1.
TRỞ VỀ PHÁ TAM GIANG
Phá Tam Giang phá Tam Giang !
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Trời vẫn xanh màu xanh cố cựu
Mây trầm ngâm khói nước miên man
Mười năm dong ruổi mòn đất khách
Về cố hương chiều xế nắng tàn
Bỏ nón, tháo giày, xăn tay áo
Rửa phong trần thẹn với Tam Giang
Kè đá rêu xưa ngâm bến cũ
Còn người đi người đợi đò ngang
Còn xóm chài lưa thưa mành lưới
Còn nhấp nhô thuyền thúng thuyền nan
Không còn người chèo đò năm xưa tóc bạc
Cô lái đò chiều nay trán nhăn
Trừng mắt nhìn ta trách móc :
“Mười mấy năm chú mới về làng !”
Mười mấy năm ? Phải rồi, ta quên mất !
Cái thuở áo cơm trở mặt phũ phàng
Cái thuở áo cơm trở mặt phũ phàng
Điêu đứng năm Mùi ra đi năm Tuất
Ra đi mưu cầu y thực
Trở về nặng trĩu gian nan
Nhớ buổi ra đi thân tình đưa tiễn
Vợ xếp câu thơ chị gói khúc đàn
Đệ tử mươi người tung hô dâng rượu
Thôn nữ vài em gởi gắm gió trăng
Mẹ tóc trắng nhìn theo lặng lẽ
Con tóc xanh hai đứa dùng dằng
Ta mím môi, chỉ Tam Giang thề hẹn
Không là Tương Như mà khí khái dâng tràn
Bước xuồng thuyền nhìn trời cao dõng dạc
Gõ mạn thuyền ngâm khúc Hành phương Nam
Hành phương Nam, hành phương Nam !
Mười mấy năm tấm cám thau vàng
Mười mấy năm tấm cám thau vàng
Thấp cao danh lợi
Chí khí dở dang
Tơi tả bao phen buồn thân thế
Đắng cay mấy bận khiếp hồng nhan
Mưa miền Nam, nắng miền Nam
Trông mây thấp thỏm, nghe gió bàng hoàng
Mười mấy mùa trôi qua không nhớ
Quá đỗi mưa đau
Quá nhiều nắng khổ
Lẽ nào Trời bỏ ta chăng ?
Đọc thơ Nguyễn Bính chua tâm sự
Đọc lại thơ mình thẹn gió trăng
Chén rượu quê người sao mà bạc
Ân tình đất khách lắm đa đoan
Chiều nay về… bên phá Tam Giang
Phía bờ Đông vẫn xóm vẫn làng
Mười mấy năm còn ai trông ngóng
Mười mấy năm mỏi mòn ước vọng
Mẹ có thương con gió bụi lầm than ?
Chị có xót em một đời thất chí ?
Em không buồn ta ?
Sao lòng ta phai nhạt đá vàng !
Phá Tam Giang, ôi phá Tam Giang !
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Chị có xót em một đời thất chí ?
Em không buồn ta ?
Sao lòng ta phai nhạt đá vàng !
Phá Tam Giang, ôi phá Tam Giang !
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Nước vẫn mặn mòi mây quen thuộc
Sao lòng ta sóng gió ly tan
Xin xấu hổ với lời thề ngày trước
“Không công danh bất phục hoàn !”
Xin biết ơn cô lái đò nhân hậu
Còn thương ta mời ta quá giang
Thôi rửa hết phong trần nơi bến nước
Để trở về đứng khóc dưới hương quan !
Năm 1970 tôi được thuyên chuyển về dạy học ở Tuy Hòa. Đây là khoảng thời gian tôi có dịp rong chơi với Phạm Ngọc Lư. Phạm Ngọc Lư quê ở Huế, sau khi tốt nghiệp sư Phạm Qui Nhơn vào năm 1967 anh được phân công về dạy ở Tuy Hòa. Anh thuê chỗ trọ ở đường Nguyễn Huệ và ăn cơm tháng ở tiệm ăn Mỵ Châu Thành. Chỗ anh ở trọ chỉ cách nhà tôi một con đường, chiều nào anh cũng ghé nhà tôi chơi, thân đến mức như người trong nhà. Vì lý do nào đó mà năm ba hôm không thấy anh đến là cha tôi lại hỏi: “Mấy bữa nay sao không thấy Lư ghé chơi?” Sau năm 1975, gia đình tôi tan tác, anh em mỗi người một phương, sau này gặp lại nhau bên Mỹ, mỗi khi nhắc lại bạn bè cũ ở Tuy Hòa, các anh của tôi vẫn nhắc đến Lư. Lư hiền lành, ít nói, và hơi bất cần đời. Anh có biệt tài thổi sáo và rất giỏi chữ Hán vì trước khi vào sư phạm anh học ở Viện Hán Học Huế. Truyện và thơ của anh đều hay, với lối viết sắc sảo, cô đọng và chặt chẽ; đặc biệt trước 1975 truyện của anh xuất hiện đều đặn trên tạp chí Văn ở Sài Gòn – điều mà các cây bút trẻ dạo ấy không dễ gì có được. Cũng như Y Uyên, Bùi Đăng, Mang Viên Long, anh có thời gian dạy học ở vùng nông thôn Phú Yên, trực tiếp chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng của chiến tranh. Anh luôn ưu tư về tinh hình đất nước và phần lớn các sáng tác của anh đều có nội dung tố cáo và lên án tội ác của chiến tranh. Tôi chính thức tham gia vào sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Tuy Hòa từ năm 1970 đến 1972, trong khoảng thời gian đó ngoài Phạm Ngọc Lư tôi thường gặp các anh Trần Huiền Ân, Đỗ Chu Thăng, Mang Viên Long và điều trùng hợp ngẫu nhiên là tất cả đều là giáo chức. Sau năm 1975, vì nhiều lý do khác nhau tất cả đều không còn làm nghề dạy học. Mỗi khi nghĩ đến chuyện các anh không còn đi dạy tôi không khỏi chạnh lòng vì tôi biết rõ các anh rất yêu nghề dạy học. Các anh rơi vào cảnh lỡ thợ lỡ thầy. Trần Huiền Ân chuyển qua làm nghề vẽ pa-nô và bảng hiệu, Đỗ Chu Thăng về quê ở Hòa Mỹ làm ruộng, Mang Viên Long về quê ở Bình Định làm nghề sửa ổ khóa, còn Phạm Ngọc Lư lưu lạc vào Long Khánh, ngồi ờ ngoài chợ bán dừa, bắt đầu đoạn đời lận đận lao đao từ đó. Khi tạp chí Thư Quán Bản Thảo do Trần Hoài Thư và Phạm văn Nhàn chủ trương ra đời, Phạm Ngọc Lư viết khá đều vả gửi bài cộng tác – chủ yếu là thơ, những bài thơ rất buồn, nhưng chỉ một thời gian sau thì anh tuyên bố ngừng viết. Một số email anh gửi tôi cách đây 5 năm cho thấy anh đang trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn, không còn tha thiết gì đến văn chương, nhưng không nói rõ khó khăn gì mà tôi thì không tiện hỏi. Trên các diễn đàn văn học, bài vở cộng tác của anh thưa thớt dần rồi không thấy nữa. Chiều nay tin từ gia đình và bạn bè ngoài Đà Nẵng cho biết sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, anh đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ kém 5 tối thứ sáu, 26.5.2017, tại Đà Nẵng. Một đời tài hoa rồi cũng đến lúc phải dừng lại. Cầu mong linh hồn người bạn thơ sớm yên nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.
Phạm Cao Hoàng
Virginia, 26.5.2017
(Bài đã đăng trên Thư Quán Bản Thảo số số 70 chủ đề Phạm Ngọc Lư tháng 6.2016.
Sửa chữa bổ sung ngày Phạm Ngọc Lư qua đời 26.5.2017)
nhớ Phạm Ngọc Lư
Không
biết Huế xưa trời mưa hay nắng
Riêng
ở bên này mưa mấy bữa nay
Mưa
làm ướt tôi thấm đôi tà Huế
Để
tiếng bạn buồn lọt giữa kẽ tay
Chiếc
lá không bay sáng nay lá khóc
Sướt
mướt trên cành mọc lá tháng Năm
Tuổi
lá tháng Năm ướt dầm mây nổi *
Khóc
một bài thơ vừa tắt thở nằm
Nhìn
chiếc lá rơi trời ơi nhớ bạn
Nhớ
bạn tay cầm cơn bệnh bẻ đôi
Thả
xuống sông Hương cùng đường nước chảy
Mà
thương giữa trời bóng vợ mồ côi
Tôi
nhớ bạn ngồi chờ thơ thức dậy
Ngoài
biên cương về cõng bạn đi chơi
Bạn
cõng tập thơ đi thăm hệ lụy
Chưa
hết xuân phôi đã vội qua đời
Muốn
kể bạn nghe nắng xanh xứ lạ
Nó
hay lăn tăn lăn xuống tóc người
Nó
thích lon ton bon theo câu hát
Gánh
chút nồng nàn về Huế quê chơi
Muốn
kể bạn nghe giọt mưa xứ lạ
Nó
hay len trong hốc mắt của trời
Con
mắt nhớ quê con mắt thút thít
Khóc
lả giọng người cười mấy lăm hơi
Nhưng
đã thôi rồi niềm chưa hết nỗi
Bạn
quá đau đời đành bỏ cuộc chơi
Tập
thơ đan tâm* chở người xa phố
Để
Huế mờ mưa ngồi khóc ngậm ngùi.
Phan Ni Tấn
Montréal, 29.5.2017
(*) Mây Nổi,
Đan Tâm: tưạ hai tập thơ Phạm Ngọc Lư
Cuối cùng rồi
anh Phạm Ngọc Lư cũng đã ra đi. Về đâu chẳng
ai biết. Chúng ta có khác nào đoàn lữ
hành dài vô tận trên sa mạc, chẳng biết đến từ đâu, ghé vào túp lều trần gian
này nghỉ chân trong chốc lát, rồi sẽ lại tiếp tục đời này sang đời khác lên đường
đi về cõi trời vô định. Phạm Ngọc Lư đã vĩnh
viễn ra đi, nhưng những gì để lại từ tấm lòng son của anh sẽ giúp những lữ
khách còn ở nơi quán trọ này mãi mãi có thể nô đùa, hạnh
phúc bên nhau.
