Plainfield – New Jersey. Một buổi triển lãm bỏ túi nhằm giới thiệu tạp chí Thư Quán Bản Thảo, tủ sách Di Sản Văn Chương miền Nam và nhà xuất bản Thư Ấn Quán được tổ chức tại tòa sọan Thư Quán Bản Thảo tọa lạc tại thành phố Plainfield, tiểu bang New Jersey vào chiều Chủ Nhật 7 tháng 5 năm 2017 nhân dịp một số anh chị em và thân hữu đến tiểu bang New Jersey thăm tòa soạn Thư Quán Bản Thảo và chị Nguyễn Ngọc Yến – một thành viên cột trụ của tạp chí – bị trọng bệnh phải nằm trong nursing home cả hai năm nay.
Cuộc
họp mặt qui tụ một số thân hữu từ tiểu bang xa: Phạm Văn Nhàn
(Texas), Tô thẩm Huy (Texas), Cái Trọng Ty (Texas), Phạm Trường Lưu
(Connecticut), Phạm Cao Hoàng (Virginia), Lãm Thúy (Maryland).
Cái
Trọng Ty – Tô Thẩm Huy – Phạm Văn Nhàn – Lãm Thúy
Ảnh
PCH – New Jersey, May 7, 2017
Phạm Trường Lưu
Ảnh
PCH – New Jersey, May 7, 2017
Mở đầu, nhà văn Trần Hoài
Thư chào mừng các anh chị có mặt và thay mặt chị Nguyễn Ngọc Yến, cám ơn sự ưu
ái của các anh chị em thân hữu .
Tiếp đến anh nói về sự hình thành và phát triển của tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Đứng trước kệ ngăn với hàng trăm đầu sách báo do Thư Ấn Quán và Tủ sách Di Sản Văn chương miền Nam xuất bản, anh cho biếr tạp chí Thư Quán Bản Thảo ra đời cách 16 năm, đúng vào lúc xảy ra thảm kịch 911 tại New York. Cầm cuốn báo đầu tiên với 80 trang và khổ chữ 8.5 anh kể: “Khi tập báo này ra đời thì bên ngoài nhà, thấy bụi khói mù mịt từ phía New York bay đến mù mịt”. Rồi anh lấy tập Thư Quán Bản Thảo số mới nhất là số 74 chủ đề nguyệt san Tình Thương . với 270 trang, khổ chữ 11.5, anh cho biếtTạp chí Thư Quán Bản Thảo càng lúc càng lớn mạnh, có số quá 300 trang, nhưng trung bình vào khoảng 250 trang, với những chủ đề rất gai góc, đòi hỏi sự sưu tập rất công phu, sự khảo cứu phải thận trọng và nghiêm túc. Chủ trương của tạp chí là vực dậy di sản văn chương miền Nam, nhất là những tác giả hay tạp chí có tầm vóc mà trước 75 ít được hay không được nhắc nhở nhu Nguyễn Thị Thanh Sâm, Hoàng Ngọc Hiển, Phùng Thăng hay nguyệt san Tình Thương của Sinh viên Y khoa Saigon. Tạp chí ra đều dăn, càng ngày càng có nhiều độc giả, được phổ biến rộng rãi từ ngoài nước đến trong nước. Anh nói về những buổi lái xe đi sưu tập văn liệu tại các thư viện như Cornell hay Yale. Anh nhắc đến công lao rất to lớn của chị Nguyễn Ngọc Yến đã giúp anh làm tài xế, hay giúp tòa sọan trong việc gởi báo dán tem, hay cùng anh đi mua giấy bán sale… Mỗi cuốn báo hay mỗi tác phẩm trên kệ ngăn này, theo anh, đều có ít nhiều công sức của chị Nguyễn Ngọc Yến… Anh cũng không quên kể đến hai bộ sách đổ sộ là bộ thơ miền Nam gồm 5 tập tổng cọng khỏang 3500 trang, bộ văn miền Nam 4 tập tổng khỏang 2400 trang. Anh nói về việc thực hiện bằng sự biết ơn đến một số thân hữu đã giúp anh trong việc đánh máy, dò lỗi chính tả, sưu tập, và – bằng một giọng rất xúc động – anh dọc hai câu thơ của anh: Lão ngồi khâu di sản/ Kim đâm mà không hay để giải thích lý do tại sao anh có thể khâu đóng tự tay mình những bộ sách đồ sộ như vậy.
