm
từ cuối: NGỌN LỬA TRÀO THÊ THIẾT...Thơ Đinh Cường đẹp như những bức tranh của
ông. Ngoài việc dẫn người đọc, người xem nhập được vào thế giới của hội họa-thưởng
ngoạn được tranh, thơ của ông còn giúp người đọc trau dồi và nâng cao trình độ
thẩm mỹ để cảm thụ được thơ. Bằng câu thơ
kết thúc bài thơ với chỉ vỏn vẹn năm từ NGỌN LỬA TRÀO THÊ THIẾT, Đinh Cường đã đẩy mỹ cảm đến một cảnh giới mới, vào tận chiều sâu của tâm thức. Hơn
nữa, năm từ của câu cuối này đã lột tả được thần sắc và khát vọng của Bùi
Giáng.
Ghi chú thêm bức tranh vẽ Bùi Giáng
Buổi về đắm lụy điêu linh
Còn nguyên xứ sở mang hình chiêm bao
( Marc Chagall- Bùi Giáng, Ngàn Thu Rớt Hột)
Như chiêm bao thấy anh qua mấy đốm màu
vẽ anh lai rai hai ngày nay, trời nắng ráo
buổi trưa con gái chở đi một vòng Georgetown
con đường M vẫn treo đầy những lẵng hoa trên cột đèn
nhớ màu sim tím một đoạn đời 15 năm chăn dê
ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú
anh ghi trong bài Nỗi Lòng Tô Vũ, tập Mưa Nguồn
vẽ anh đêm qua nằm đọc lại bao nhiêu bài thơ
có hai bài tựa đề Marc Chagall, Lý Bạch và Chagall [1]
thấy anh yêu cả một trời mộng mị, một màu trăng trên ngàn
đánh đổi cả cuộc đời một cuộc đời lẫm liệt
gió rú rừng vang vọng cuối bờ
dựng hình lãng tử gối ghềnh trơ [2]
tôi dựng hình anh : bóng dáng hiền từ
nhưng tất cả cho một nhà thơ bất tử…
Virginia, June 20, 2013
Đinh Cường
[1] Ngàn Thu Rớt Hột, Lá Cồn xb 1963, trang 39 và 44
Marc Chagall ( 1887- 1985 ) sinh
tại Vitebsk - Nga, mất tại Saint Paul de Vence. Pháp
[2] Hy Lạp, Ngàn Thu Rớt Hột, trang 105
Đinh Cường đã ngắn
gọn xác định được Bùi Giáng: Ông đã đánh đổi cả cuộc đời cho thi ca, một cuộc đời lẫm liệt:
tôi dựng hình
anh : bóng dáng hiền từ
nhưng tất cả
cho một nhà thơ bất tử…
Tôi mạn phép rút
ra mấy từ để đặt tiêu đề cho bài viết này.
Viết về Bùi Giáng là một cuộc phiêu lưu, một thách đố -đố ai dìu được ba
đào, thì tôi khuyên bão đừng vào Biển Đông. Nhưng họa sĩ Đinh Cường, người họa sĩ/thi sĩ có “tấm lòng thật thà với nghệ thuật” cùng với tâm hồn hiền
và đẹp Như Thơ-Như Tranh, ông đã viết, đã vẽ bằng linh cảm – cảm xúc thương thừa,
đã dựng nên một chân dung Bùi Giáng “muôn điệu tài hoa”, đã “dựng hình một nhà thơ bất tử”... một cách kỳ diệu.
Bùi Giáng Và Dê Tím Hoa Cà
Tranh Đinh Cường
Với bức tranh “Bùi Giáng và dê tím hoa cà” mà họa sĩ Đinh Cường vừa vẽ xong,
tôi nghĩ có thể kết thúc bài viết này. Nhưng dù đã vẽ xong bức tranh, nhà danh
họa chưa thoát ra khỏi thế giới thi ca của Bùi Giáng, nên tôi phải lẽo đẽo đi theo. Chín ngày sau khi hoàn tất bức tranh, ông viết tiếp:
Chiều thứ bảy chờ trời dịu mát ra cắt cỏ
nhớ và thử ghép vào cùng mấy câu thơ
của Bùi Giáng Nguyễn Đức Sơn , Hoài Khanh
Chiều mới cắt cỏ xong chim về đậu
mổ tìm ăn sâu bọ thấy gì đâu
chiều trời đẹp
tâm tình em không nói
đất với trời
chung một nghĩa bơ vơ
khi ngồi nghỉ nhớ câu thơ Bùi Giáng
giữa đất trời ta đứng thấy chơ vơ
khi thấm mệt ta
đi luồn ra núi
cuối chiều tà
chỉ gặp bãi hoang sơ
ngừng cắt cỏ nhớ câu thơ Sơn Núi
lại nhớ những rừng dương trên Dran
ngồi thở nhẹ, ngụm trà xanh đã nguội
nhìn mây kia tan biến tự bao giờ
và tối xuống và gió về rất nhẹ
mây của trời
rồi gió sẽ mang đi …
Virginia, June 29, 2013
Đinh
Cường
Đọc bài thơ này của họa sĩ /thi sĩ Đinh Cường, tôi vui ghê
lắm vì ông còn cắt cỏ tuy rằng tự cắt cỏ sân nhà không cần vội vã và không cần phải
quất đường biên sắc sảo nhưng cũng cho thấy ông còn khỏe. Không khỏe không điều khiển được máy cắt cỏ. Đã vậy, khi ngồi nghỉ lại còn nhớ và ghép những
câu thơ tuyệt tác của những nhà thơ tài hoa kiệt xuất... Gọi là “ghép” mà sao êm xuôi ngọt xớt
không thấy “mí ghép” chỗ nào hết. Phải
thẩm thấu tinh hoa nghệ thuật thi ca vào
tận “ đạo cốt” với cảm thức sâu sắc, với
hồi tưởng phiêu diêu mới ghép cách nhuần nhuyễn, “liền mí” như vậy
. Nhà nghệ sĩ Đinh Cường đã chơi một trò chơi ngộ nghĩnh nhưng thú vị : Đem “đất
với trời chung một nghĩa bơ vơ” của Bùi Giáng về sân cỏ nhà mình, sau đó đem
sân cỏ này đặt phía sau dốc núi của Nguyễn
Đức Sơn làm cho sân cỏ mới cắt biến thành “bãi hoang sơ” xong đâu đấy mời Hoài Khanh kéo mây về dù biết “mây của trời
rồi gió sẽ mang đi”.
Nguyễn
Âu Hồng
Vancouver, July 28, 2013
2 9 9