Photo by PCH - Fox Valley (VA), July 2015
Mấy
hôm nay Y. ăn được cơm. Không ngờ những món tôi tự biên tự diễn như cá
cơm kho, canh cải nấu với tàu hủ, hay cháo cá lại làm Y. ăn ngon
miệng. Lần nào cơm cũng hết. Có lần bới ít cơm nên Y. chưa ăn đủ, tôi
phải lái xe về nhà (chỉ độ 10 phút) bới thêm cơm.
Như vậy, tôi đã trở thành một tay nội trợ bất đắc dĩ. Tôi nghiền ngẫm cùng những món ăn từ Youtube. Và khám phá ra món cháo cá là món dễ nấu nhất.
Nhờ vậy mà mấy ngày hôm nay tôi không còn bận tâm gì đến vấn đề ăn uống của Y. Tôi chẳng cần năn nỉ ỉ ôi Y. cố nuốt vào đồ ăn Mỹ như pasta, hay hamburger hay french fried, hay cá thu nghiền ăn với xà lách… Hay những món ăn rất lạ lẫm mà nhà hàng ghi là món ăn của Italy, của Pháp, của Mexico…
Những món ăn này tôi lãnh hết. Có món ngon miệng, nhưng mà cũng có món ăn vào như nghẹn ở cổ. Tôi càng hiểu lý do tại sao Y. không chịu ăn.
Mấy hôm nay, nhờ những DVD, CD do anh em gởi tặng Y. nên tôi cũng ít nhận những cơn thịnh nộ bất thường của người bệnh. Với tôi bây giờ, những DVD hay CD là cứu tinh của chúng tôi. Với Y. là giải trí, vơi đi nỗi buồn. Còn với tôi là một nỗi bình an chen lẫn niềm hạnh phúc. Thú thật, từ trước ít khi tôi chịu cải lương, nào biết Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, hay Áo Dũ Cơ Hàn là gì. Vậy mà bây giờ, tôi đã ngồi yên bên cạnh giường ngưiời bệnh, không thích cũng vẫn tỏ ra mình thích. Thỉnh thoảng chêm vào vài câu. Ông già lựu đạn quá phải không bà? Bà thích tuồng này không.?Hay Minh Vương xuống giọng thì hết xảy.
Có khi tôi để cái DVD karoke những bản nhạc tiền chiến để Y. nghe. Nào là Biệt ly, Ai về sông Tương, Lá đổ muôn chiều… Nhạc trổi, tiếng hát như quyện lấy chúng tôi, lắng sâu vào tâm hồn… Lâu lâu Y. hát theo. Giọng hát thều thào, tiếng mất tiếng còn, có khi thấy lạc giọng, nhưng lời không bị mất. Lần đầu tiên tôi mới nghe Y. hát trở lại. Vừa hát vừa nhắm mắt, đủ biết sức thuyết phục của bài hát là như thế nào.
Như vậy tôi phải cám ơn các bạn bè tôi như hai chị LV, NTTN – hai người độc giả TQBT từ số đầu tiên, bạn già PVN, CTT, LTT… Các bạn đã sốt sắng thu, hay ra chợ tim mua những DVD, CD, giúp Y. được khuây khỏa trong những ngày ảm đạm nhất, và giúp tôi bớt bận tâm trong việc chăm sóc ngưiời bệnh.
Và để trả những ân nghĩa này, tôi quyết định phải thực hiện một tuyển tập về những bài Giáng Sinh mà tôi sáng tác trong suốt 50 năm cùng văn chương chữ nghĩa. Tại sao lại không làm, khi tôi có tất cả? Bài vở có sẵn. Cả giấy mực có sẵn. Bìa thì có cả một ream do một bạn đọc gởi tặng từ xa. Đó là lọai bìa rất đẹp. khó tìm trên thị trường. Giấy cũng vậy. Lọai giấy mà chắc chắn thắp đuốc tìm cũng không ra. Cái tranh Nhà Thờ của họa sĩ Đinh Cường mà tôi tìm được trên NET lúc ông dự triển lảm mỹ thuật quốc tế tại Sài Gòn vào năm 1962. Tất cả đều sắp sẵn. Chờ giờ xuất quân.