Tiếp đến anh nói về sự hình thành và phát triển của tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Đứng trước kệ ngăn với hàng trăm đầu sách báo do Thư Ấn Quán và Tủ sách Di Sản Văn chương miền Nam xuất bản, anh cho biếr tạp chí Thư Quán Bản Thảo ra đời cách 16 năm, đúng vào lúc xảy ra thảm kịch 911 tại New York. Cầm cuốn báo đầu tiên với 80 trang và khổ chữ 8.5 anh kể: “Khi tập báo này ra đời thì bên ngoài nhà, thấy bụi khói mù mịt từ phía New York bay đến mù mịt”. Rồi anh lấy tập Thư Quán Bản Thảo số mới nhất là số 74 chủ đề nguyệt san Tình Thương . với 270 trang, khổ chữ 11.5, anh cho biếtTạp chí Thư Quán Bản Thảo càng lúc càng lớn mạnh, có số quá 300 trang, nhưng trung bình vào khoảng 250 trang, với những chủ đề rất gai góc, đòi hỏi sự sưu tập rất công phu, sự khảo cứu phải thận trọng và nghiêm túc. Chủ trương của tạp chí là vực dậy di sản văn chương miền Nam, nhất là những tác giả hay tạp chí có tầm vóc mà trước 75 ít được hay không được nhắc nhở nhu Nguyễn Thị Thanh Sâm, Hoàng Ngọc Hiển, Phùng Thăng hay nguyệt san Tình Thương của Sinh viên Y khoa Saigon. Tạp chí ra đều dăn, càng ngày càng có nhiều độc giả, được phổ biến rộng rãi từ ngoài nước đến trong nước. Anh nói về những buổi lái xe đi sưu tập văn liệu tại các thư viện như Cornell hay Yale. Anh nhắc đến công lao rất to lớn của chị Nguyễn Ngọc Yến đã giúp anh làm tài xế, hay giúp tòa sọan trong việc gởi báo dán tem, hay cùng anh đi mua giấy bán sale… Mỗi cuốn báo hay mỗi tác phẩm trên kệ ngăn này, theo anh, đều có ít nhiều công sức của chị Nguyễn Ngọc Yến… Anh cũng không quên kể đến hai bộ sách đổ sộ là bộ thơ miền Nam gồm 5 tập tổng cọng khỏang 3500 trang, bộ văn miền Nam 4 tập tổng khỏang 2400 trang. Anh nói về việc thực hiện bằng sự biết ơn đến một số thân hữu đã giúp anh trong việc đánh máy, dò lỗi chính tả, sưu tập, và – bằng một giọng rất xúc động – anh dọc hai câu thơ của anh: Lão ngồi khâu di sản/ Kim đâm mà không hay để giải thích lý do tại sao anh có thể khâu đóng tự tay mình những bộ sách đồ sộ như vậy.
Sau phần đón chào các thân
hữu có mặt và giới thiệu về tạp chí TQBT là phần ký tặng sách báo do
Thư Ấn Quán xuất bản. Các tác phẩm này gồm:
-Thơ tình miền Nam dày
750 trang, hard cover, tái bản vào tháng 4 - 2017
- Thi phẩm Bi
Khúc của Lê văn Trung
- Thời Tâp : số báo cuối cùng bị bức tử theo miền Nam
- Văn: Số
báo cuối cùng bị bức tử theo miền Nam
Trần Hoài Thư đang thuyết trình
Ảnh PCH – New Jersey, May 7, 2017
Trần Hoài Thư đang ký sách tặng
Ảnh PCH – New Jersey, May 7, 2017
Phần
hai là phần hướng dẫn thân hữu xuống dưới hầm nhà – nơi in ấn các tác phẩm của
nhà xuất bản Thư Ấn Quán. Anh nói về những sáng kiến giúp tự động hóa công
việc, sự áp dụng điện toán và toán học trong việc in ấn hầu giúp công
việc in ấn nhanh lẹ hơn…
Trần Hoài Thư - Tô Thẩm Huy
Ảnh PCH – New Jersey, May 7, 2017
Buổi
sinh họat chấm dứt sau một tiếng đồng hồ.
Sau
đó, mọi người lên xe đến Nursing home, Dù số lượng người rất khiêm nhường
nhưng tình cảm dành cho chị Nguyễn Ngọc Yến – một cánh tay góp phần
rất đắc lực trong việc thức hiện cơ sở xuất bản, không may bị bệnh trầm kha.
thật quả là thắm thiết.
Theo
anh Trần Hoài Thư, buổi thằm viếng hôm ấy đã làm chị Yên tỉnh sáng một
cách bất ngờ. Đó là hiện tượng kỳ diệu cho những người bị bệnh thần kinh suy
nhược - hậu quả của stroke nặng. (PVN)
Ảnh kỷ niệm phía trước nhà Trần Hoài Thư - nơi thực hiện
Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam & Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo
Ảnh PTL – New Jersey, May 7, 2017