Bãi biển Tuy Hòa - Nguồn: Blog Cua Đồng
Nhắc
nhở tình quê, người Miền Bắc nói:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Phía
trong Nam này thì khác. Cả rau muống và tương
đều không phải là phong vị xóm làng.
Đối
với người Phú Yên tương là món của chùa. Ăn vào những lúc phải kiêng đồ mặn. Ăn
khi muốn thay đổi món cho lạ miệng. Không phải là món ăn hàng ngày. Trước đây
chỉ nhà chùa mới làm tương. Muốn được ăn tương phải lên chùa. Nổi tiếng khắp
nơi cùng với trái xoài chùa Đá Trắng là tương
chùa Thiên Thai:
Rủ lên Đá Trắng ăn xoài
Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì
(*)
Tuy
vậy, cũng có người xuất gia quy y rồi mà vẫn không thích tương lắm. Đi coi hát
bộ, nghe nhân vật Sãi Mầm than vãn:
Ăn đậu dầm tưởng tới thịt heo
Húp tương lỏng nhớ mùi mắm ruốc!
Hồi
chiến tranh 1946-1954 nhiều nhà phải làm tương để ăn vì tàu thủy Pháp khống chế
Biển Đông, việc đánh bắt cá biển gặp nhiều trở ngại, ngư dân sợ nguy hiểm ít
dám ra khơi, nên thiếu mắm. Vùng miền núi thì lấy tương kho cá sông.
Sau
năm 1954 tương lại là món của chùa. Nay, mặc dù phong trào ăn chay lên mạnh,
nhiều gia đình mỗi tháng ăn chay hai lần, nhưng thực phẩm chay bán sẵn tại các
quán, đủ loại, không nhất thiết phải có tương. Tương khó làm, mất nhiều thời
gian và làm khó ngon. Lên các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh không thấy cá sông kho
tương.
Không
nhớ tương thì nhớ món gì? Tất nhiên là nhớ mắm. Cà ăn với mắm, không ăn với
tương. Rau muống bây giờ cũng là món ăn phổ biến, rau muống nấu canh cá thịt,
đậu phụng, khi chấm cũng chấm nước mắm (và mắm), không chấm tương.