Tôi đã mong có dịp được ngồi cùng anh đàm đạo chuyện văn chương thi phú,
ngồi kể chuyện nắng rụng, trăng tàn với Nguyễn Du, Đỗ Phủ: Ô hô thiên địa vô cùng, Uống
say mà khóc Đặng Dung - Thuật Hoài (Thơ PNL). Việc ấy nay
đã là bất khả. Thì xin rót một chén rượu,
châm một điếu thuốc, ngậm ngùi cùng anh về thân phận lầm than của giống người. Ngậm ngùi, nhưng không buồn bã. Chúng ta đã có nhau. Chép ra đây một bài tôi dịch đã lâu một đoạn
trong vở kịch trường thi Atalanta in Calydoncủa Charles Swinburne, mà thương nhớ
anh.
Tô Thẩm Huy,
Tiết Tiểu Mãn,
Đinh Dậu, tháng 5, 2017.
Lần Tăm Về Tối
Quyền hoạ phúc, trời tranh mất cả,
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
Cái quay búng sẵn trên trời,
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
(CONK)
Thuở
năm-tháng cựa mầm trong trứng-nước,
Lúc gọt mình,
nặn tượng mống con người,
Lấy thời-gian trộn sống với khóc cười,
Đem buồn tủi nhào tươi cùng day-dẳng,
Gom hoa rụng những ngày bừng hạ nắng.
Gọi khổ-đau, men đắng ngậy hương đời,
Ập nhớ-nhung, đăng-đẳng chắt tự trời,
Vào cuồng-nộ, dậy sôi từ hoả-ngục.
Mượn một chút ruỗng-ruồng non sức-lực,
Một chút tình, thoáng-chực đã mong-manh,
Triệu màn đêm, bóng đổ của bình-minh,
Vời sự sống, bóng hình ven cái chết.
Trổi phù-phép, thần-linh xoè tay kết,
Lôi lệ:mưa,
lửa: sét, gió:
oan-hờn.
Vực ngày rơi, vốc nước giọt tuôn-tuồng.
Từ sau
gót chân truồng hoe năm-tháng.
Lùa trên biển, bọt-bèo nhô sóng dạt,
Nhặt mảy-may, bụi cát ứa lao-lung,
Những vị lai, vô sắc, khuyết hình-dung,
Luồn cửa tử, bập-bùng lò chuyển-hoá.
Lận hồng-lệ,
yêu-đương vào ác-trá,
Lúm môi cười, rựng má, đã hoen mi.
Úm thiên-la, vây bủa cõi về, đi,
Giằng địa-võng, vật ghì dương, âm thế.
Đem nung luyện, thành hạo-nhiên linh-khí,
Xát đoạn-trường cho vị sướt thớ gan,
Cho thiên-thu hiu-hắt đứng hiên-ngang,
Nhìn
nắng rụng ngỡ-ngàng
trên gang-tấc.
Hốt giông-gió, tung nồm, xô nén bấc,
Giới thần-linh úm chặt một làn hơi,
Thổi vào mồm hình-tượng gã con người,
Cấy nhưng-nhức nhựa đời đau roi-rói.
Bật môi mắt, vặn giây, căng tiếng nói,
Trút xanh hồn, sương khói lẫn tà-huy.
Máy chân tay, nắn bụng, khoắng nghĩ-suy,
Thân lao-lụng, lưng khuỳ, lòng hướm tội.
Gieo ánh-sáng để sợ, run bóng-tối,
Hắt ráng chiều, hòng dỗi giấc ngủ đêm.
Chuyên ái-tình,
chút của để làm tin,
Chút cái đẹp,
bên thềm ngong nhan-sắc.
Môi hé mở, lưỡi dần đau lửa cắt,
Lời vừa buông, chất-ngất đã đoạ-đầy.
Lằn
trong tim, minh-muội mối cuồng say.
Hằn trên mắt, nhẵn ngày chung mệnh-số.
Dệt manh áo thằng hề,
choàng xuống mộ,
Gieo suốt đời, phỏng bộ gặt được ư ?
Cuộc trăm năm: phiên gác bước âm u
Từ cõi mộng, mịt mù về cõi mị.
Nguyên Tác:
Atalanta in Calydon, Chorus, Algernon Charles Swinburne.
Before the beginning of years
There came to the making of man
Time, with a gift of tears;
Grief, with a glass that ran;
Pleasure, with pain for leaven;
Summer, with flowers that fell;
Remembrance fallen from heaven,
And madness risen from hell;
Strength without hands to smite;
Love that endures for a breath:
Night, the shadow of light,
And life, the shadow of death.
