Sunday, May 23, 2021

PHẠM CAO HOÀNG Tập truyện MƠ CÙNG TÔI GIẤC MƠ ĐÀ LẠT - Bản điện tử - Thực hiện tháng 5/2021



 

MỤC LỤC

 

Tập truyện này chỉ có 4 truyện ngắn.

Tất cả đều là những câu chuyện thật (True stories).

 

Mỗi người chia nhau một chút khổ

Đã ba năm mình không có Tết

Mơ cùng tôi giấc mơ Đà Lạt

Về chốn cũ

 

 

MỖI NGƯỜI CHIA NHAU MỘT CHÚT KHỔ

 

1.

 

Những ngày đầu tháng 5.1975  Sài Gòn lên cơn sốt thuốc tây và xe đạp. Thiên hạ đổ xô đi mua thuốc tây và xe đạp vì có tin đồn rằng tiền miền nam sẽ không còn giá trị và hai mặt hàng này sẽ trở nên khan hiếm trong những ngày sắp tới. Giá thuốc tây và xe đạp tăng vùn vụt nhưng người mua vẫn cứ tranh nhau mua.

 

Trong gia đình tôi, anh Bảy vốn là người nhạy bén với những biến động kinh tế theo kiểu này nên ngay từ lúc bắt đầu cơn sốt anh mua một chiếc xe đạp do Nhật sản xuất, sau đó  anh tìm mua các loại thuốc tây thường dùng.

 

Sáng hôm ấy, anh Bảy tiếp tục đi mua thuốc tây rất sớm. Ở nhà chẳng biết làm gì, tôi lang thang ra chỗ đường Lê Văn Duyệt tìm một quán cóc để uống một ly cà phê sáng. Khi đi ngang qua tiệm thuốc tây, tôi thoáng thấy anh Bảy  trong đó. 

 

Tôi bước vào tiệm thuốc tây.

-  Xong chưa?  Đi uống cà phê với em.

 

Anh Bảy quay lại, thay vì trả lời tôi, anh nhìn ra ngoài đường, mặt biến sắc, hốt hoảng, lắp bắp:

-  Chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp mới mua. Đứa nào lấy rồi. Anh mới vừa bước vào đây thôi mà.

 

Cạnh tiệm thuốc tây có một con hẻm nhỏ. Tôi phản ứng rất nhanh:

-  Chắc nó đi chưa xa. Em đuổi theo con hẻm này, còn anh đuổi theo hướng đường Lê Văn Duyệt.


Nói xong, tôi chạy vào con hẻm. Chưa bao giờ tôi chạy nhanh như bữa đó. Cứ lao về phía trước. Không thấy gì cả. Được khoảng 200 mét thì thấm mệt. Tôi bắt đầu giảm tốc độ, chạy chậm hơn. Vừa lúc ấy một bé trai khoảng hơn 10 tuổi, dáng vẻ lanh lợi, đang đứng trước cổng nhà, hỏi:

-  Có chuyện gì vậy chú?

 

Tôi dừng lại:

-  Cháu có thấy ai đi một chiếc xe đạp mới ngang qua đây không?

-   Xe màu gì vậy chú?

-   Màu đỏ.

 

Đôi mắt cậu bé sáng lên:

-  Có. Cháu thấy thằng Thảo vừa đi chiếc xe đạp màu đỏ ngang qua đây.

 

Tôi thoáng thấy một tia hy vọng:

-  Cháu này. Hồi nào tới giờ thằng Thảo có xe đạp không?

-  Không đâu chú. Nó  thường chơi với bọn cháu, cháu biết rõ mà. Nó làm gì có xe đạp.

-  Cháu biết nhà nó ở đâu không?

-  Biết chứ chú, ở gần đường xe lửa phía sau ga Hòa Hưng.

-  Cháu có thể đưa chú đến nhà thằng Thảo không?

-  Được mà chú. Cháu sẽ đưa chú đến nhà thằng Thảo.

 

Trên đường đi, tôi hỏi:

-  Cháu tên gì?

-  Cháu tên Thắng.

-  Cháu học lớp mấy?

-  Cháu học lớp năm.

-  Thằng Thảo học lớp mấy?

-  Nó lớn hơn cháu hai tuổi nhưng nghỉ học lâu rồi. Nhà nó nghèo lắm. Cha nó đi lính chết trận. Nó phải nghỉ học theo mẹ đi lượm ve chai để bán.

-  Trước giờ nó có thường ăn cắp không?

-  Không đâu chú. Nó chơi thân với cháu, cháu biết rõ mà. Nó rất đàng hoàng. Chú này, lát nữa tới nhà thằng Thảo chú đừng vào. Mẹ nó sẽ đánh nó nếu biết nó ăn cắp. Cháu sẽ vào gọi nó ra gặp chú.

 

Thắng đưa tôi đi thật xa, dọc theo đường rầy xe lửa, rồi chỉ vào một căn nhà nhỏ tồi tàn, cũ kỹ, mái tôn, vách ván.

-  Nhà thằng Thảo đó chú. Chú đứng né vào chỗ lùm cây kia chờ cháu.


 

Một lát sau Thắng trở ra, chạy nhanh đến chỗ tôi.

     -  Nó không có ở nhà. Mẹ nó nói nó đi từ sáng sớm đến giờ chưa về.

     -  Tối nay chú trở lại chỗ này, cháu cố gắng tìm thằng Thảo để chú gặp. Được không?

     -  Thôi chú. Biết giờ nào nó mới về. Chú cứ để đó cháu tìm nó rồi đưa nó lên phường gặp chú. Cháu biết chú là “cách mạng đang làm trên phường” .

 

Câu nói của Thắng làm tôi ngớ ra vì bất ngờ. Tôi là giáo chức trong chính quyền cũ, từ miền trung di tản vào đây, có biết trụ sở phường nằm ở chỗ nào đâu, bỗng dưng cậu bé này lại gọi tôi là “cách mạng đang làm trên phường”.

 

Tôi hỏi Thắng:

-  Sao cháu biết chú là “cách mạng đang làm trên phường”?

-  Chiều hôm qua cháu theo mấy thằng bạn chơi đá banh ở trên phường. Cháu thấy chú ở trong đó.

 

Như vậy là Thắng đã lầm tôi với một người nào đó trên phường. Tuy nhiên, tôi không giải thích.

-  Thắng này, nếu cháu tìm được thằng Thảo, cháu đừng đưa nó lên phường, mà đưa nó đến nhà chú vào buổi tối. Được không?

-  Phải đưa nó lên phường nó mới sợ chú ơi!

-  Đừng cháu. Đừng làm nó sợ. Cứ đưa nó đến nhà chú là được rồi. Nhà chú cũng ở gần đây thôi.

 

Tôi đưa Thắng địa chỉ chỗ tôi và mấy anh em trong gia đình đang ở nhờ và hỏi Thắng:

-  Cháu biết địa chỉ này không?

-  Biết chứ chú. Dễ mà. Trong xóm này, hẻm nào cháu cũng biết mà.

 

 

2.

 

Về nhà, tôi kể lại mọi chuyện cho mấy ông anh nghe. Nghe chuyện tôi là “cách mạng đang làm trên phường” anh Năm cười ngặt nghẽo:

-  Có khi như vậy cũng hay. Để đó xem sao.

 

Anh Bảy bàn với tôi sẽ đi mua một chiếc xe đạp khác. Xem như chiếc kia đã mất. Không mua, vài hôm nữa sẽ chẳng còn xe để mua. Chưa chắc thằng Thảo ăn cắp chiếc xe đó, và nếu nó ăn cắp thì chuyện lấy lại chiếc xe cũng không phải là dễ dàng.

 

Ngay sáng hôm sau, anh Bảy xuống các cửa hàng bán xe đạp để mua xe như đã bàn. Tuy nhiên, dự tính bất thành vì giá xe đạp tăng ngất ngưởng; số tiền ít ỏi còn lại trong túi anh Bảy không đủ để mua chiếc thứ hai.

 

Buổi tối, trời rất nóng. Tôi và anh Bảy đang ngồi trước hiên nhà bàn công chuyện cho ngày mai bỗng nhiên có hai cậu bé dừng trước cổng nhà, ngần ngừ một chút rồi bước vào.

 

Trời hơi tối, chưa kịp nhận ra hai cậu bé này là ai thì một trong hai đứa nói lớn:

-  Cháu đưa thằng Thảo đến gặp chú.  Nó  lấy  chiếc  xe của chú đó chú ơi.

 

Thì ra là Thắng. Khi đưa địa chỉ nhà cho Thắng, tôi cũng đưa theo kiểu cầu may, không nghĩ Thắng sẽ đến.

 

Tôi bước ra, nói với Thắng:

-  Cháu giỏi thật. Cám ơn cháu rất nhiều.

 

Để cho Thảo không sợ, tôi đến vỗ vai nó:

-  Cháu vào đây chơi, nói chuyện với chú.

 

Tôi đưa hai đứa vào hiên nhà, ngồi trên bậc tam cấp. Thảo có khuôn mặt hơi khắc khổ, tóc khô, nước da ngăm đen. Tôi chưa kịp nói gì thì Thắng lại lên tiếng:

-  Cháu tìm được nó chiều nay ở ngoài chợ Hòa Hưng. Cháu nói chú là “cách mạng đang làm trên phường” nên nó sợ lắm.

 

Nãy giờ anh Bảy ngồi im nhưng mừng ra mặt. Anh dỗ Thảo:

-  Cháu để chiếc xe đạp ở đâu? Cháu đừng sợ. Sẽ không nhốt

cháu đâu.

Thắng chen vào:

-  Nó bán cho ông Bốn thợ mộc rồi.

-  Tiền bán xe cháu để ở đâu?

-  Cháu đã lấy một ít để mua thuốc và đồ ăn cho mẹ cháu. Gần một tuần nay bán ve chai không ai mua, nhà chẳng còn tiền, mẹ cháu lại bị đau…

 

Nói xong, nó lấy một gói nhỏ gói bằng giấy từ trong túi quần soọc đưa cho tôi:

-  Tiền vẫn còn đây. Xin chú tha tội cho cháu.

 

Tôi đưa gói tiền cho anh Bảy đếm.  Đếm xong, anh Bảy có vẻ không vui.  Anh nói với Thảo:

-  Chú muốn mua lại chiếc xe đạp này. Cháu dẫn chú đi gặp ông Bốn thợ mộc được không?

 

Thảo có vẻ do dự:

-  Cháu không có tiền để trả lại ông Bốn. Chú ơi, cháu không dám gặp ông Bốn đâu.

-  Cháu dẫn chú tới đó, còn mọi việc cứ để chú thương lượng.

-  Mấy chú không nhốt cháu thì biểu cháu làm gì cháu cũng làm. Giờ này chắc ông Bốn đã đi ngủ.

-  Sáng mai đi được không?

-  Dạ được.

 

Thắng và Thảo chào rồi ra về. Tôi đi với hai cậu bé một đoạn, vừa đi vừa hỏi Thảo:

-  Chú trông cháu cũng là người đàng hoàng, sao lại ăn cắp xe đạp?

-  Gần một tuần nay ve chai lượm bao nhiêu cũng có nhưng bán chẳng ai mua. Mẹ cháu lại bị đau, nhà hết tiền, cháu làm liều kiếm tiền mua thức ăn và mua thuốc cho mẹ cháu.

-  Cháu tự làm chuyện này hay có ai bày không?

-  Thằng Toán ở cùng xóm bày cháu. Thằng này rất giỏi chuyện ăn cắp. Nó nói theo kinh nghiệm của nó, sau khi dựng xe đạp, người ta đi thẳng vào trong tiệm, ít khi quay lưng nhìn lại.  Do vậy, mình canh sẵn, họ vừa quay lưng là mình chớp thật nhanh và chạy đi ngay. Cháu làm theo lời thằng Toán bày.

-   Cháu có biết là ăn cắp thì sẽ bị ở tù không?

