TRỜI ĐẤT
TRONG CA DAO
TRONG CA DAO
T r ầ n H u i ề n  n
Ảnh PCH - Scibilia 2015
(Tiếp theo và hết)
4.
ĐÃ MANG TIẾNG Ở TRONG TRỜI ĐẤT
Con
người chúng ta, từ thuở cuộc sống hoang sơ, mỗi lần bước ra khỏi hang động đứng
giữa thảo nguyên bát ngát chào nhau bằng tiếng hú vang dội cả sơn khê… đến nay
với lầu cao tráng lệ, cỡi tàu bay lên mây, ngồi tàu lặn xuống biển, nói chuyện
với nhau qua điện thoại không dây, nhìn thấy nhau qua màn hình cầm tay… vẫn
chưa thoát khỏi cõi Trời Đất, vẫn cứ phải sống trong cõi Trời Đất, nói nôm na
như người nhà quê là tuy thoát khỏi cảnh màn trời chiếu đất, hết đời nàu qua
đời khác vẫn còn nương nhờ Trời che Đất chở.
Từ thuở ấy đến nay bao lâu? Lâu lắm rồi!
Với một bộ óc bình thường sẽ không hình dung nổi. Ca dao của chúng ta có bao
lâu rồi? Tuy không bằng như thế, tuy đa số trong chúng ta có thể hiểu được qua
sự giảng giải của các nhà nghiên cứu, cũng đã lâu lắm rồi. Nó đủ lâu để truyền
khẩu rộng rãi, gạn lọc lấy phần tinh túy, đúc kết, lưu trữ, và các nhà nghiên
cứu gọi đó là “kho tàng”.
Con người không thể quên công ơn ấy, nhất
là trong khuôn khổ nền kinh tế nông nghiệp tự túc cày ruộng mà ăn đào giếng mà
uống:
Ơn
trời mưa nắng phải thì
Nơi
thì bừa cạn nơi thì cày sâu
Trời là nơi định đặt số
phận, ban phát ân sủng cho con người, dẫu sao cũng có phần cao xa cách trở, vì
thế không ít khi thiên hạ kêu than oán trách rằng Trời ở bất công, Trời bênh
vực kẻ này, ghét bỏ người nọ, không soi xét đến thân phận thấp hèn vân vân… Đất
mới chính là nơi con người cất tiếng khóc chào đời, là chốn chôn nhau cắt rún,
là chỗ từng bước lớn khôn, sinh hoạt, để rồi “trăm tuổi già” trở về với Đất.
Con người có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc chiếm ngụ một khu vực, hiểu biết nhau
qua cùng ngôn ngữ, xây dựng nên một nền văn hóa. Khu vực ấy gồm đủ hai hình
thái tạo nên yếu tố căn bản cho sự sống là Nước và Non. Ca dao đặt Non Nước vào
địa vị tôn kính:
Nước
Non là Nước Non Trời
Ai
phân được Nước ai dời được Non.
Người
ta lồng tình cảm vào khuôn khổ thiên nhiên, lấy nước non làm chuẩn mực cho lòng
biết ơn, cho lời hứa hẹn, cho sự tương thân:
Công
cha như nui Thái Sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra
.
. .
Sông
dài cá lội biệt tăm
Phải
duyên chồng vợ mấy năm cũng chờ
. . .
Chừng
nào sóng nọ bỏ gành
Cù
lao bỏ biển đôi đứa mình (mới) xa nhau
.
. .
Nước
còn quến cát làm doi
Huống
chi ta chẳng tài bồi lấy nhau
Người
ta cũng nhìn nước non qua nhiều lăng kính khác nhau. Trong cái nhìn có một chút
lãng mạn của chất thơ:
Vì
mây cho núi lên trời
Vì
cơn gió thoảng hoa cười với trăng
Thông
cảm vì hoàn cảnh, thời thế:
Nước dưới sông có khi trong khi đục
Trang
anh hùng có khi nhục khi vinh
Chuyện
tâm lý bình thường:
Dò
sông dò biển dễ dò
Nào
ai bẻ thước mà đo lòng người
Hoặc
sự phóng khoáng ung dung:
Còn
trời còn nước còn non
Còn
trăng còn gió hãy còn đó đây
Đó
đây… Có thể là một tương quan gần gũi giữa hai cá nhân, có thể là không gian
mênh mông bao la… có thể là tất cả cảnh và tình, thực và mộng, chủ thể và khách
quan… hòa hợp tạo ra một vũ trụ vừa bao quát cảm thông vừa riêng tư tế nhị.