And the high gods took in hand
Fire, and the falling of tears,
And a measure of sliding sand
From under the feet of the years;
And froth and drift of the sea;
And dust of the labouring earth;
And bodies of things to be
In the houses of death and of birth;
And wrought with weeping and laughter,
And fashioned with loathing and love,
With life before and after
And death beneath and above,
For a day and a night and a morrow,
That his strength might endure for a
span
With travail and heavy sorrow,
The holy spirit of man.
From the winds of the north and the
south
They gathered as unto strife;
They breathed upon his mouth,
They filled his body with life;
Eyesight and speech they wrought
For the veils of the soul therein,
A time for labour and thought,
A time to serve and to sin
They gave him light in his ways,
And love, and a space for delight,
And beauty and length of days,
And night, and sleep in the night.
His speech is a burning fire;
With his lips he travaileth;
In his heart is a blind desire,
In his eyes foreknowledge of death;
He weaves, and is clothed with
derision;
Sows, and he shall not reap;
His life is a watch or a vision
Between a sleep and a sleep.
1.
VỀ THĂM PHẠM NGỌC LƯ
Ta về thăm Phạm Ngọc Lư
VỀ THĂM PHẠM NGỌC LƯ
Ta về thăm Phạm Ngọc Lư
Thấy trong tao ngộ dường như bẽ bàng
Đường chiều mưa ướt lối sang
Tâm tư trĩu nặng như ngàn cân treo
Duyên Thơ , tình cũng ít nhiều
Xót lòng ngó dáng Anh tiều tụy sao!
Hồn không ai dập mà đau
Tâm nào có ai vùi đâu, nát nhừ!
Siết tay nhau , nói giã từ
Mà lòng thắt thẻo buồn như cuối cùng!
Trời mưa qua suối, qua rừng
Qua đèo qua dốc rưng rưng nỗi niềm
Chút gì ứ nghẹn trong tim
Nguyện cầu còn được gặp thêm đôi lần!
Khi về dạ cứ tần ngần
Lẽ nào đầu bạc thi nhân chẳng chờ?
Lãm Thúy
Đà Nẵng, 2016
Đà Nẵng, 2016
Lãm Thúy viết bài thơ này khi từ Hoa
Kỳ về Việt Nam cùng nhà thơ Viêm Tịnh vào Đà Nẵng thăm Phạm Ngọc Lư đang còn điều trị trong bệnh viện.
Lãm Thúy – Phạm Ngọc
Lư – Viêm Tịnh – Chị Quý (vợ nhà thơ PNL)
2.
CŨNG
ĐÀNH THIÊN CỔ
MỘT
ĐỜI TÀI HOA
Ừ
thôi người cũng ra đi
Tin
không lạ mà buồn chi lạ lùng
Biết
rồi cũng đến mệnh chung
Mà
lòng vẫn cứ chờ mong phép mầu
Giờ
thì hết ngóng tin nhau
Hết
cầu nguyện, hết lo âu. Hết rồi!
Nghe
tin lòng cứ rối bời
Buồn
không cất nổi một lời phân ưu!
Phạm
Ngọc Lư! Phạm Ngọc Lư!
Tài
hoa chi cũng tan như bọt bèo
Một
đời lận đận, gieo neo
Giờ
như Mây Nổi bay chiều tóc tang
Mai
về đò dọc hay ngang?
Có
ai khỏa nước sông Hàn khóc nhau?
Nước
nào lạnh, sông nào sâu?
Hỏi
làm chi nữa thuyền đau bến bờ
Anh
về Huế nắng hay mưa?
Còn
ai đọc lại bài thơ tang bồng
Còn
Đan Tâm một tấm lòng
Sắt
son ngần ấy sao không giữ đời?
Sao buông tay bỏ cuộc rồi?
Sinh tồn đứt đoạn kiếp người mong manh
Sinh tồn đứt đoạn kiếp người mong manh
Đau
lòng chưa Cố Lý Hành
Qua
sông sóng giục lòng anh có buồn?
Một
đời lưu lạc tha phương
Về
nằm đất Mẹ cuối đường trầm luân
Có
khi đất cũng reo mừng
Đón
người về cuộc trùng phùng yên vui
Ngày
mai ba tấc đất vùi
Cũng
đành thiên cổ một đời tài hoa!
Lãm
Thúy
Maryland, 30.5.2017
Kính hương hồn nhà thơ Phạm Ngọc Lư
Anh
đã ra đi rồi sao?
Mùa
thu vẫn chưa trút lá
Bàn
chân nào vội vã
Biên
cương mù khói trận, thưở gieo neo
Anh
đã ra đi rồi sao?
Miền
thơ vẫn đầy thi vị
Tình
thơ vẫn hoài tri kỷ
Sao
nỡ bỏ cố hương, nỡ bỏ bạn bè?
Biên cương hành.
Qua
trăm suối ngàn khe
Dốc
hết tinh anh.