-  Cháu không biết, nhưng mẹ cháu thường nói với cháu ăn cắp là không tốt, mai mốt chết xuống sẽ bị trừng phạt. Cháu đi lượm ve chai với mẹ, thấy đồ đạc người ta để quanh nhà nhưng không bao giờ cháu lấy. Chú ơi, chú tha tội cho cháu. Cháu lỡ lần này thôi.

-  Chú sẽ chẳng làm gì cháu đâu. Chú cũng không phải là “cách mạng đang làm trên phường đâu”.

 

Tôi quay sang Thắng:

-  Chắc Thắng lầm chú với người nào trên phường.

 

Thắng cười bẽn lẽn:

-  Vậy mà cháu cứ tưởng …. Làm thằng Thảo hết hồn.

 

Tôi hỏi Thảo:

-  Nghe nói mẹ cháu bị đau. Mai cho chú ghé thăm mẹ, rồi hẵn đến gặp ông Bốn thợ mộc. Được không?

 

Thảo lắc đầu quầy quậy:

-  Không được đâu chú ơi. Lỡ chú nói với mẹ chuyện cháu làm bậy, mẹ sẽ đánh cháu.

-  Chú sẽ không nói gì hết. Chỉ thăm mẹ thôi.

-  Thôi chú. Cháu sợ lắm.

 

Tôi lấy một ít tiền lẻ dúi vào tay Thắng:

-  Cho cháu cái này. Cháu mua cái gì cho Thảo cùng ăn. Chắc nó đang đói. Mai hai đứa nhớ đến, đưa chú đi gặp ông Bốn thợ mộc.

 

Thắng thích chí:

-  Đúng đó chú. Chiều đến giờ thằng Thảo chưa ăn gì. Cháu sẽ mua bánh mì pa-tê. Mai tụi cháu sẽ đến sớm.


Tôi quay về, nói với anh Bảy:

-  Có thiếu chút ít nhưng dù sao nó cũng trả tiền lại rồi. Đi tìm ông Bốn thợ mộc làm gì cho mất công?

 

Anh Bảy lật qua lật lại gói tiền Thảo đưa, cười buồn:

-  Hồi nãy chưa kịp nói với chú. Đã nghèo còn gặp cái eo. Tiền thằng Thảo đưa chỉ hơn nửa số tiền anh bỏ ra để mua chiếc xe đạp.  Chắc nó bán rẻ. Rẻ người ta mới mua. Bây giờ chỉ còn cách tìm người mua để lấy lại chiếc xe đạp.

 

 

3.

 

Sáng sớm, vừa mở cửa, Thắng và Thảo đã ngồi sẵn trước hiên nhà.

-  Các cháu đến sớm vậy?

 

Thắng nhanh nhẩu:

-  Thằng Thảo nói với cháu nó rất hối hận. Nó muốn đưa chú đến gặp ông Bốn thợ mộc ngay để lấy lại chiếc xe. Đêm qua nó chỉ mong trời sáng để sang gặp chú.

-  Chờ chú một chút. Chú vào thay quần áo rồi đi.

 

Anh Bảy và tôi theo hai cậu bé đi lòng vòng qua nhiều đường hẻm ở phía ga xe lửa Hòa Hưng. Mất hơn 20 phút đi bộ mới đến nhà ông Bốn thợ mộc. Căn nhà không đến nỗi tồi tàn như nhà thằng Thảo nhưng nhìn vào có thể nhận ra ngay nhà của dân nghèo.

 

Bốn thợ mộc trạc 40 tuổi, người hơi thấp, tóc cắt ngắn, khuôn mặt trông có vẻ thật thà. Đặc biệt, đôi chân của ông hơi khập khiểng. Thấy chúng tôi đi với Thảo và Thắng, có lẽ ông đoán được chúng tôi là ai. Ông bước ra, mặt hơi ngượng ngùng, mời chúng tôi vào. Thắng và Thảo cũng vào theo.

 

Bước vào nhà, tôi thấy một bé trai và một bé gái khoảng hơn 10 tuổi, nước da tái, tóc tai bù xù,  đang ngồi ăn cháo với cá khô. Nghề ông là thợ mộc, nhưng nhìn quanh nhà không thấy bàn, tủ, hay đồ đạc gì đáng giá. Tôi có ý quan sát để xem ông để chiếc xe đạp ở đâu nhưng không thấy.

 

Anh Bảy làm ra vẻ thân thiện:

-  Chào anh Bốn. Chị đâu rồi? Sao không ăn sáng với mấy cháu?

-  Bà ấy bệnh và qua đời cách đây hai năm. Tôi gà trống nuôi con.

-  Anh làm nghề thợ mộc lâu chưa?

-  Hơn 10 năm.

-  Trước anh cũng ở trong quân đội?

-  Không. Chân tôi bị tật nên được miễn dịch vì lý do sức khỏe. Từ khi mẹ cháu qua đời đến giờ, một mình nuôi con, cực khổ quá, có gì không phải mấy anh bỏ qua cho.

 

Tôi trấn an:

-  Không có gì đâu anh Bốn. Thảo nói nó bán chiếc xe đạp cho anh?

 

Bốn thợ mộc gật đầu:

-  Nó bán cho tôi trưa hôm qua. Nó đi ngang nhà, hỏi tôi có muốn mua xe không, nó bán.

-  Anh có biết đó là đồ ăn cắp không?

-  Thật tình tôi không biết. Tôi thiệt thà, ai nói gì cũng tin. Nó nói đó là xe của nó thì tôi tin là của nó nhưng khi thấy các anh đến đây tôi mới hiểu ra.

-  Sao anh không mua xe ngoài tiệm, có hóa đơn, có nguồn gốc đàng hoàng?

 

Bốn thợ mộc thở dài:

-  Bữa trước tôi có tính mua ngoài tiệm nhưng không đủ tiền.

 

Anh Bảy đứng dậy, nhìn quanh, rồi nói:

-  Anh Bốn này. Thằng Thảo đã đưa tiền bán xe cho tôi, bây giờ tôi trả lại anh, anh cho tôi lấy lại chiếc xe đạp.

 

Nói xong, anh Bảy để gói tiền trên bàn.

 

Bốn thợ mộc ngồi im một một lúc, khuôn mặt thẫn thờ.

-  Tôi bán lại cho người khác rồi.

 

Anh Bảy không tin:

-  Mới trưa hôm qua anh mua của thằng Thảo, bây giờ anh nói anh bán cho người khác rồi. Sao mà nhanh vậy?

 

Bốn thợ mộc chùng giọng:

-  Thấy rẻ thì ham và mua. Mua xong thấy kham không nổi. Gần một tuần nay không đi làm vì chẳng ai thuê. Nhà hết gạo, hết đồ ăn. Vốn liếng chỉ có chừng đó. Chiều hôm qua phải bán lại cho một người qua đường, cũng bằng giá tiền đã trả cho thằng Thảo, không lời lỗ gì. Tôi thật có lỗi với các anh.

 

Anh Bảy quay sang nhìn tôi, lộ vẻ thất vọng. Tôi nhìn Bốn thợ mộc. Khuôn mặt chơn chất hiền hậu thoáng có chút sợ hãi của ông trông thật tội nghiệp. Hai đứa nhỏ vừa ăn cháo xong, đang dọn chén bát mang ra ngoài sân rửa. Thảo đứng khép nép trong góc phòng. Thắng đứng bên cạnh, cầm bàn tay Thảo.

 

Tôi nói với anh Bảy:

-  Thôi anh Bảy. Tiếc làm gì? Đáng lẽ mình đã chết trong chiến tranh, bây giờ vẫn còn sống là may lắm rồi. Còn người còn của mà. Anh Bốn đây thì nghèo, mình cũng khổ, mà mẹ thằng Thảo  cũng cơ cực. Thôi thì mỗi người chia nhau một chút khổ trong lúc khó khăn này./.

 

1975

Phạm Cao Hoàng  

 

 

ĐÃ BA NĂM MÌNH KHÔNG CÓ TẾT

 

1.

 

Bui ti, sau khi cho con ng, Hoa nói vi tôi, ging ái ngi:

-  Con bé gy quá. Nó b suy dinh dưỡng. Chc anh phi   kiêm vic làm thêm đ có tin lo cho con.

 

Vic gì bây gi? Lâu nay tôi đã nhiu ln nghĩ đến chuyn này nhưng chng biết phi làm gì. Có do, mt người quen tt bng Chi Rông cho tôi mượn miếng đt rung đ làm. Kinh nghim không có, làm th mt mùa, s lúa thu v còn ít hơn s lúa ging đã gieo xung rung. Người ê m vì không quen công vic đng áng, mt thi gian, còn b l vn, đành phi tr miếng đt li cho ch nhân ca nó. Buôn bán thì không xin được giy phép. Mt s đng nghip dy cùng trường làm thêm bng cách sa xe đp, sa giày, sa đng h, bơm mc bút bi, bơm qut ga, làm thú y… Còn tôi, vn bế tc.

 

Tôi nhìn đa con ba tui đang ngây thơ nm ng  trên giung, ri nhìn Hoa:

-  Ln này thì anh phi tìm cho ra vic đ mà làm. Thy con như thế này anh xót quá.

 

Cui tun, tôi v Đà Lt tìm gp Hu, mt người bn thân, đang là phóng viên ca mt t báo đa phương. Hu cũng xơ xác như tôi, nhưng khi nghe chuyn tôi mun có thêm vic làm, anh trm ngâm suy nghĩ.

 

Bt cht, Hu cười tht tươi:

-  Tôi nghĩ ra ri. Hình như anh có mt chiếc máy nh phi không?

 

Tôi không hiu vì sao Hu hi tôi như vy. Sau 1975, cuc sng quá khó khăn, tôi phi bán đi nhiu th, nhưng chiếc máy nh thì tôi vn còn gi li. Ngoài chiếc máy nh, tài sn ca tôi còn có mt máy đánh ch, mt chiếc xe đp, và my ch vàng do bà con tng hi đám cưới. Ch có vy thôi. Nhà ca không có, đang nh.

 

Tôi nói vi Hu:

-  Có. Tôi vn còn gi chiếc máy nh.

 

Hu v vai tôi:

-  Yên tâm. Chc chn có vic làm. Tôi s gii thiu anh cho ông Nguyn Bá Mu đ hc ngh chp nh. Hc xong, anh s chp nh do và nh đám cưới đ kiếm thêm tin. Tun sau anh lên, tôi s đưa anh đến gp ông y.

 

Tôi mng lm. Ngh này chc chn phi hp vi tôi hơn là làm rung. V nhà tôi k chuyn cho Hoa nghe và Hoa cũng rt lc quan vi chút ánh sáng đang lóe lên trong cuc sng u ám ca chúng tôi. Tôi ly chiếc máy nh hiu Canon lau chùi cn thn, nh lòng s c gng đ vượt qua s phn. C th trn này, s người có máy nh ch đếm trên đu hai bàn tay. Rt ít người biết chp nh. Mun chp nh phi hc cách s dng máy nh. nh s m tt nếu không biết điu chnh khong cách, s trng bt nếu tha ánh sáng, hoc s đen thui nếu thiếu ánh sáng. Tôi đã có dp đc qua các sách dy chp nh nên cũng hiu biết chút ít.

 

Cui tun sau đó Hu đưa tôi đến gp nhiếp nh gia Nguyn Bá Mu. T lâu tôi đã nghe tiếng ông: mt trong nhng nhiếp nh gia ni tiếng min nam trước 1975, cùng thi vi Nguyn Cao Đàm, Trn Cao Lĩnh. Tm sư hc đo mà gp được ông thì qu là gp đúng sư ph ri. Tôi mang theo chiếc máy nh, trong lòng hơi lo, không biết ông có sn sàng truyn ngh hay không.