Các
chế độ ngày xưa trọng nam khinh nữ, đồng thời vai trò của giới nam được đặt
nặng. Đó là vấn đề lập thân.
Làm
trai quyết chí tu thân
Công
danh chớ vội nợ nần chớ lo
. . .
Đã
sinh ra kiếp đàn ông
Đèo
cao núi thẳm sông cùng quản chi
. . .
Lên
non mới biết non cao
Xuống
sông mới biết nơi nào cạn sâu
. . .
Làm
trai cho đáng nên trai
Phú
Xuân đã trải Đồng Nai đã từng
Lập
thân để xứng đáng là một Con Người sống giữa Trời Đất.
Con
người đã chịu ơn Trời Đất, học hỏi từ Trời Đất, đặt tình cảm vào khung cảnh
Trời Đất, lập thân để sống giữa Trời Đất, con người cần tin tưởng vào Trời Đất:
Khi nên Trời giúp công cho
Làm trai năm liệu bảy lo mới hào
Trời sinh Trời chăng phụ nào
Phong vân gặp hội anh hào ra tay
Trời
giúp đỡ mọi người, Trời không phụ người có tâm có chí, nhưng điều quan trọng là
người ấy phải có tâm có chí, phải biết ganh đua vươn lên để chiến thắng hoàn
cảnh, trên đường đời luôn luôn tin tưởng vào chính mình, nghĩ rằng:
“Trời cao trên đầu không che riêng ai.
Đất rộng dưới chân không chở riêng ai.
Hai vầng nhật nguyệt không soi sáng
riêng ai”.
Trần Huiền Ân
------------------------------------------------------------------
(1)- Phan Kế Bính – Việt Hán văn khảo
– Bản in lại (ronéo) của Trường Đại học Văn khoa Huế - 1965 – trang 1.
(2) Võ Phiến – Đọc thơ Đường – Tạp bút
- NXB Thời Mới SG 1969 – trang 74.
(3) Lê Văn Siêu – Đố ai vẽ được ông
Giời – Đặc san Văn (nghiên cứu và phê bình văn học) – năm thứ nhất, tập 2, SG
1967 – trang 112.
(4) Vô danh thị - Lục súc tranh công –
Ưu Thiên Bùi Kỷ hiệu đính – NXB Tân Việt SG 1956 – trang 13.
(5) Nguyễn Tử Quang – Điển hay tích lạ
- Nam Tào Bắc Đẩu – 4phuong.net
(6) Chúng tôi hiểu nghĩa câu này là
nói chung nhiều trường hợp, không muốn gán riêng cho việc vua ta cướp lại Hoàng
hậu Huyền Trân từ Chiêm quốc, một câu chuyện có nhiều chi tiết phi lý, không
đúng với nghi lễ tôn giáo Chămpa thời
vua Chế Mân và rất bất xứng về mặt bang giao giữa hai quốc gia, giọng
điệu nghe rất kênh kiệu.
(7) Lê Văn Siêu – Bài đã dẫn, trang
122.
(8) Vị anh hùng yêu nước của dân tộc
Cao Ly chống Tàu, nhưng ta theo sách Tàu cứ coi ông là phản loạn, hèn nhát.
(9) Sông Đà Diễn, nay gọi
là sông Đà Rằng
(10) Núi Cẩm Thạch có lẽ là dãy Dangrek, Biển Hồ: Tonlé sap,
Trấn Tây: Phnôm Penh, thời ấy Việt Nam cai trị Campuchia
(11) Tức núi Châu Thới,
sông Đồng Nai
(12) Các lễ tế dẫn theo Đại
Nam thực lục chính biên – Bản dịch Viện Sử học – NXB Giáo Dục 2004 - tập 5,
trang 674.
(Ghi
chú: Chúng tôi tập họp được 428 câu ca dao “nhìn lên trời” và 435 câu ca dao
“nhìn xuống đất”, có sắp xếp theo cách phân loại trong bài).