Một
đời cho thơ. NhỊp cầu trúc trắc
Mùa
đông gọi nhau, cho nhau nước mắt *
Bừng
dậy sức tàn, anh muốn làm thơ
Rừng
lau già, trước gió phất phơ
Rồi
cũng sẽ… biết là anh cũng sẽ …
Nhưng
vẫn tiếc thương người lặng lẽ
Bỏ
chốn trần gian, cỡi gió về trời
Biết
là anh sẽ bỏ cuộc chơi
Mùa
thu sẽ rơi đầy lá chết
Nấm
mộ người thơ. Dừng bước chân mỏi mệt
Biên cương hành.
Vọng
mãi khúc bi ca.
Nguyễn Thị Liên Tâm
Phan Thiết, 27/5/2017
·
Mùa đông 2016, bạn bè Quán Văn ghé
thăm Anh.
Phạm Ngọc Lư tốt nghiệp QG/SPQN khóa 4 niên khóa 1965 – 1967, ra trường được chuyển về dạy tại Tuy Hòa – Phú Yên. Lư học sau tôi một khóa, nhưng với thị xã Tuy Hòa thuở ấy, nhỏ nhắn và yên lành – chúng tôi dễ gặp nhau và trở nên thân thiết vì tình văn nghệ, tình đồng nghiệp, đều từ phương xa đến.
Thưở
ấy, ở những tỉnh xa, thị xã nhỏ như Tuy Hòa, gặp thêm được bạn văn chúng tôi
rất gần gũi và quý mến nhau. Có thể do số lượng anh em tham gia sinh hoạt còn
ít, phương tiện di chuyển khó khăn, và cuối cùng, dường như ai cũng đang bị
“buột chặt” với bao lo toan, bất trắc! Nhưng dầu chưa có dịp sum họp, cái tình
văn sâu nặng vẫn đã có sẵn trong lòng mỗi người qua những sinh hoạt văn học
nghệ thuật, qua tác phẩm của nhau, đã đọc, đã biết được…
Ở
Tuy Hòa, chúng tôi vẫn thường gặp nhau sau những giờ đến trường, ngày chủ nhật,
hay ngày nghỉ lễ; với các bạn văn, bạn đồng nghiệp quê Phú Yên như các anh Trần Huiền Ân, Đỗ Chu Thăng, Hoàng
Đình Huy Quan, Nguyễn Phương Loan, Phạm Cao Hoàng, Phan Long Côn, Đàm Khánh Hạ,
Khánh Linh (…). Sau nầy có Nguyễn Lệ Uyên đang dạy học ở Châu Đốc về thăm quê,
có Võ Tấn Khanh từ Phan Rang ra thăm quê vợ. Thỉnh thoảng có thêm Lê Văn Thiện
từ núi Sầm xuống, có Trần Hoài Thư, Lê Văn Trung, Phạm Văn Nhàn từ Qui Nhơn vô,
có Thế Vũ, Trần Vạn Giã, Lê Ký Thương, Nguyễn Sa Mạc, Nguyễn Âu Hồng từ Nha
Trang ghé lại, và có thêm Triều Hạnh -
một “nhà - thơ - học - sinh” mới tốt nghiệp trung học. Năm Lư về Tuy Hòa thì Y Uyên chuẩn bị vào Thủ Đức, Bùi
Đăng đang bị “thất lạc”…Dầu việc đi lại khó khăn là vậy, nhưng ở Tuy Hòa, chúng
tôi cũng đã có nhiều dịp tiếp đón nhà văn Võ Hồng về thăm quê, chị Minh Quân, anh
Doãn Dân, Lữ Quỳnh, Nguyễn Kim Phượng, Mai Thảo, Duyên Anh, Vũ Hữu Định, Tạ Chí
Đại Trường (…). Tuy Hòa bé nhỏ, nhưng rất dễ thương là vậy! Mỗi lần có tin anh chị
em văn nghệ từ phương xa ghé lại thăm, là y như chúng tôi đều có mặt, đều chia
sẻ, đều vui mừng. PNL rất sốt sắn trong chuyện nầy…
Tuy
Hòa có vài quán café dễ thương, thoáng mát như Cây Phượng, quán Nhớ, Hoài Bắc…Buổi
sáng, trước giờ đến trường, chúng tôi thường hẹn gặp nhau ở những quán café,
hay quán ăn điểm tâm, để trò chuyện, thông báo cho nhau tin tức bạn bè, tin tức
văn nghệ biết được qua sách báo, thư từ của nhau…Thuở ấy, chúng tôi ít có thói
quen “cụng ly” ào ào với nhau như bây giờ, nhưng vẫn thường lai rai thâu đêm
bên “cỏ may thần tửu” trong sân vườn nhà một người bạn, hay trên căn
gác gỗ của nhà thơ Khánh Linh! Những lần gặp, Lư đều có mặt, nhưng anh ít nói,
cũng ít cười! Chỉ thầm lặng nghe. Vui
lắm, chỉ nhếch môi, không nghe tiếng. Gương mặt Lư thường có vẻ gì khắt khổ,
đăm chiêu, lạnh lùng…Nhưng trong ánh mắt anh, tôi hiểu - sự chia sẻ, cảm thông,
vẫn có thể biết được, qua những câu nói ngắn ngủi, mà chân tình! Qua những bài
thơ tâm huyết của anh với giọng ngâm Huế da diết, có lúc rắn rỏi, khí khái. Có
đôi khi, quanh quẩn trong cái thị xã yên vắng chỉ có vài con đường phố nhỏ,
cũng thấy buồn - chúng tôi rủ nhau về thăm miền quê…Thăm nhà một người bạn, hay
một vài người học trò yêu văn, thăm vài di tích Phú Yên.