 

Nhà ông nm cui dc Sông Lô gn rp chiếu bóng Ngc Hip đường Phan Đình Phùng. Nhà bài trí ngh thut, gn gàng, ngăn np. Trái vi nhng lo âu ca tôi, nhiếp nh gia Nguyn Bá Mu là mt người ci  m, vui v, lch s, nhanh nhn, và đc bit ông có cách nói chuyn rt nh nhàng, d gây cm tình vi người được ông tiếp chuyn. Sau khi nghe Hu gii thiu và nói ý đnh ca tôi, ông vui v nhn li:

-  Tưởng ai ch bn ca Hu thì xem người nhà. Mình có th bt đu t hôm nay.

 

Ri ông nói đùa:

-  Th chp hình là ngưới có nhiu quyn lc. Khách hàng ca chú, t quan đến dân, ai cũng phi nghe chú. Chú bo người ta lui ra sau hay bước ti trước, nhích sang bên phi hay bên trái là h răm rp làm theo. Nhưng coi chng chú b đau tim vì chú s gp rt nhiu người đp.

 

Ngay sau đó ông hướng dn  cho tôi nhng hiu biết căn bn v chiếc máy nh, cách điu chnh ánh sáng, khong cách, tc đ, cách cm máy nh sao cho không b rung, cho phép tôi chp th vài tm nh trong nhà, ngoài tri, vào phòng ti ra nh, da vào đó ông phân tích nhng li cn phi tránh.

 

C cui tun tôi li lên gp ông. Ông tiếp tc hướng dn v b cc mt tm nh: phn không gian trên đu phi nhiu hơn dưới chân, phn không gian trước mt phi rng hơn sau lưng, không được chp ct ngang người đùi, đu gi, c chân, không đ khách hàng  đng phía trước gc cây mà phi đng ta vào mt bên, người mp không mên chp gn, người m không nên chp xa, chp thế nào đ mt người lùn trông cao hơn trong nh… Do trước tôi cũng thường chp nh cho bn bè và gia đình, bây gi, qua nhng gì ông hướng dn, nhìn li thy mình mc nhiu li k thut mà mình không biết.

 

Phn cui cùng, ông hướng dn tôi chp nh ngh thut:  chp hoa, tĩnh vt, chp silhouette,  chp nh chân dung, xóa phông đng sau,  chp người  hoc vt  đang di chuyn,  chp  nh th thao, chp nh vào ban đêm…  Đây là phn khó nht, không hc không th biết cách chp. Tôi rt thích phn này, t nh, nếu không kiếm ra tin thì ít nht cũng có nhng hiu biết v nhiếp nh đ áp dng cho đi sng riêng ca mình.

 

Ri ti ngày sư ph cho tôi xung núi. Ông hn gp tôi thêm mt ln na nhà ông vào mt bui sáng ch nht.Trên bàn nơi phòng khách ông đã chun b sn hai ly cà phê, bên cnh có mt túi da dùng đ đng máy hình. Ông dn dò tôi v vic luôn luôn phi làm vui lòng khách hàng, đng nóng tính, và khi h cn đến mình thì cho dù phi đi mười cây s đ chp mt tm hình vn c phi đi.

 

Tôi nói:

-  Rt cám ơn anh v s tn tình ch dn lâu nay.  Anh vui lòng cho em gi cái này.

 

Va nói tôi va đt chiếc nhn mt ch vàng lên bàn vi ý đnh gi ông chút thù lao.

 

Ông khoát tay, không nhn. Tôi nài n thế nào ông vn t chi. Ông cm ly chiếc nhn b vào cái túi da ri đưa cho tôi, kèm theo n cười đôn hu:

-  T trước ti gi tôi chưa ly thù lao ca ai v vic này. Giúp chú chút kinh nghim thôi mà, có gì ln lao đâu. Cuc sng giáo chc bây gi khó khăn lm. Chú chu khó làm thêm đ có thêm thu nhp. Có chiếc túi da này, cũ nhưng còn tt, tôi tng chú đ khi đi làm ngh cho nó có v chuyên nghip. Lúc này th gì cũng khan hiếm,  mun mua mt cái túi da như thếy, cho dù có tin cũng không mua đâu ra.

 

Tht là ngoài sc tưởng tượng ca tôi. Đã không nhn thù lao, li còn tng vt dng hành ngh.

 

Tôi đã may mn gp được mt con người t tế và nhân hu. Tôi đã hc được ông không ch ngh nh mà c cách sng đi.

 

C th trn tôi đang sng ch có hai tim chp hình  vi s th hình khong năm người. H thuc nhóm th quc doanh, còn tôi  thuc dng “chp hình chui”. Tin dy hc không đ sng,  “đói thì đu gi phi bò”. Đu gi tôi bt đu bò. Tôi nhn chp nh đám cưới vào nhng ngày cui tun. Dn dn, khi đã có chút uy tín, khách hàng tìm đến nhiu hơn. Ngoài gi dy, son bài, chm bài, tôi tn dng s thi gian còn li đ đi chp hình. Tôi làm vic by ngày mt tun và hoàn toàn không có thi gian đ gii trí. Làm nhiu như vy nhưng cuc sng vn không khá lên được vì thu nhp t ngh hình cũng ch dng mc “có còn hơn không”.

 

Mt ln tôi phi vào mt xã kinh tế mi cách nhà khong 10 cây s đ chp hình cho mt gia đình đang cn nh gi cho người thân. Khách hàng yêu cu chp mt tm duy nht cho c gia đình và tôi phi có mt vào lúc 6 gi sáng. Tôi ly làm l, hi ti sao phi là 6 gi sáng. Khách hàng gii thích: vào gi đó mi người trong gia đình đ mt; sau 6 gi người thì đi làm, con cái thì đi hc, có người này thì thiếu người kia. Thì ra là vy.

 

Đi sng vùng kinh tế mi rt khó khăn. Trong tính toán ca h, h ch đ tin đ chp mt tm hình thôi. Nh li sư ph dn, “Khi h cn đến mình thì cho dù phi đi mười cây s đ chp mt tm hình vn c phi đi “. Và tôi làm đúng theo li sư ph. Năm gi sáng lc cc đp xe vào ch hn. Đến nơi,  h đã sn sàng vi mt đi gia đình trên dưới mười người. Tri chưa sáng hn, ánh sáng ngoài tri còn yếu, chưa đ đ làm cho nh rõ và sc nét. Tôi hình dung vic chp tm hình này là mt vic quan trng đi vi h, không cho phép chp hng hoc xu,  do vy tôi phi chp đến ba ln đ chc ăn s có mt tm khá nht  giao cho h. Nào ng, ch gia đình ni nóng, xài x tôi mt trn:

-  Tôi đã nói ch chp mt tm,  bây gi chú chp đến ba tm, tôi ly tin đâu mà tr.  

 

L công, l vn, li còn b xài x, tôi hơi tc nhưng  không gin vì chng qua là h hiu lm. Trước cơn thnh n ca người ch nhà tôi ch biết chu trn.  Đi ông dt trn lôi đình tôi mi ôn tn gii thích. My ngày sau tôi li lc cc đp xe vào giao tm hình, va đi va nh lòng, “Xem như làm t thin”. Cũng may tm hình khá đp, nếu không, chưa biết chuyn gì xy ra.

 

Cũng vùng kinh tế mi này, mt hôm tôi đang chp nh cho mt đám cưới thì hai cu du kích xut hin. H cho người vào gi tôi ra.

 

Thy h có mang súng nên tôi hơi s. Tôi bước ra, c gng n mt n cười xã giao.

 

Mt cu, mt non chot đáng tui hc trò tôi, hch hi:

-  Anh có giy phép chp hình không?

 

Tôi vã lã:

-  Khó khăn quá. Làm thêm mt chút thôi mà, chưa kp xin giy phép.

 

Được th, cu ta càng lên gân:

-  Không có giy phép thì không được chp. Anh mà tiếp tc chúng tôi s thu máy nh.

 

Nghe ba chthu máy nh” tôi hơi ngán. “Thu máy nh” đng nghĩa vi “thu cái cn câu cơm” ca tôi trong lúc này. Tôi vi vàng b máy nh và đèn flash vào trong túi da, lùi ra xa theo phn ng t nhiên, chưa biết phi tính thế nào thì cô dâu chú r bt đu năn nì:

-  My anh thông cm. Không cho chp thì chúng tôi không có nh cưới.  Mt đi có mt ln mà không có nh thì biết làm sao đây.

-  Không có thông cm gì hết. Đi kiếm th nh khác vào chp.

-  Làm sao kp? Tìm được người khác vào ti đây thì đám cưới xong ri.

 

Va lúc y có mt người đàn ông trc 30 tui dng xe đp nơi ch hai cu du kích. H thì thm vi nhau mt lúc, sau đó người này bước ti ch tôi, nghiêm ging:

Tha cho anh ln này. Ln sau không được vào đây.

 

Nói xong c bn b đi.

 

Sau ln đó, tôi không nhn chp nh đám cưới cho vùng kinh tế mi này na, kiếm các đa bàn khác đlàm ăn

 

Tôi ch chp nh, còn ra nh thì không vì không có phòng ti. Chp xong, tôi phi mang v Đà Lt đưa cho các phòng ti trên đó tráng phim và in nh. Kh nht là nhng ln khách cn nh gp, đám cưới hôm nay h mun ly nh vào ngày mai đ kp đưa cho bà con xa v d tic cưới. Phương tin vn chuyn thiếu thn, mun mua mt vé xe đò v Đà Lt phi xếp hàng ch đến hai ba tiếng đng h, nhiu khi ti phiên mình thì hết vé. Có mt ln mua được vé đi nhưng không mua được vé v, đành phi đi b trên 30 cây s đ v nhà.

 

Sau này, gp nhng trường hp khách cn nh gp như vy tôi đi xe đp v Đà Lt cho chc ăn. Lượt đi mt bn tiếng vì đon lên đèo Prenn không đp ni, phi dt xe đi b. Lên ti nơi, đến ngay phòng ti giao phim, sáng sm hôm sau tr li ly nh và đp xe tr v. Lượt v ch mt mt tiếng rưỡi nhưng rt nguy him khi xung đèo. Đ chun b cho nhng ln đ đèo, tôi phi tháo b hai cái garde-boues, ch còn hai bánh xe trơ tri, khoèo mt chân vào ch bánh xe trước đ làm gim tc đ khi xe xung đèo. Mt ln tôi ht chân, b nhào xung đt, lăn ra gia đường, chiếc xe đp văng ra xa, còn cp kính cn may mn rt vào vt c bên v đường, không b. Người tôi ch b xây xát nh.

 

Sau ln đó, tôi bt đu s. Tôi không nhn chp nhng đám cưới cn nh gp như vy na. 

 

Dn dn,  thchp hình chui” xut hin thêm my người na. S xut hin ca h ít nhiu có nh hưởng đến các th hình khác vì s khách hàng b chia bt đi. Các th hình quc doanh bt đu tìm cách gây khó khăn.  H báo cho công an, đ ngh công an cn phi dp cái đám “chp hình chui” này. Trong s các th hình quc doanh, có mt tay rt hung hăng, tên là Lung, thường bám sát chúng tôi. Có ln gp tôi, hn hù da:

-  Tao s cho bn mày dp tim.

 

Tôi tc cười quá, nói luôn:

-  Có tim đâu mà dp.

 

Mt hn hm hm:

-  Ri bn mày s biết tay tao.

 

Gn nhà tôi có mt ngôi chùa. Nhng ngày Tết, rt đông người đến chùa thp nhang, ly Pht, xin xăm, cu lc, cu duyên… Đây là nơi “làm ăn” ca tôi và nhiu th hình khác vào dp Tết. Đây cũng là dp đám th quc doanh và đám “chp hình chui” đi mt vi nhau. Va chp hình cho khách, va phi dè chng đám th quc doanh xem h có gây khó khăn gì cho mình không. S cnh tranh tt nhiên phi có, không công khai nhưng ngm ngm và quyết lit. Sut nhng ngày Tết, t mng mt đến mng năm, tôi làm vic không ngơi ngh, mt rã người vì c ngày chp hình liên tc, ti li phi thc đ ph vi phòng ti làm nh. Hoa thì lúc nào cũng bên tôi giúp giao hình cho khách. Tôi “làm ăn chùa này tng cng ba cái Tết. Hai cái Tết đu yên n, không có chuyn gì xy ra. Đến cái Tết th ba thì gp rc ri.