Và chỉ mất 4 ngày, kể từ ngày 16-12-2015 (ngày sinh của con ngựa già ) một tác phẩm ra đời. Viết hoàn toàn về Giáng Sinh. Và ra đời trong Mùa Giáng Sinh, với giấc mơ Giáng Sinh:
“Ba mươi lăm năm xa nhà đã làm thay đổi tất cả, từ ngoại cảnh đến lòng người. Như vậy tôi còn gì ở đó. Mắt tôi đã mờ rồi. Mọi thứ đều như một giấc chiêm bao. Thì hãy cho tôi mơ. Đôi mắt nào dù không thấy nhưng tôi biết là đẹp lắm. Gương mặt nào khuất chìm trong bóng tối, nhưng tôi biết là quá thanh khiết dịu dàng. Và con tim tôi không nghe nhịp, nhưng tôi hiểu là những âm vang vô lượng của Chúa, Phật đã ca hát trong em, trong mẹ, trong chị… Tôi xin giữ như giữ những điều quý báu nhất của một đời người. Để mỗi mùa Giáng sinh trở về, còn chắp tay cảm tạ, ít ra tôi được diễm phúc là được sinh ra và lớn lên tại miền Nam.”
Có lẽ nay mai các bạn tôi sẽ nhận món quà văn chương này. Nó thay thiệp Giáng Sinh và Chúc Mừng Năm Mới 2016. Bởi vì tôi là nhà văn, tôi dùng chữ. Tôi là thợ in, tôi biến chữ thành trang sách. Bây giờ đời tôi xem như khánh tận, không còn gì nữa. Khánh tận đến mức không còn gì để mà nói. Áo lớn giày da gương lược tôi đã tẩy hết rồi. Cửa nhà tôi không hề khóa, đêm cũng như ngày. Nhưng mà tôi không khánh tận chữ nghĩa, và tâm hồn mình.
Như vậy, tôi đã trở thành một tay nội trợ bất đắc dĩ. Tôi nghiền ngẫm cùng những món ăn từ Youtube. Và khám phá ra món cháo cá là món dễ nấu nhất.
Nhờ vậy mà mấy ngày hôm nay tôi không còn bận tâm gì đến vấn đề ăn uống của Y. Tôi chẳng cần năn nỉ ỉ ôi Y. cố nuốt vào đồ ăn Mỹ như pasta, hay hamburger hay french fried, hay cá thu nghiền ăn với xà lách… Hay những món ăn rất lạ lẫm mà nhà hàng ghi là món ăn của Italy, của Pháp, của Mexico…
Những món ăn này tôi lãnh hết. Có món ngon miệng, nhưng mà cũng có món ăn vào như nghẹn ở cổ. Tôi càng hiểu lý do tại sao Y. không chịu ăn.
Mấy hôm nay, nhờ những DVD, CD do anh em gởi tặng Y. nên tôi cũng ít nhận những cơn thịnh nộ bất thường của người bệnh. Với tôi bây giờ, những DVD hay CD là cứu tinh của chúng tôi. Với Y. là giải trí, vơi đi nỗi buồn. Còn với tôi là một nỗi bình an chen lẫn niềm hạnh phúc. Thú thật, từ trước ít khi tôi chịu cải lương, nào biết Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, hay Áo Dũ Cơ Hàn là gì. Vậy mà bây giờ, tôi đã ngồi yên bên cạnh giường ngưiời bệnh, không thích cũng vẫn tỏ ra mình thích. Thỉnh thoảng chêm vào vài câu. Ông già lựu đạn quá phải không bà? Bà thích tuồng này không.?Hay Minh Vương xuống giọng thì hết xảy.
Có khi tôi để cái DVD karoke những bản nhạc tiền chiến để Y. nghe. Nào là Biệt ly, Ai về sông Tương, Lá đổ muôn chiều… Nhạc trổi, tiếng hát như quyện lấy chúng tôi, lắng sâu vào tâm hồn… Lâu lâu Y. hát theo. Giọng hát thều thào, tiếng mất tiếng còn, có khi thấy lạc giọng, nhưng lời không bị mất. Lần đầu tiên tôi mới nghe Y. hát trở lại. Vừa hát vừa nhắm mắt, đủ biết sức thuyết phục của bài hát là như thế nào.