Gần Lư, tôi mới biết thêm người bạn đời của anh là
người cùng quê Bình Định với tôi. Có lần về Qui Nhơn, Lư đã đưa tôi đến thăm
nhà ở đường Nguyễn Huệ. Chúng tôi lại có thêm “sợi dây” đồng hương ràng buộc,
ngoài tình văn, tình đồng nghiệp!
Cũng như nhiều người, Lư lận đận từ sau năm
1975. Bẵng đi một thời gian dài gần 10 năm – bất ngờ, một buổi sáng Lư đã ghé
An Nhơn thăm tôi.Vội vàng. Năm 1998, lang thang vào Saigon kiếm sống, tôi ghé
thăm anh Trần Phong Giao - người thư ký tòa soạn tạp chi Văn năm xưa, được biết
tin Lư đang lưu lạc từ quê nhà vào miền núi rừng Long Khánh để theo toán đào
vàng; mạo hiểm để hy vọng tìm vận may, khi đã cùng đường! Rồi sau đó thất bại, trôi
dạt đến Saigon, bây giờ là Đà Nẵng...
Năm
2003, tôi gặp lại PNL ở Tuy Hòa cùng với với Nguyễn Lệ Uyên, Võ Tấn Khanh. Giống
như tôi, Lư rất nhớ Tuy Hòa, luôn tìm dịp vào thăm. Tuy Hòa đối với chúng tôi
là nơi mở đầu cho nghề Thầy, cũng như bắt đầu cho bao ước mơ văn chương đã được
ấp ủ của một thời tuổi trẻ. Khoảng tháng 6 năm 2008, tôi có dịp ra Đà Nẵng, đã
phone gặp Lư. Anh em ngồi lại mà ôn nhớ đủ thứ chuyện thăng trầm nơi chiếc quán
café nhỏ; lòng ngậm ngùi, lạc lõng . Anh cho biết, để có thể ổn định đời sống,
anh đã mở lớp dạy tư môn Anh văn, vợ bán buôn phố chợ…
Gần
khuya, Lư chở tôi trên chiếc Honda cũ về thăm nhà, quanh co bên kia cầu sông
Hàn. Tôi gặp lại chị Quý – vợ anh, người vợ nặng tình của một nhà giáo, nhà thơ
thât thế; nhưng trông chị rất vui khi nhắc lại chuyện cũ Qui Nhơn – Tuy Hòa, và
những tháng năm không thể nào quên! Tôi đã biết chị rất đảm đang, chịu khó rất
mực, trong những năm tháng lao đao…
Lúc
nầy, ngồi nhớ lại - hình ảnh PNL còn đọng lại trong tôi vẫn là một dáng dấp
thầm lặng, cô đơn…
Và,
tôi vẫn thường tự hỏi: “Chúng ta đều là
những kẻ cô đơn chăng?”
MANG
VIÊN LONG
Bình
Định, 27.5.2017
Tên
thật Phạm Ngọc Lư, bút hiệu khác Phạm Triều Nghi. Sinh năm 1946 (Bính Tuất) ở
Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên. Nơi ông sinh là một làng nhỏ vùng
duyên hải cách thành phố Huế khoảng 30 cây số về hướng Ðông Nam. Ngay từ
thuở ấu thơ, Phạm Ngọc Lư đã được cha và người bác truyền dạy chữ
Hán.
Ông
là cựu học sinh Quốc Học, sinh viên Viện Hán học và Ðại học Văn Khoa Huế.
Sau khi tốt nghiệp sư phạm Qui Nhơn, ông về dạy học ở Tuy Hòa. Năm sau,
1968, theo lệnh động viên ông nhập ngũ khóa 5/68 Sĩ quan trừ bị Thủ
Ðức. Sau 9 tuần ở quân trường, ông lại được biệt phái trở về ngành
giáo dục. Bắt đầu viết năm học đệ tứ. Có bài trên các nguyệt san, tạp chí Nghệ
Thuật, Văn, Bách Khoa, Trình Bày, Khởi Hành, Ý Thức, Tuổi Ngọc…
Tác
phẩm đã xuất bản:
– ĐAN
TÂM (Thư Ấn quán 2004)
– MÂY
NỔI (tự in 2007)
Sau
năm 1975, Phạm Ngọc Lư bỏ nghề dạy học. Từ đây, hoàn cảnh, xã hội đã
đẩy Phạm Ngọc Lư phiêu bạt nhiều nơi, có những lúc cuộc sống, tâm
hồn tuyệt vọng, tưởng chừng ông đã đoạn tuyệt với thi ca. Nhưng rồi
chính nó lại là điểm tựa, giúp ông vượt qua những đắng cay, tủi
nhục ấy. Và Ðà Nẵng mới là nơi hội tụ, điểm dừng chân cuối, không
chỉ riêng ông, mà còn của nhiều thi nhân lỡ bước khác. Gần đây có tin
Phạm Ngọc Lư bị bệnh. Chúng ta cầu chúc ông sớm bình phục.