 

Hôm đó là mng ba Tết, khong gia trưa - gi cao đim bà con đến thp nhang ly Pht, ri rác trước và sau chùa có khong 8 th chp hình đang phc v cho khách. Tôi thuc nhóm th đông khách. Mt vài th ế m, khách thưa tht. Tôi đang chp nh cho mt gia đình phía sau chùa thì bà Chín - mt người làm công qu thường xuyên chùa - đi ngang qua ch tôi, ghé tai nói nh:

-  Chp xong nhóm này, thy ra đng sau nhà khách gp tôi. Có chuyn này hơi gp, mun nói vi thy.

 

Tôi hơi ngc mhiên, chp nhanh cho xong ri ra đng sau nhà khách.

 

Bà Chín đã ch sn, nét mt có v nghiêm trng:

 

-  Hi nãy có ba thanh niên trông rt du côn bàn kế hoch hành hung thy. Thy đng ra sau chùa vì bn nó ch thy đó, gi làm khách chp hình, ri kiếm c đánh thy, đp máy nh. Tôi đoán bn này là tay chân ca my anh th ế khách. T gi đến chiu thy ch chp trước chùa. Phía trước chùa lúc nào cũng đông người, chúng nó không dám làm gì thy đâu.

 

Tôi cám ơn bà Chín ri đi tìm Hoa, k cho Hoa nghe mi vic và dn Hoa đng gn theo dõi, có du hiu gì bt thường  báo cho tôi biết, còn tôi vn tiếp tc công vic ca mình. Mt s khách nài n tôi ra sau chùa chp nh cho h vì phía y có nhiu cnh đp nhưng tôi ly c không đ thi gian và c bám cht phía trước chùa.

 

Khong ba gi chiu, Hoa và tôi ghé vào ch bóng mát dưới gc cây đ  ngh ngơi mt chút.  Hoa đang lt my trái quít cho tôi ăn đ khát thì có mt nhóm thanh niên tóc dài, áo phanh ngc bước ti. Bn chúng có ba người. Đúng là nhóm du côn mà bà Chín đã báo đng vi tôi. Có l chúng ch phía sau chùa quá lâu mà không thy tôi ra nên tìm đến đây. Tôi hơi cht d nhưng không s vì xung quanh tôi vn còn rt đông người. Theo phn ng t nhiên, tôi va đnh cho máy nh vào túi da thì mt người trong bn h hng ging khiêu khích:

-  Máy nh hiu Canon h? Máy này mà chp cái gì?  Coi chng chp xong không có nh đy!

 

Người th hai nói trng:

-  Chiu ri, chp gì na? Đi v đi.

 

Người th ba ging có v đe da:

-  Mai đng đến đây na nhé. Đến là có chuyn đy.

 

Nói xong, c ba cười hô h b đi.

 

Đi chúng đi tht xa và đoán chc chúng không tr li tôi mi th phào nh nhòm, nhìn vào khuôn mt bơ ph ca Hoa:

-  Em có nh mình bt đu làm ngh chp hình t năm nào không?

-  Nh ch anh. T 1979, khi con mình được 3 tui.

- Mi đó mà đã ba năm. Đã ba năm mình không có Tết mà con mình thì vn chưa hết suy dinh dưỡng. Còn anh, chc anh s suy nhược thn kinh mt thôi./.

 

1983

Phạm Cao Hoàng

 

 

MƠ CÙNG TÔI GIẤC MƠ ĐÀ LẠT

 

đứng bên bờ vực tử sinh

vẫn nghe em hát bản tình ca xưa

P.C.H.

1.

 

Hôm ấy là Saint Patrick’s Day, 17.3.2011. Như thường lệ, Cúc Hoa và tôi thức dậy sớm, uống với nhau một cốc cà phê, ăn nhanh bữa điểm tâm nhẹ, rời nhà và đi làm. Chúng tôi không làm chung một chỗ nhưng đi làm cùng một giờ và ngày nào chúng tôi cũng phải có mặt ở chỗ làm trước 6 giờ sáng. Từ nhà đến chỗ làm không xa lắm, khoảng mười phút lái xe.

 

Khoảng 7 giờ sáng tôi nhận được điện thoại từ chỗ Cúc Hoa làm, hỏi sao không thấy Cúc Hoa đến. Tôi hốt hoảng. Từ lúc rời nhà đến giờ đã một tiếng đồng hồ rồi, sao lại chưa tới chỗ làm? Đây là điều không bình thường. Hoặc là xe bị hỏng trên đường đi, hoăc là bị đụng xe. Không lẽ bị bắt cóc? Tôi bấm máy gọi điện thoại cho Cúc Hoa. Gọi nhiều lần nhưng không thấy Cúc Hoa trả lời. Rõ ràng có chuyện chẳng lành. Tôi báo tin cho các con tôi biết và cùng nhau đi tìm trên lộ trình Cúc Hoa vẫn đi về hàng ngày. Không thấy bóng dáng Cúc Hoa và cũng không tìm thấy chiếc xe của Cúc Hoa đâu.

  

Lại liên tiếp bấm số điện thoại của Cúc Hoa để gọi. Đến hơn 8 giờ thì điện thoại của Cúc Hoa đổ chuông, Người trả lời không phải là Cúc Hoa, mà là một giọng nữ người Mỹ.

  

Tôi hỏi ngay:

  

-  Nhà tôi đang ở đâu, thưa cô?

-  Inova Fairfax Hospital.

-  Chuyện gì đã xảy ra cho nhà tôi?

- Bà ấy bị đụng xe. Xe cấp cứu đưa vào bệnh viện sáng sớm hôm nay.

-  Bị thương có nặng không?

-  Thoát chết nhưng bị thương khá nặng.

 

Vừa lúc ấy tôi nhận được điện thoại của Quỳnh Anh, cô gái út của tôi.

 

-  Con đã vào tới bệnh viện. Đang làm một số thủ tục về thông tin cá nhân và bảo hiểm. Má đang nằm trong phòng cấp cứu. Họ cho biết má bị rạn ở xương chậu và phía dưới đầu gối, cần được phẫu thuật ngay trong ngày hôm nay.

-  Ba và mọi người sẽ vào ngay.

-  Khỏi cần ba ơi . Có con ở đây được rồi mà. Vào cũng ngồi đó thôi, họ chưa cho gặp đâu. Chiều rồi hẵn vào, tiện thể mang theo đồ đạc cho má luôn.

 

Ở nhà đứng ngồi không yên nên sau đó mọi người vào hết trong bênh viện.

 

Đến 3 giờ chiều thì ca mổ xương chậu hoàn tất và hai tiếng sau đó họ đưa tôi vào phòng hồi sức gặp Cúc Hoa. Tôi bước vào, nhìn thấy Cúc Hoa. Mặt Cúc Hoa hơi sưng và có một vết bầm nhỏ trên mũi, còn chân trái thì băng kín mít. Cúc Hoa mở mắt nhìn tôi, không nói gì, rồi hai dòng nước mắt từ từ lăn trên má. Khuôn mặt và đôi mắt của Cúc Hoa buồn một cách lạ lùng. Suốt đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên khuôn mặt Cúc Hoa và những giọt nước mắt ấy. Khuôn mặt của sự chịu đựng một đời gian khó cùng những giọt nước mắt của hạnh phúc xen lẫn khổ đau.

  

Chúng tôi yêu nhau thời chiến tranh, cưới nhau lúc hòa bình, cuộc  sống   triền  miên  vất vả,  và  bây giờ  Cúc Hoa  phải chịu những  đớn  đau  ghê  gớm  về  thân xác  trong những ngày lưu lạc ở xứ người. Tôi tự hỏi tại sao không phải là tôi mà lại là Cúc Hoa. Tôi cũng không ngờ có một ngày Cúc Hoa phải rơi vào một hoàn cảnh  như thế này vì Cúc Hoa vốn là người lái xe rất cẩn thận.

 

Đêm đó ai cũng muốn ở lại trong bệnh viện với Cúc Hoa nhưng họ chỉ cho phép một người . Tôi nói  các  con cứ   về   đi làm bình thường, còn tôi sẽ là người ở lại. Trong những giờ phút khó khăn nhất của Cúc Hoa, tôi cần phải có mặt bên nàng. 

  

Cúc Hoa nằm đó, trên giường bệnh, lặng lẽ, hơi thở mệt nhọc. Tôi ngồi bên cạnh, nghĩ lan man đủ thứ chuyện, nhớ mênh mang đoạn đường đời mà hai chúng tôi đã đi qua. Chúng tôi quen nhau  trong một đêm thơ nhạc do nhóm bạn Phan Bá Chức, Nguyễn Ngọc Phong, Trần Minh Triền, Nguyễn Khắc Nhượng và Nguyễn Hiền Tiên phối hợp với Lê Uyên Phương tổ chức ở quán  Lục Huyền Cầm, Đà Lạt.  Thuở ấy tôi mê thơ và nhạc hơn bất cứ thứ gì trên cõi đời này. Tôi là một con ngựa hoang chỉ thích rong ruổi lang thang đây dó. Khi quen Cúc Hoa, mọi thứ bắt đầu thay đổi, và tôi biết đã đến lúc tôi cần phải dừng bước giang hồ. Cúc Hoa đến với tôi nhẹ nhàng , nồng nàn,  và vô cùng lãng mạn.

  

Thế hệ chúng tôi, mà Trần Hoài Thư gọi là “thế hệ chiến tranh”,  là một  thế hệ  không may mắn.  Thời chiến tranh thì sống trong chết chóc, lo âu, sợ hãi. Khi hòa bình thì sống trong cơ cực,  khó khăn. Sự nhẹ nhàng, nồng nàn, và lãng mạn  của Cúc Hoa đã giúp tôi vượt qua những khó khăn nhiều lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi.

 

Cúc Hoa nằm đó, trong nỗi đớn đau của thân xác.

 

thương em ngày nắng Tuy Hòa
chiều mưa Đức Trọng sáng Đà Lạt sương

thương em và những con đường

một thời tôi đã cùng em đi về

bây giờ lạ đất lạ quê

bước chân phiêu bạc biết về nơi đâu

thương em nắng dãi mưa dầu

đau cùng tôi với nỗi đau riêng mình

chia cùng tôi một chút tình

của ngàn năm trước và nghìn năm sau

 

Cúc Hoa nằm đó, vẫn khuôn mặt thánh thiện nhưng có hằn lên những nét khổ đau. Một đời Cúc Hoa hết tình hết nghĩa với tôi và các con. Tôi cầu mong sao vết thương không nặng lắm để Cúc Hoa có thể vượt qua tai ách này.

  

Đến gần nửa đêm, Cúc Hoa tỉnh thuốc mê và đã có thể gượng nói chuyện với tôi.

 

-  Em có nhớ mọi việc xảy ra như thế nào không?

-  Em chỉ nhớ là mình lái xe chạy trên đường Westfields, qua khỏi bưu điện thì không biết gì nữa.

-  Em thấy trong người thế nào?

-  Đau nhức và ê ẩm khắp người. Em bị thương có nặng không anh?

-  Chân trái em bị rạn hai chỗ. Chiều nay họ đã mổ và chỉnh sửa phần bị rạn ở xương chậu.

-  Chừng nào họ mổ chỗ còn lại?

-  Họ nói phải theo dõi sự hồi phục và sức chịu đựng của em rối mới tính tiếp.

-  Liệu sau này chân em có bị tật hay không?

-  Không đâu em.