Như vậy tôi phải cám ơn các bạn bè tôi như hai chị LV, NTTN – hai người độc giả TQBT từ số đầu tiên, bạn già PVN, CTT, LTT… Các bạn đã sốt sắng thu, hay ra chợ tim mua những DVD, CD, giúp Y. được khuây khỏa trong những ngày ảm đạm nhất, và giúp tôi bớt bận tâm trong việc chăm sóc ngưiời bệnh.
Và để trả những ân nghĩa này, tôi quyết định phải thực hiện một tuyển tập về những bài Giáng Sinh mà tôi sáng tác trong suốt 50 năm cùng văn chương chữ nghĩa. Tại sao lại không làm, khi tôi có tất cả? Bài vở có sẵn. Cả giấy mực có sẵn. Bìa thì có cả một ream do một bạn đọc gởi tặng từ xa. Đó là lọai bìa rất đẹp. khó tìm trên thị trường. Giấy cũng vậy. Lọai giấy mà chắc chắn thắp đuốc tìm cũng không ra. Cái tranh Nhà Thờ của họa sĩ Đinh Cường mà tôi tìm được trên NET lúc ông dự triển lảm mỹ thuật quốc tế tại Sài Gòn vào năm 1962. Tất cả đều sắp sẵn. Chờ giờ xuất quân.
Và chỉ mất 4 ngày, kể từ ngày 16-12-2015 (ngày sinh của con ngựa già ) một tác phẩm ra đời. Viết hoàn toàn về Giáng Sinh. Và ra đời trong Mùa Giáng Sinh, với giấc mơ Giáng Sinh:
“Ba mươi lăm năm xa nhà đã làm thay đổi tất cả, từ ngoại cảnh đến lòng người. Như vậy tôi còn gì ở đó. Mắt tôi đã mờ rồi. Mọi thứ đều như một giấc chiêm bao. Thì hãy cho tôi mơ. Đôi mắt nào dù không thấy nhưng tôi biết là đẹp lắm. Gương mặt nào khuất chìm trong bóng tối, nhưng tôi biết là quá thanh khiết dịu dàng. Và con tim tôi không nghe nhịp, nhưng tôi hiểu là những âm vang vô lượng của Chúa, Phật đã ca hát trong em, trong mẹ, trong chị… Tôi xin giữ như giữ những điều quý báu nhất của một đời người. Để mỗi mùa Giáng sinh trở về, còn chắp tay cảm tạ, ít ra tôi được diễm phúc là được sinh ra và lớn lên tại miền Nam.”
Có lẽ nay mai các bạn tôi sẽ nhận món quà văn chương này. Nó thay thiệp Giáng Sinh và Chúc Mừng Năm Mới 2016. Bởi vì tôi là nhà văn, tôi dùng chữ. Tôi là thợ in, tôi biến chữ thành trang sách. Bây giờ đời tôi xem như khánh tận, không còn gì nữa. Khánh tận đến mức không còn gì để mà nói. Áo lớn giày da gương lược tôi đã tẩy hết rồi. Cửa nhà tôi không hề khóa, đêm cũng như ngày. Nhưng mà tôi không khánh tận chữ nghĩa, và tâm hồn mình.
Tranh Trần Quí Thoại
Ai cho tôi nhận tôi phải đền đáp.
Ai chửi tôi, chơi xỏ tôi, tôi chửi thề. Chửi còn hơn Trần Vàng Sao chửi. Bởi tôi là lính thám kích. Mà lính dữ chừng nào thì chửi thề nhiều chừng ấy.
Hãy đón xem Thư Quán Bản Thảo số tới chủ đề VĂN CHƯƠNG CHỬI THỀ để biết.
Ai chửi tôi, chơi xỏ tôi, tôi chửi thề. Chửi còn hơn Trần Vàng Sao chửi. Bởi tôi là lính thám kích. Mà lính dữ chừng nào thì chửi thề nhiều chừng ấy.
Hãy đón xem Thư Quán Bản Thảo số tới chủ đề VĂN CHƯƠNG CHỬI THỀ để biết.
Trần Hoài Thư
December 22, 2015