Nghĩ
về nhà thơ Phạm Ngọc Lư, Cung Tích Biền viết: Ông xuất hiện khá sớm trên văn
đàn Miền Nam, trước 1975, qua các tập san văn chương; trong dòng văn học phóng
khoát, bay bổng. Thơ buổi này? Là của nửa lãng mạn, và nửa kia của Lửa, trong đấu
tranh sống còn. Mỗi tâm thức là nghìn gạn hỏi về phận người trong một Việt Nam
phân ly Bắc-Nam. Một Việt Nam bị cuộc chiến ác liệt, vừa của bom đạn máu lửa vừa
của ý thức hệ thù nghịch. Nó thách thức và ngăn cách toàn triệt với hạnh phúc;
lại rất gần gũi trong ý nghĩa lưu đày.
Nhưng
đây cũng là thời kỳ may mắn cho những ai làm văn học nghệ thuật, đương nhiên là
ở Miền Nam. Vì cái thực tế nơi đây, là đầy rẫy rủi ro lại phong phú những mong
chờ. Rất nhiều cảm thán về thân phận nhưng cũng thừa những nụ cười về nghịch lý
đời thường. Và, vì họ được sống, được làm Người Sáng tạo, trong một môi trường
tự do. Có nghìn tự do lựa chọn. Có biển tư tưởng để tương phùng. Và trên hết, từ
một thế giới rộng mở, đa dạng, sầm uất những phát biểu, họ tồn tại trong đầy đủ
ý nghĩa của Tồn Tại. Phạm Ngọc Lư là một Ðóa Hoa, trong vườn hoa sắc màu hoằng
viễn này.
Hồi
ấy, hơn ba mươi lăm năm trước, tôi đọc thơ Lư mà chưa hề có dịp gặp mặt. Cứ
nghĩ, anh là một người giàu trầm tư, vừa sống vừa phiêu bồng thấy ra:
Ngàn sau hồn chữ rêu phong
Miên man thiên địa… tấc lòng du du…
Phạm
Ngọc Lư
Năm
2008, gặp Phạm Ngọc Lư ở Ðà Nẵng, Cung Tích Biền ghi nhận: Một làn da trắng
lấm tấm bụi phong trần. Một khuôn mặt xương xương khắc khổ. Một giọng nói mềm của
Huế. Một thân người mảnh mai. Duy đôi mắt sáng, một vầng sáng đã xám đậm những rêu
đời. Ðó là chân dung Nhà thơ Phạm Ngọc Lư. Tôi cũng rất mừng là anh còn sáng
tác. Và cái tốt đẹp trên cùng, là anh còn giữ được chừng mực cái tinh túy
Chính-Mình.
Phạm
Ngọc Lư, qua thời cuộc thăng trầm, làm thân phiêu dạt, nhưng không hóa ra bọt
bèo. Mà anh đã minh triết nhận ra cái Tính Lý của cuộc Sinh – Diệt:
Đất đá thở ra mùi u uất
Bốn
bề hun hút rợn màu tang
Ai
chết quanh đây mà cú rúc
Mà
cơn gió lạnh réo hồn oan
Ai
trong muôn dặm không về nữa
Cố lý mười năm mộng bẽ bàng
Cố
lý hành – Phạm Ngọc Lư
Nguồn: Báo Trẻ online
biên
cương hành chí hồ thỉ
ngôn
ngữ thơ di lụy một đời
người về bản quán nhà tan nát
tâm
tư ưu uất tháng năm trôi
ngồi đây mời bạn chung rượu đắng
kẻ sĩ đạp gai giày cỏ qua sông
xa
bao năm một ngày thoáng
gặp
gió
phi trường bình định
cát
bay bay
vội vàng tay vẫy không hẹn lại
thuở ấy bụi đường lắm tai ương
ta
theo trận mạc về an phú
thời xuân thu
sớm biển chiều rừng
bước đi lửa tình sắp cạn
nhìn
lại mình rách nát tang thương
bạn tôi chí lớn mài gươm bén
chảy máu đời thơ buổi chợ tàn
ai
hiểu cho mi đời thất chí
chung
rượu này đối ẩm với ai
đêm
xưa gác trọ vài ba đứa
chơi một phùa sảng khoái
tan
hàng
nay
hong bếp cũ tro than lạnh
nhìn
đăm đăm vách lá chơ vơ
chỉ thấy tháng ngày xuôi lớp lớp
đời mi trôi quạnh quẽ vào ra
nhớ bạn đêm về đau vết cắt
dấu đời qua dao nhọn cứa vào tim
ta
qua cầu nhìn giòng sông khập khiểng
máu
về tim nhịp đập luân hồi
đêm
nay ngâm lại biên cương trấn
hành
phương đông uất hận ngút ngàn
mây
đùn kìn kịt từ đất khổ
vó
ngựa cao nguyên đỏ xóm làng