 

Tôi nói để Cúc Hoa an tâm chứ thật ra chỉ có trời mới biết rồi đây Cúc Hoa sẽ như thế nào.

 

Cúc Hoa trầm ngâm, im lặng hồi lâu.

 

-  Em đang nghĩ gì?

-  Em buồn quá . Hết chuyện này đến chuyện khác. Muốn yên mà vẫn không yên.

-  Em cứ bình tĩnh, mọi việc rồi cũng sẽ ổn thôi.

- Em nhớ Đà Lạt. Mai mốt lành bệnh anh đi với em về Đà Lạt anh nhé.

-  Ừ, anh sẽ đi với em. Sao em lại nghĩ về Đà Lạt trong lúc này?.

-  Thật ra, không phải  lúc này, mà lúc nào em cũng nghĩ về Đà Lạt. Em tìm thấy sự bình yên ở đó.

-  Anh cũng nghĩ như em.

-  Anh ơi. Anh hát em nghe bài  GỬI EM, ĐÀ LẠT đi.

 

Vẫn là một Cúc Hoa đầy chất lãng mạn trong bất cứ hoàn cảnh nào nên tôi không ngạc nhiên về đề nghị này. Đứng bên bờ vực tử sinh.  Vẫn nghe em hát bản tình ca xưa.  Lúc này đây,  trong nỗi đau đớn tột cùng của Cúc Hoa, tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để nhẹ bớt đi nỗi đau của nàng, huống chi là hát một bài hát. GỬI EM, ĐÀ LẠT là bài hát tôi viết cho Cúc Hoa khi chúng tôi mới quen nhau.

  

Tôi hát nhỏ, vừa đủ cho Cúc Hoa nghe.

 

sáng nay mưa đã về

ngàn thông xao xuyến khách phương xa

hỡi cô em Đà Lạt

về đâu?

tôi muốn theo về với người

mưa cho đôi má em hồng

mưa cho đôi mắt nai tròn

mưa bay qua cõi vô cùng

và tôi bay giữa mênh mông

mưa âm vang suốt bên đời

mưa lang thang mấy phương trời

mưa qua như dáng thu người

đời vui thêm tiếng em cười

sáng nay mưa đã về

vườn kia hoa nở đóa tương tư

gửi cô em Đà Lạt

bài thơ tôi viết khi về với người

 

Cúc Hoa nói nhỏ:

-  Cám ơn anh.

 

Tôi đùa:

-  You’re welcome.

-  Anh ơi. Em muốn gặp Thuần. Anh nói Thuần sang thăm em anh nhé.

-  Sao em lại nghĩ đến Thuần trong lúc này?

- Cứ nghĩ về Đà Lạt là em lại nghĩ đến anh, đến Thuần,  và những ngày tháng êm đềm hồi đó.
-  Ừ,  anh  sẽ  nói  Thuần sang thăm em. Bây giờ thì em cố gắng ngủ  để lấy lại sức.

 

Thuần là bạn thân của Cúc Hoa. Cả hai học cùng một lớp, nhà ở cùng một đường. Sau 1975, còn gặp nhau được mấy lần, rồi Thuần vượt biên, mất liên lạc. Mãi đến thời gian gần đây, nhờ một bài viết của Trần Yên Hòa trên nhật báo Sài Gòn Nhỏ ở California, Thuần mới  nối lại liên lạc với Cúc Hoa. Thuần đẹp, lãng mạn, và chuyện tình của Thuần và Thịnh là một trong những chuyện tình tuyệt vời nhất trần gian này.

 

Trong thời gian Cúc Hoa quen với tôi thì Thuần quen với Thịnh, lúc ấy đang học ở Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Sau 1975, Thuần tiếp tục học những năm cuối ở đại học khoa học, còn Thịnh đi học tập cải tạo, và hai người mất liên lạc với nhau. Một ngày kia, trong một lần đi thực tập tại một vùng nông thôn ở Bình Thuận, tình cờ Thuần gặp một nhóm tù cải tạo, trong đó có Thịnh. Trước mắt Thuần, Thịnh không còn là Thịnh hào hoa phong nhã ngày nào, mà là một tấm thân tàn ma dại, bị sốt rét nặng nên bước đi không nổi, phải chống gậy. Sau lần gặp gỡ ấy, Thuần thường xuyên đi thăm nuôi Thịnh. Bất chấp lời ra tiếng vào, Thuần giữ nguyên tấm lòng chung thủy, và khi Thịnh ra tù hai người tổ chức đám cưới, Rồi người đi trước, kẻ đi sau, cả hai cuối cùng cũng đến được nước Mỹ sau nhiều lần vượt biên thừa sống thiếu chết. Hiện nay họ là những người khá thành công, sống hạnh phúc cùng hai con ở New Orleans, tiểu bang Louisiana.

 

Năm ngày sau các bác sĩ tiến hành ca mổ thứ hai, chỉnh sửa chỗ rạn ở phần xương phía dưới đầu gối. Lại lên bàn mổ. Lại gây mê. Lại ngồi nơi phòng tiếp tân của khoa giải phẫu, hồi hộp từng giây từng phút chờ kết quả ca mổ. Chỉ trong vòng năm ngày mà Cúc Hoa phải trải qua hai ca đại phẫu, liệu nàng có đủ sức để chịu đựng ca mổ thứ hai không?

 

Cuối cùng thì mọi viêc diễn tiến tốt đẹp và ca mổ hoàn tất.

 

Lisa, cô y tá trực, nói với tôi:

 

-  Các bác sĩ rất ngạc nhiên về sức chịu đựng và khả năng hồi phục của bệnh nhân này. Nhiều người phải chờ một hoặc hai tuần sau mới thực hiện ca mổ tiếp theo.

-  Cô có nghĩ là sau này nhà tôi sẽ bình thường không?

-  Tôi nghĩ vậy.

 

Tuy nhiên tôi vẫn chưa an tâm. Tôi tìm gặp Daniel, bác sĩ chính của ca mổ.

-  Thưa bác sĩ, phải mất bao lâu nhà tôi mới có thề đi lại được?

- Khoảng 6 tháng. Mấy tháng đầu đừng gập đầu gối quá 90 độ và hai chân không được chéo qua nhau.

-  Khi về nhà việc chăm sóc sẽ như thế nào?

-  Chúng tôi sẽ cho y tá và therapists đến tận nhà chăm sóc và theo dõi trong một tháng, mỗi tuần 3 lần. Tuy nhiên người nhà cần sắp xếp để chăm sóc bệnh nhân hai bốn trên hai bốn. Nếu cần giúp đỡ, hãy gọi chúng tôi.

-  Liệu sau này nhà tôi có bị tật ở chân không?

-  Cái đó còn tùy vào sự luyện tập của bệnh nhân.

 

Thôi thì bao lâu cũng được, vất vả bao nhiêu cũng được, tốn kém thế nào cũng được, miễn là Cúc Hoa có thể trở lại cuộc sống bình thường, đi tiếp cùng tôi và các con trên quãng đường còn lại.

  

2.

Cúc Hoa xuất viện vào một ngày cuối đông. Những cơn bão tuyết đã đi qua, cây phong trước nhà đã bắt đầu đâm chồi non, và khu vườn sau nhà đã có tiếng chim hót líu lo sau những ngày trốn tuyết. Cúc Hoa trở về mái nhà xưa bằng xe lăn nhưng miệng vẫn tươi cười. Tôi hiểu tâm trạng của nàng. Ở đâu cũng không bằng ở nhà của mình. Còn về được tới nhà là mừng rồi.

Các con tôi,  Thiên Kim, Anh Kim, Quỳnh Anh,  chị Vân - một người bạn của Cúc Hoa, và tôi lên lịch chăm sóc Cúc Hoa, chia phiên nhau đế lúc nào cũng có người bên cạnh giúp Cúc Hoa tập therapy và các sinh hoạt cá nhân.  Tôi đặt chiếc sofa gần chỗ nằm của Cúc Hoa làm giường ngủ cho mình vào ban đêm để tiện việc chăm sóc.. Đó là khoảng thời gian tôi không phân biệt ngày và đêm, khi nào cần thức thì cứ thức, khi nào mệt quá thì ngủ thiếp đi.

 

Cúc Hoa ái ngại cho tôi và các con:

-  Em ân hận quá. Vì em mà anh và các con phải khổ.

-  Em đừng nghĩ vậy.

-  Đã nhiều đêm anh mất ngủ. Anh có mệt lắm không?

- Đâu có sao. Có mệt một chút nhưng thấm vào đâu so với những khổ sở mà em đang phải gánh chịu.

-  Nằm một chỗ em mới hiểu hết giá trị của đôi chân.

-  Vấn đề là thời gian. Sáu tháng sẽ trôi qua, rồi em sẽ đi lại bình thường thôi mà.

 

Cúc Hoa dân Đà Lạt nên quen uống cà phê vào buổi sáng. Sáng nào Cúc Hoa cũng pha hai ly cà phê sữa, một cho tôi và một cho nàng. Trừ phi có bạn bè, còn bình thường tôi ít khi ra quán vì chỉ thích cà phê do Cúc Hoa pha. Cám ơn những sáng êm đềm. Khói cà phê quyện bên hiên nhà mình. Bây giờ Cúc Hoa nằm bệnh tôi quên mất thói quen này, sáng ra cũng chẳng buồn pha cà phê.

 

Cúc Hoa nói với tôi:

-  Em đã quen với mùi cà phê mỗi sáng mấy chục năm nay rồi, bây giờ vắng nó thấy nhớ quá. Em không uống được nhưng anh cứ pha một ly cho anh để em có thể tìm lại mùi cà phê.

-  Lu bu đủ thứ chuyện rồi cũng quên luôn. Ừ, mỗi sáng anh sẽ làm như vậy.

 

Đến cuối tuần, các con tôi tổ chức barbecue, mừng mẹ đã về nhà. Các em của Cúc Hoa -Ánh và Trung, từ Maryland cũng lái xe sang tham dự. Mọi người đều vui vì Cúc Hoa đã có thể nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.

  

Vừa lúc ấy, Nguyễn Trọng Khôi từ Boston gọi sang:

-  Tình hình sao rồi? Cúc Hoa đã về tới nhà chưa?

-  Về rồi. Cả nhà đang ăn mừng.

-  Ông nói gì lạ vậy? Sao lại ăn mừng? Nghe nói nặng lắm mà.

- Đúng là nặng. Mừng là vì là vì chỗ bị thương là chỗ có thể chữa trị được, còn đầu óc thì vẫn bình thường.

-  Như vậy thì cũng đáng mừng thật. Đầu tháng tới sang Virginia triển lãm tranh  tôi sẽ ghé thăm.

 

Trước 1975, khi còn ở Đà Lạt, Cúc Hoa và tôi rất thân với Phan Bá Chức và Hoàng Ngọc Lĩnh. Bây giờ  có lúc Lĩnh ở Canada, có khi ở Singapore, rồi lại trở về Việt Nam. Tháng trước từ Canada Lĩnh sang ở lại với chúng tôi mấy ngày, đã có một tối họp mặt đáng nhớ, và Lĩnh cứ khóc vì được sống lại cái không khí ấm cúng của thơ và nhạc, của tình bạn thuở nào. Đêm đó chúng tôi uống rượu chát, nghe Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Ngọc Phong hát, nghe Đinh Cường, Nguyễn Minh Nữu đọc thơ.

 

Từ Singapore Lĩnh gọi sang, giọng hốt hoảng:

-  Lĩnh có nghe tin này,  và mong nó là cái tin không có thật. Có phải Cúc Hoa bị đụng xe không?

-  Đó là tin có thật Lĩnh ơi.

-  Mới tháng trước gặp Cúc Hoa mà bây giờ sao lại thế này?

-  Hôm đó Cúc Hoa lái xe đi làm và không may tai nạn đã xảy ra.

-  Có biết nguyên nhân vì sao không?

-  Phải  chờ report của cảnh sát mới biết được .

-  Bị thương có nặng không.

-  Nói là nặng cũng được, mà nhẹ cũng được, nhưng nói chung mọi việc sẽ không đến nỗi nào.

-  Như vậy là mừng cho Cúc Hoa quá. Hàng tuần Lĩnh sẽ gọi sang nói chuyện cho Cúc Hoa vui.

Thời gian ở Virginia tôi may mắn được gặp gỡ hai họa sĩ tài hoa Đinh Cường và Nguyễn Trọng Khôi. Duyên văn nghệ đã giúp tôi có được mối thân tình với những kỳ hoa dị thảo này. Cả hai đều có  đặc điểm chung là sống hết lòng với nghệ thuật,  bạn bè, và gia đình.  Đinh  Cường  người  nho nhã, hiền hòa, ít nói. Nguyễn Trọng Khôi lịch lãm, hào sảng, và tháo vác. Nhìn những công trình nghệ thuật đồ sộ của họ,  tôi thấy mình nhỏ bé lại.

 

Riêng Nguyễn Trọng Khôi có một khả năng rất đặc biệt, thuộc vào loại hiếm có: anh có thể viết nhạc, tự soạn hòa âm cho bản nhạc đó, tự hát như một ca sĩ có đẳng cấp, tự  thu âm, và sau đó tự làm thành đĩa CD hoặc DVD.

 

Đầu tháng tư,  Nguyễn Trọng Khôi từ Boston mang tranh sang Virginia cùng các họa sĩ Đinh Cường và Trương Vũ tổ chức cuộc triển lãm chủ đề Awakening Spring tại Arlington Arts Gallery, sẵn dịp hai anh ghé thăm Cúc Hoa. 

Bước vào nhà, nhìn thấy Cúc Hoa ngồi trên xe lăn, anh Đinh Cường nói ngay:

-  Mấy hôm rồi tôi vẫn cầu nguyện cho Cúc Hoa.

 

Còn Nguyễn Trọng Khôi lấy từ túi xách ra một gói nhỏ :

-  Quà cho Cúc Hoa.

 

Cúc Hoa và tôi không thể tin vào mắt mình. Đây là đĩa DVD bài hát GỬI EM, ĐÀ LẠT, Nguyễn Ngọc Phong hát, Nguyễn Trọng Khôi soạn hòa âm và thu âm, trên đĩa có in hình của Cúc Hoa. Cúc Hoa xúc động đến nghẹn ngào, còn tôi khó có thể diễn tả hết cảm xúc của mình lúc ấy. Tôi thấy có sợi dây tình cảm thiêng liêng nối tấm lòng của những người bạn văn nghệ lại với nhau.  Từ khi nghe tin Cúc Hoa bị nạn đến hôm nay chỉ mới có mười ngày, lại bận rộn với việc chuẩn bị  cho cuộc triển lãm, vậy mà Nguyễn Trọng Khôi và Nguyễn Ngọc Phong làm xong bài hát để tặng Cúc Hoa.

 

Trước ngày Cúc Hoa bị tai nạn một thòi gian ngắn, Cúc Hoa và tôi cùng hàng triệu người trên thế giói đã xúc động về câu chuyện tình của hai bạn trẻ người  Mỹ Chris Medina và Juliana Ramos. Medina, 26 tuổi, sống  Chicago, đính hôn với Ramos vào năm 2007, và lễ cưới dự định sẽ diễn ra hai năm sau. Trước ngày cưới hai tháng, Ramos   không may  bị đụng xe, chấn thương sọ não, không còn nói được, chân tay gần như bị liệt, và trở thành một người tàn phế suốt đời, mọi sinh hoạt của bản thân phải cần đến sự trợ giúp của người khác. Medina vẫn giữ lòng chung thủy với vị hôn thê, tự nguyện làm người chăm sóc thường xuyên (a full-time caretaker) cho Ramos.

 

Những ngày Ramos nằm bệnh viện, Medina  viết ca khúc WHAT HAS BECOME OF ME tặng cho Ramos, trong đó có những ý tưởng đầy xúc cảm: 'Tôi đang dành cho em tất cả những gì tôi cần phải dành cho em… Trong giờ phút đen tối nhất của cuộc đời em, tôi sẽ là ánh sáng cho em ( I’m giving you all I’ve got to give… In your darkest hour, I’ll be your light)".

  

Trường hợp của Cúc Hoa không bi đát như Ramos, nhưng câu chuyện của Medina và Ramos nhắc tôi phải làm một cái gì đó nhiều hơn cho Cúc Hoa.

 

DVD GỬI EM, ĐÀ LẠT mà Nguyễn Trọng Khôi và Nguyễn Ngọc Phong thực hiện là món quà  vô giá dành cho Cúc Hoa vì  Cúc Hoa vốn rất coi trọng các giá trị tinh thần.  Liên tiếp trong nhiều ngày, Cúc Hoa xem đi xem lại DVD GỬI EM, ĐÀ LẠT. Món quà của những người bạn quí làm Cúc Hoa thay đổi rất nhiều:  lên tinh thần và bớt bi quan.

 

Tôi liên lạc với chỗ làm, xin nghỉ vacation một tháng để ở nhà với Cúc Hoa. Theo hướng dẫn của các nhân viên therapists , tôi giúp Cúc Hoa tập therapy. Đưa chân lên, thả chân xuống, Trèo lên giường, xuống khỏi giường. Nhảy cò cò một chân. Tập đi bằng cái walker. Lê lết, mệt nhoài, đớn đau, toát mồ hôi, và cả nước mắt. Bị tật ở chân hay không còn tùy ở sự luyện tập của bệnh nhân. Một đời đã vượt qua bao khó khăn, lần này không thể  bỏ cuộc.  Lại  còn  giấc mơ Đà Lạt nữa. Về  Đà  Lạt  sẽ đi bộ nhiều, đi để tìm lại những kỷ niệm một thời, không đi được thì làm sao thực hiện giấc mơ Đà Lạt? Nhìn những đau đớn của Cúc Hoa khi luyện tập, tôi thấy quá tội nghiệp. Dù hết sức cố gắng  trong hơn bốn tháng, Cúc Hoa vẫn chưa tự đi được mà vẫn phải nhờ vào cái walker. Tôi không ngờ việc khôi phục những bước đi của Cúc Hoa lại khó khăn đến như vậy. Thôi thì tự an ủi, bác sĩ  nói phải mất sáu tháng mà.

 

Cho đến một ngày đầu tháng tám, cả nhà chuẩn bị để hai hôm nữa Thuần từ New Orleans sang chơi thì phép lạ đã xảy ra. Buổi sáng thức giấc, Cúc Hoa xuống khỏi giường, thử đứng lên và bước đi thì bỗng dưng đi được. Một bước, rồi hai bước, rồi những bước tiếp theo, rất chậm, nhưng không cần đến cái walker. Thử đi lên cầu thang thì cũng đi được. Quả là một ngày đáng nhớ.  Cúc Hoa  đã tìm lại những bước đi của mình.Không biết đã đến lúc đi được, hay vì niềm vui gặp lại người bạn thân sau hơn ba mươi năm xa cách đã làm cho Cúc Hoa tăng thêm sức mạnh. Có thể là cả hai.

 

Cô út Quỳnh Anh và tôi được giao nhiệm vụ ra phi trường Dulles  đón Thuần. Máy bay đến đúng giờ. Tôi dễ dàng nhận ra Thuần trong đám đông hành khách vì Thuần không thay đổi bao nhiêu Vẫn đẹp và có phần trẻ hơn so với tuổi tác.

 

Thuần đi nhanh đến chỗ tôi:

 

-  Anh Hoàng phải không?

-  Trông Thuần không khác hồi xưa bao nhiêu.

-  Hơn ba mươi năm rồi còn gì. Cúc Hoa đỡ chưa?

-  Đỡ nhiều rồi. Gặp Thuần chắc sẽ đỡ hơn.

 

Gặp lại Thuần là điều Cúc Hoa mơ ước trong nhiều năm . Những ngày Thuần ở lại là những ngày vui bất tận. Thôi thì nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.  Các con tôi, vốn rất quí trọng bạn bè của bố mẹ,  sắp xếp công việc để vui với Thuần, làm các món ăn  Việt Nam  đãi Thuần, đưa Thuần đi thăm những nơi cần viếng thăm như Thủ Đô Washington, DC và Khu Thương Mại Eden của người Việt Nam ở Virginia.

 

Sự có mặt của Thuần làm Cúc Hoa mạnh mẽ hẳn lên, bước chân nhanh hơn, và tác động khá mạnh đến tinh thần của Cúc Hoa. Sau ngày chia tay với Thuần, Cúc Hoa siêng năng luyện tập , bước đi tiến bộ thấy rõ.

 

3.

 

Tai nạn xảy ra vào cuối mùa đông. Bây giờ là đầu thu. Những hàng cây hai bên đường bắt đầu ngã sang màu vàng. Nhiệt độ dịu dần. Cúc Hoa đã có thể đi lại gần như bình thường.

 

-  Anh ơi. Tối nay anh đi bộ với em nghe.

-  Em muốn đi bộ ngoài trời?

-  Ừ, đi bộ ngoài trời. Mùa thu rồi mà.

 

Mùa thu rồi mà. Mùa thu năm ấy bên thềm lá bay. Bàn tay nắm chặt bàn tay. Dìu nhau qua những tháng ngày gian nan. Chúng tôi chầm chậm đi  bên nhau dọc theo những con đường quanh khu nhà chúng tôi đang ở. Đây là lần đầu tiên kể từ cái ngày định mệnh ấy Cúc Hoa có thể đi bộ ngoài trời trên một đoạn đường khá xa. Nhà chúng tôi ở đường Ngựa Ô và đêm nay Cúc Hoa đã có thể đi bộ đến tận hồ Thạch Thảo.

 

-  Em như vừa sống lại. Bao giờ mình đi Đà Lạt hả anh?

-  Ba tháng nữa thì mình sẽ đi.

-  Anh biết em mơ gì không?

-  Mơ gì?

-  Khi vừa đến Đà Lạt, mình kiếm một chiếc xe chạy về đường Hai Bà Trưng để em nhìn căn nhà nơi em sinh ra và lớn lên.

-  Sau đó?

 

- Sau đó  đến đường Bùi Thị Xuân, ngang qua chỗ của quán Lục Huyền Cầm ngày xưa, nơi đã đưa anh đến với cuộc đời em.

-  Tiếp theo?

-  Vào cà phê Tùng, anh uống một ly cà phê đen, em uống một ly đá chanh.

-  Xong rồi đi đâu?

-  Xuống chỗ Cầu Ông Đạo, ghé Thủy Tạ uống thêm một cái gì đó. Có thể anh uống một ly rượu mạnh, còn em sẽ uống một ly cà phê sữa.

-  Rồi thì đi đâu nữa?

-  Rồi thì đi đâu cũng được, miễn là Đà Lạt.

 

Trời đông bắc đêm nay đẹp lạ lùng, và bên tôi Cúc Hoa đang mơ cùng tôi giấc mơ Đà Lạt.

 

Virginia, October 2011

Phạm Cao Hoàng

Ca khúc GỬI EM, ĐÀ LẠT

 

VỀ CHỐN CŨ

 

1.

 

Chuyến đi chỉ có ba tuần mà chúng tôi phải chuẩn bị  đến gần ba tháng.  Có  nhiều  thứ  để chuẩn bị  nhưng quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của Cúc Hoa. Cúc Hoa dành nhiều thời gian để tập đi bộ và leo dốc.  Kết quả  chụp X-ray trong lần tái  khám sau cùng cho thấy chỗ xương bị rạn đã lành hẳn. Bước đi chưa nhanh nhưng đã lấy lại được sự thăng bằng cần thiết.  Như vậy là có thể an tâm lên đường. Ngày nào chúng tôi cũng  bàn với nhau về những thứ cần mang theo, những nơi cần phải đến, những người cần phải thăm. Hơn mười năm rồi. Nhớ từng con đường, từng góc phố, từng khuôn mặt thân thương. 

 

Đêm trước ngày lên đường, chúng tôi thức trắng. Cả nhà rộn ràng như đêm giao thừa. Sau những tháng năm chờ đợi, hôm nay chúng tôi trở lại quê nhà.

 

Chúng  tôi  đi  máy  bay  của  hãng hàng không Korean Air, lộ trình Virginia – Seoul và  Seoul – Sài Gòn.  Từ Virginia đến Seoul mất 13 tiếng  và từ  Seoul về Sài Gòn thêm 5 tiếng nữa. Korean Air để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vì đội ngũ tiếp viên rất  lịch sự và chu đáo. Đường xa tưởng là mệt lắm nhưng chẳng mệt gì cả. Định lên máy bay sẽ ngủ bù nhưng rồi cũng không ngủ được. Cứ dán mắt vào màn hình trước mặt theo dõi lộ trình chuyến bay xem đã  đến đâu, còn bao lâu nữa thì tới. Khoảng cách cứ thu lại dần, cho đến khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Incheon, Nam Hàn, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm. Đoạn đường xa nhất đã vượt qua. Còn 5 tiếng nữa thôi, sắp về tới  nhà rồi.

 

9.1.2012, gần nửa đêm, chúng tôi về tới Tân Sơn Nhất. Làm thủ tục nhập cảnh xong, chúng tôi tìm đến chỗ nhận hành lý. Đồ đạc chúng tôi mang theo khá nhiều nên cũng hơi lo không biết có cái nào bị thất lạc hay không. May quá, không có cái nào bị thất lạc. Chúng tôi nghỉ qua đêm tại một khách sạn nhỏ ở Sài Gòn và chiều hôm sau  đã có mặt ở Tuy Hòa.

 

Tuy Hòa là một thành phố biển nằm giữa Nha Trang và Qui Nhơn, nơi tôi sống suốt thời gian theo học bậc trung học. Rời phi trường Đông Tác, chúng tôi đi nhanh một vòng trong thành phố. Tôi muốn thấy lại chiếc cầu 21 nhịp mà hồi đó tôi gọi là những nhịp cầu đen buồn bã. Tôi muốn nhìn lại ngôi trường Nguyễn Huệ, nơi đầy ắp những kỷ niệm của tuổi học trò.

 

Chúng tôi chỉ có một tuần ở Tuy Hòa. Tôi dành hết khoảng thời gian này để về Phú Thứ thăm mồ mả ông bà, thắp mấy nén nhang cho cha mẹ tôi và ở lại trong căn nhà thời thơ ấu. Xe chạy về Phú Thứ trên con đường quen thuộc dọc theo mương dẫn thủy của đập Đồng Cam, dọc theo những cánh đồng thơm ngát mùi hương của đất.

 

mùi hương của đất làm con nhớ

những giọt mồ hôi, những nhọc nhằn

cha đã vì con mà nhỏ xuống

cho giấc mơ đời con thêm xanh

 

mùi hương của đất làm con tiếc

những ngày hoa mộng, thuở bình yên

nồi cá rô thơm mùa lúa mới

và tiếng cười vui của mẹ hiền

 

Tôi mơ hồ thấy bóng cha tôi đang cúi xuống trên đồng ruộng,  mồ hôi nhễ nhại,  thấy bóng mẹ tôi thấp thoáng sau bếp,  loay hoay chuẩn bị bữa cơm chiều.

 

Cũng như nhiều gia đình  ở miền nam, sau 1975 anh em tôi sống tản mác  nhiều nơi, người sang Pháp, người qua Mỹ, người ở lại quê nhà. Chị Ba, chị Bốn, Tâm và Bảo là những người ở lại.  Suốt những ngày ở đó, mấy chị em cứ quấn quít bên nhau. Chúng tôi có những bữa ăn nơi chiếc bàn mà ngày xưa cả nhà thường quây quần trong bữa cơm chiều. Chúng tôi có những buổi tối ngồi trước hiên nhà chuyện vãn đến hai ba giờ sáng.

 

Tôi ra dòng sông Ba phía sau nhà, ngồi bên bờ sông mà lòng bồi hồi xúc động. Dù sao tôi vẫn còn may mắn có một quê nhà  để mà trở lại, có một dòng sông để ngồi nhớ tuổi thơ mình.

 

Không về thì thôi, đã về thì phải gặp người này một chút, người kia một chút cho vui. Đất lề quê thói mà. Do vậy, Bảo đưa tôi đi chào hỏi bà con. Trời mưa lai rai cả ngày nhưng đi thì cứ phải đi. Phước Bình, Phước Mỹ, Phú Nhiêu, Hòa Mỹ, Phú Thứ, Mỹ Lệ… Bà con nội ngoại chằng chịt, thật tình tôi không nhớ hết. Tôi đùa với Bảo, “ Chú đưa  đi đâu thì anh đi đó, bảo chào ai thì anh chào”.

 

Một tuần qua thật nhanh. Chưa kịp gì cả thì lại đến ngày phải ra đi. Không biết đây là lần thứ mấy tôi phải từ giã nơi này.  Cứ mỗi lần ra đi, tôi lại nhớ đến đôi mắt của mẹ tôi. Lần nào cũng vậy,  bà cứ cầm lấy bàn tay tôi,  “Đi đâu thì đi, nhưng lâu lâu nhớ về nghe con”. Ngày cuối cùng, tôi cứ nhìn đi nhìn lại căn nhà thời thơ ấu của mình, nhìn đi nhìn lại khuôn mặt của những người thân yêu trong gia đình. Chỉ lát nữa đây thôi, tất cả chỉ còn trong trí nhớ, chưa biết bao giờ mới gặp lại nhau. 

 

 

2.

 

Trở lại Sài Gòn, chúng tôi có một đêm dành riêng cho nhóm bạn cũ ở Đà Lạt: Trần Minh Triền, Lan Khanh, Phan Bá Chức, Duy Thoán, Hồng Nam, Nguyễn Khắc Nhượng. Thời ở Đà Lạt, chúng tôi sinh hoạt chung trong ca đoàn TIẾNG NÓI, và Phan Bá Chức là linh hồn của ca đoàn. Ngoài hai mươi tuổi, Chức đã có thể dàn dựng và điều khiển những bản hợp xướng lớn như TRƯỜNG CA SÔNG LÔ, KHÚC HÁT SÔNG THAO… với hàng trăm người hát.  Chúng  tôi  gọi Chức là tự điển nhạc vì Chức thuộc và nhớ nhạc và lời của rất nhiều bài hát. Nhớ đến mức đáng ngạc nhiên. Chức có thói quen khi hát cứ nhắm nghiền mắt lại, thả hồn theo dòng nhạc.

 

Lâu lắm rồi mới được nghe lại giọng hát của các bạn tôi. NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI, TÌNH QUÊ, TÌNH HOÀI HƯƠNG… Tiếng hát của các bạn làm tôi nhớ vô cùng những ngày tháng cũ. Nhớ những đêm lang thang ngoài khu Hòa Bình với Nhượng, ấm lòng với một ly sữa đậu nành. Nhớ những tối ở nhà Chức Lĩnh nghe Chức hát những ca khúc trong tập  BẦY CHIM XƯA ĐÃ TRỞ VỀ. Nhớ những sớm sương mù quyện với khói cà phê ở  nhà Triền Khanh, Đơn Dương.

 

Chức hát tặng Cúc Hoa bài ĐỒI THÔNG của Y Vân. Đây là bài

hát Hoa rất thích.

 

ngồi trên đồi vắng, bên gốc cây thông già

nhìn  theo  dòng  suối  trôi dưới chân đồi…

ôi ngày xưa ấy đã qua

tôi nhìn thơ ấu ra đi

như nhìn ai đó xa lạ

một ngày một vắng…

mịt mờ…

 

Nhượng đọc một bài thơ Nhượng viết năm 1973 khi xuống thăm tôi ở Trạm Hành, Đơn Dương. Ngày xưa, đi xe lửa từ Phan Rang lên Đà Lạt, hành khách phải qua nhiều trạm, trong đó có Trạm Hành, nằm ở phía trên Đơn Dương một chút. Bài thơ làm tôi nhớ Trạm Hành với rừng tiếp rừng, với một trời sương trắng phủ mùa đông, với những bông  quì vàng nở rộ khi tháng chạp về, và hình ảnh chị Tư cùng bạn bè tôi trong những lần tìm đến chốn này.

 

Một đêm hội ngộ tuyệt vời. Tôi thật sự xúc động khi được sống lại những giây phút êm đềm của âm nhạc, thi ca, và tình bạn.

 

 

3.

 

Hôm sau,chúng tôi về Đà Lạt bằng máy bay  của Vietnam Airlines, chuyến 7 giờ sáng. Nôn nao với chuyến đi nên mới 5 giờ sáng chúng tôi đã  có mặt ngoài phi trường.

 

16.1.2012, 8 giờ sáng,  chúng tôi về tới phi trường Liên Khương.   Đà Lạt hiện dần ra trước mắt: Thác Prenn, cây xăng Kim Cúc, hồ Xuân Hương. khu Hòa Bình… Cúc Hoa nắm chặt bàn tay tôi, ngơ ngác nhìn cảnh vật hai bên đường.

 

Đầu tiên chúng tôi về thăm căn nhà của gia đình  Hoa ở đường Hai Bà Trưng. Cúc Hoa vào lạy bàn thờ ông bà, lững thững ra đứng ngẩn ngơ trước cổng, rồi lại trở vào nhìn dòng suối nhỏ ở phía sau nhà. Căn nhà cũ đã phá đi và xây dựng lại. Khung cảnh khác rất nhiều nhưng có một thứ vẫn còn nguyên vẹn: bức tranh sơn dầu vẽ một chậu hoa, hồi xưa treo ở phòng khách. Mọi người trong gia đình rất quí bức tranh này, vốn được vẽ trong thời chiến tranh, do một người lính hải quân Mỹ vẽ và tặng cho anh Quang Mỹ, người anh cả của Hoa.

 

Các  em  của  Hoa - Hương  và Tùng -  đưa chúng  tôi  và  Ánh, Trung  đi thăm  mộ người thân.  Tội  nghiệp  cho  Hoa:  muốn thắp  cho cha mẹ mình một nén nhang nhưng không biết thắp ở đâu. Cha mẹ Hoa đều qua đời ở Mỹ. Nhiều người Việt ở Mỹ  được hỏa táng sau khi chết, tro được rải xuống Đại Tây Dương, hy vọng rằng một ngày nào đó xác thân sẽ trôi giạt về Thái Bình Dương, tìm về chốn cũ. 

 

Buổi chiều, chúng tôi  ra đường Võ Tánh, bây giờ là đường Bùi Thị Xuân, đến chỗ quán Lục Huyền Cầm ngày xưa, tiện thể ghé thăm Kim Huê luôn. Nhà cửa bây giờ kín mít suốt dọc con đường nhưng chúng tôi vẫn có thể nhận ra vị trí của quán một cách dễ dàng.

 

Chúng tôi đi qua đi lại mấy lần, bồi hồi nhớ lại đêm thơ nhạc đã đưa chúng tôi đến với nhau. Hồi đó, Lê Uyên – Phương là một hình ảnh rất lý tưởng đối với  tuổi trẻ chúng tôi. Còn gì đẹp và lãng mạn hơn khi Phương đàn và Lê Uyên hát những ca khúc của Phương trong không gian mờ ảo của Lục Huyền Cầm và trong khi hát họ cứ  đắm đuối nhìn nhau. Tôi mê nhất là những lúc họ nhìn nhau.

 

Hôm ấy,  Cúc Hoa  đến Lục Huyền Cầm dự đêm thơ nhạc theo lời mời của tôi.  Sau khi kết thúc, tôi đưa Hoa về. Trên đường về, chúng tôi đi bộ vòng qua Khu Hòa Bình, ghé lại chỗ đường Đoàn Thị Điểm ăn nhẹ một chút rồi chia tay. Kể từ hôm đó, Cúc Hoa đi bên cạnh cuộc đời tôi cho đến bây giờ.

 

Chúng tôi đi bộ dọc theo đường Hàm Nghi, ghé  cà phê Tùng. Hồi đó, nếu đi với bạn bè, chúng tôi đến quán Domino ở đường Phan Bội Châu, còn đi với Cúc Hoa thì vào cà phê Tùng hoặc Thủy Tạ. Cà phê Tùng ngon nổi tiếng, và đá chanh thì tuyệt, pha bằng một loại chanh có mùi thơm rất đặc biệt. Bây giờ loại chanh  ấy không còn. Chúng tôi vào, lặng lẽ ngồi vào chỗ ngày xưa chúng tôi vẫn thường ngồi, gọi hai thứ mà hồi đó chúng tôi thường  gọi.  Ở chỗ ngồi này, chúng tôi  đã có  những giây phút tuyệt  vời  thuở  mới quen nhau.   Những chiếc ghế da dọc theo tường vẫn còn đó nhưng tiếng hát Christophe thì không còn. Christophe, ca sĩ người Pháp, một thời làm tuổi trẻ chúng  tôi   ngây ngất  với Main dans la main, Aline, Mal, Maman, Je suis parti, Oh mon amour… bây giờ cũng đã thành dĩ vãng. Biết chúng tôi là những người đi tìm kỷ niệm, anh Thông - chủ nhân cà phê Tùng - ân cần tiếp chuyện, hướng dẫn nên chụp hình ở góc nào, kể cho nghe những bước thăng trầm của quán, nhất là  giai đoạn sau 1975.

 

Rời cà phê Tùng, chúng tôi tiếp tục thả bộ ra hồ Xuân Hương, ngồi bên bờ hồ, nhìn sang cầu Ông Đạo... Buổi chiều thật êm đềm với một chút sương mù đang nhẹ nhàng phủ xuống. Lòng chúng tôi cũng nhẹ nhàng như khói sương kia. Đây là những phút giây hiếm hoi trong đời sống chúng tôi nhiều năm qua.

 

Khi chúng tôi ghé vào Thủy Tạ thì bên ngoài trời đã tối hẳn. Trời không lạnh lắm.  Chúng tôi  chọn  một chiếc bàn cạnh lan can nhìn xuống mặt hồ. Hồi ấy chúng  tôi  thường lang thang trên Đồi Cù, đi dọc theo  hồ Xuân Hương, rồi ghé vào đây.  Thủy Tạ bây giờ không khác hồi xưa bao nhiêu. Tôi gọi cho mình một ly Hennessy và một ly cà phê sữa cho Cúc Hoa. Đây là chỗ dừng chân cuối cùng trong ngày nên chúng tôi ở lại lâu hơn.

 

Một ngày thật trọn vẹn với chúng tôi khi trở về Đà Lạt. 

 

Từ Virginia, Thiên Kim, Anh Kim, Quỳnh Anh vẫn theo dõi chuyến đi của chúng tôi,  gọi điện thoại về hỏi han mọi chuyện.

-   Ba má đang ở đâu?

-   Đang ở ngoài đường.

-   Ba má đã đến những chỗ cần phải đến chưa?

-   Đến rồi.

-   Má sao rồi?

-   Má rất vui và khỏe.

-   Ba má gặp cô Kim Huê chưa?

-   Gặp rồi.

-   Tìm cô Huê có dễ không?

-   Cũng không khó lắm.

Kim Huê là bạn thân của Cúc Hoa hồi còn đi học. Nhà Huê ở gần quán Lục Huyền Cầm. Ngoài Thuần ra, Huê là người biết nhiều về những kỷ niệm của chúng tôi. Sau 1975, Huê vượt biên sang Mỹ, tìm gặp lại người yêu đã sang trước bên đó. Hai người kết hôn và có với nhau ba đứa con. Khi chúng tôi mới đến Mỹ, vợ chồng Huê đã có một cuộc sống khá ổn định, làm chủ hai nhà hàng ở California. Thấy chúng tôi chân ướt chân ráo, còn lúng túng về công ăn việc làm nơi xứ lạ quê người, Huê ngỏ ý muốn giúp đỡ, nói cứ sang Cali rồi Huê sẽ lo liệu mọi việc cho.

 

Kim Huê mua vé máy bay gửi cho chúng tôi nhưng đúng vào ngày lên đường sang Cali thì xảy ra vụ khủng bố September 11. Chuyến bay bị hoãn lại và chúng tôi không thể đến Cali  như dự định. Sau đó chúng tôi tìm được việc làm ở Seattle nên thôi không sang chỗ Huê nữa nhưng vẫn nhớ mãi tấm lòng của Huê dành cho chúng tôi trong lúc khó khăn.

 

Một  thời gian sau Huê thường gọi điện thoại cho Hoa  tâm  sự rằng cuộc sống gia đình bắt đầu sóng gió. Tưởng mọi chuyện rồi sẽ qua, không ngờ tình hình càng ngày càng tồi tệ hơn dẫn đến việc  hai  người  phải  chia tay.  Huê  buồn rầu và lâm bệnh nặng, không còn khả năng tự chăm sóc mình. Gia đình  Huê phải đưa Huê về Đà Lạt để chăm sóc. Nhiều lần Cúc Hoa gọi về  thăm Huê nhưng không trò chuyện được vì Huê đã mất khả năng giao tiếp.

 

Khi chúng tôi vào, Huê chỉ ngồi im lặng, khuôn mặt ngơ ngác, thất thần, hoàn toàn không bộc lộ cảm xúc, không mừng rỡ khi gặp lại người quen. Hỏi người thân thì mới biết Huê sống một đời sống gần như thực vật.

 

Trang, cháu của Huê, hỏi:

-  Cô Huê ơi, có nhớ ai đây không?

 

Khó khăn lắm Huê mới ú ớ được một tiếng:

-  Hoa.

 

Trang hỏi tiếp:

-  Hoa nào? Ở đâu?

 

Một lần nữa, hết sức cố gắng, Huê nói:

-  Hai Bà Trưng.

 

Cầm tay Huê, Cúc Hoa khóc, “Sao lại như thế này, Huê ơi!”.

 

Ngày xưa, Huê cũng một thời áo trắng Bùi Thị Xuân cùng với Thúy Nga, với Thuần, với Cúc Hoa, và một thời lãng mạn cùng núi đồi Đà Lạt. Huê đã có một mối tình thật đẹp, vượt đại dương, đạp sóng dữ,  liều  chết  để tìm lại người yêu của mình. Không ngờ mọi thứ lại kết thúc với Huê một cách buồn thảm như thế này. Chúng tôi gửi một chút quà cho Huê, góp một phần rất nhỏ cùng gia đình chăm sóc Huê, và tự nhủ lòng sẽ còn trở lại với Huê nhiều lần nữa.

 

Ngày tiếp theo, chúng tôi xuống Đức Trọng thăm chị Tám, người  đã cưu mang chúng tôi trong những năm chúng tôi bắt đầu cuộc sống hôn nhân.

 

Hồi ấy, chị Tám và năm đứa con còn trong độ tuổi đi học sống trong một căn nhà không lớn lắm. Chồng chị chết sớm và chị ở vậy nuôi con. Chị hiền lành, phúc hậu, và tốt bụng vô cùng. Chị ngăn vách làm một chỗ ở cho Cúc Hoa và tôi, có bếp và lối đi riêng. Chị không cho chúng tôi đóng góp bất cứ khoản tiền bạc nào trong suốt những năm tháng ở đó. Chị giúp chúng tôi có thêm việc làm, dành dụm để sau này có thể mua  nhà.  Sáu năm sau, chúng tôi mua được căn nhà đầu tiên của mình.

 

Người xưa nói “Ở hiền gặp lành” nhưng chị Tám ở hiền mà không gặp lành. Cách đây gần 20 năm, trong  một lần thăm bà con ở Bình Thuận, xe đò bị lật. Chị  gãy cột sống và từ đó đến nay hai chân bị liệt, phải di chuyển bằng xe lăn. Nhiều năm qua chúng tôi vẫn mong có một lần gặp lại chị. Tội nghiệp chị, gần hai mươi năm phải ngồi một chỗ, đau khổ biết chừng nào.

 

Chúng tôi muốn dành cho chị một sự bất ngờ nên không báo trước. Vừa bước vào nhà, chị nhận ra ngay, trố mắt nhìn rồi bật khóc, “Hai em về hồi nào?  Chị không ngờ có ngày gặp lại hai em”. Chị hỏi thăm rất nhiều về Thiên Kim, vì Thiên Kim lớn lên trong căn nhà của chị. Nhìn chị ngồi trên xe lăn thấy thương chị quá. Tôi ước gì  có một phép màu làm cho đôi chân của chị bình thường trở lại. Nhớ lại tai nạn đã xảy ra cho Cúc Hoa hồi tháng ba năm ngoái, tôi nghĩ mình vẫn còn may mắn. Từ sự may mắn đó, chúng tôi thấy mình cần phải chia sẻ nhiều hơn  những bất hạnh của người khác, nhất là bạn bè và người thân của mình. Chia tay chị mà lòng buồn vời vợi. Lên xe rồi vẫn ngoái đầu nhìn lại. Chị ngồi trên xe lăn, vẫy tay, nước mắt lưng tròng.

 

Những ngày tiếp theo, chúng tôi tiếp tục lang thang  cùng khói cùng sương cùng núi đồi Đà Lạt. Ngày của chúng tôi bắt đầu bằng chỗ ngồi ở cà phê Tùng, sau đó vòng xuống bờ hồ, rồi tiếp tục đi. Đi đâu cũng được, miễn là Đà Lạt.

 

Chúng tôi tìm đến những con đường mà hồi đó có nhiều kỷ niệm: Duy Tân, Minh Mạng, Yersin, Phan Đình Phùng… Phan Đình Phùng là con đường chúng tôi nhớ nhiều nhất. Đường này song song với đường Hai Bà Trưng. Từ nhà Cúc Hoa  sang đây có một lối đi tắt rất gần, và tôi thường đón Cúc Hoa ở đó. 

 

Chúng tôi chỉ có một tuần ở Đà Lạt nên  Đà Lạt rất gần mà cũng rất xa. Chúng tôi nâng niu từng ngày còn lại, cứ sợ ngày sẽ qua mau. Chúng tôi đi bộ nhiều,  lên những bậc tam cấp rất cao  nhưng   Cúc Hoa  không thấy mệt,  dấu hiệu  cho thấy sức khỏe đã khá ổn định. Đây là điều tôi mừng nhất. Chúng tôi đã tìm lại được những thứ cần phải tìm, đi được những nơi cần phải đi, đến được những nơi cần phải đến, thăm được những người cần phải thăm.

 

Giờ thì đã đến lúc phải chia tay  Đà Lạt. Chia tay những con đường in dấu chân xưa . Chia tay rừng thông và cỏ cây sương khói. Chia tay mây trời và  gió núi Langbiang. Mong bình yên đến với Kim Huê và những người ở lại.  Mong một ngày về dù chưa biết khi nào.

 

Xe xuống đèo Prenn. Đà Lạt lùi dần về phía sau. Trong tôi bồi hồi một cảm xúc buồn vui lẫn lộn, còn  Cúc Hoa thì mơ màng nhìn qua cửa xe, mắt đỏ hoe. Chợt nhớ hai câu thơ của Trần Hoài Thư.

 

khi về biết chở gì theo.

chở theo vạt nắng trên đèo vào xe

 

Ừ, thì chở theo chút nắng vàng của Đà Lạt về nơi viễn xứ, sưởi ấm lòng mình trong những ngày tháng tha phương…./.

 

2012

Phạm Cao Hoàng
Ghi chú: tên của các nhân vật trong truyện là tên thật.