cung
đàn xưa ai người tri kỷ
chiếu bạc đời soi nỗi đắng cay
giông
bão đời xoay
gãy
rồi bút bạc
đời sang trang khép
khúc
oan tình
hình
như gió thổi qua liếp cửa
vi
vu nghe tiếng gọi trùng khơi
gọi ai nơi tận cùng biên tái
mây
khói tàn tro phủ tượng đài
ta
rơi giòng lệ về chốn cũ
dấu giày thô ngươi ở trọ quê nhà
Cái
Trọng Ty
Texas, May
26 2017
Vậy
là anh ra đi
lúc mười tám giờ năm lăm phút ngày thứ sáu 26.5.2017…
lúc mười tám giờ năm lăm phút ngày thứ sáu 26.5.2017…
Sáng
nay em đến thăm anh
Mang hoa ưu đàm ngàn năm mới nở để cầu cho anh một sự bình an
Anh nhìn em vui mừng mỉm cười
rồi phều phào nói mệt
Và đàm tràn lên khí quản, anh thở bằng oxy mà vẫn nặng nề
Thấy anh mệt, em khuyên anh chợp mắt ngủ ngon
Anh gật đầu cầm tay em siết chặt rồi nhắm mắt dưỡng thần
Em se sẽ bước đi
Gởi thư báo tin bè bạn
Ai cũng reply mong PNL qua cơn biến nạn…
Mang hoa ưu đàm ngàn năm mới nở để cầu cho anh một sự bình an
Anh nhìn em vui mừng mỉm cười
rồi phều phào nói mệt
Và đàm tràn lên khí quản, anh thở bằng oxy mà vẫn nặng nề
Thấy anh mệt, em khuyên anh chợp mắt ngủ ngon
Anh gật đầu cầm tay em siết chặt rồi nhắm mắt dưỡng thần
Em se sẽ bước đi
Gởi thư báo tin bè bạn
Ai cũng reply mong PNL qua cơn biến nạn…
Chừ
anh nằm đó bình yên
như ngủ
Anh ngủ giấc ngàn năm quên “biên cương hành” bi tráng, quên “ngập ngừng sông núi“, quên cõi mộng “phù dung“, để ngày kia chị đưa anh về “trở lại bến Tam giang“… (*)
như ngủ
Anh ngủ giấc ngàn năm quên “biên cương hành” bi tráng, quên “ngập ngừng sông núi“, quên cõi mộng “phù dung“, để ngày kia chị đưa anh về “trở lại bến Tam giang“… (*)
Thôi
anh ngủ yên
Hôm nay trời mưa, gió mát
“Cố lý hành“, thôi nhé “biệt cố nhân“!… (*)
Hôm nay trời mưa, gió mát
“Cố lý hành“, thôi nhé “biệt cố nhân“!… (*)
Nguyễn
Quang Chơn
Đà Nẵng, 26.5.2017
Đà Nẵng, 26.5.2017
(*)
những chữ in nghiêng là tựa đề thơ PNL
Nhà
thơ sẽ được đưa về mai táng tại quê nhà Phú Vang, Thừa Thiên, Huế, ngày
31.5.2017
thật
vậy sao?
vừa đây. tin từ ai, không nhớ…
bác sĩ chê bệnh Phạm Ngọc Lư
đã cho về…
kỳ lạ thay. về nhà, anh lại khỏe ra
chưa kịp mừng anh, vì chưa quen biết
nên tin anh mất. cũng bàng hoàng…
vừa đây. tin từ ai, không nhớ…
bác sĩ chê bệnh Phạm Ngọc Lư
đã cho về…
kỳ lạ thay. về nhà, anh lại khỏe ra
chưa kịp mừng anh, vì chưa quen biết
nên tin anh mất. cũng bàng hoàng…
biết
anh qua tập thơ Đan Tâm
nhà thơ Trần Hoài Thư gửi cho. năm trước
thơ anh ngang tàng. đẹp
bàng bạc… tráng sĩ. về. ở ẩn
cam chịu một số phần
không may. nhưng bất khuất.
hình ảnh anh qua clip tiếng hát Thu Vàng
khi đến thăm anh, cùng Nguyễn Quang Chơn. năm ngoái
cô cũng thăm giùm các bạn ở xa
như Đỗ Hồng Ngọc
và bạn bè của một thời hoạt động văn nghệ cùng anh
Thu Vàng đã hát từ trái tim
mong vực anh dậy
từ một căn bịnh hiểm nghèo
hình ảnh đó. tiếng hát Thu Vàng
đã đổ lệ bạn bè. đổ lệ anh…
nhà thơ Trần Hoài Thư gửi cho. năm trước
thơ anh ngang tàng. đẹp
bàng bạc… tráng sĩ. về. ở ẩn
cam chịu một số phần
không may. nhưng bất khuất.
hình ảnh anh qua clip tiếng hát Thu Vàng
khi đến thăm anh, cùng Nguyễn Quang Chơn. năm ngoái
cô cũng thăm giùm các bạn ở xa
như Đỗ Hồng Ngọc
và bạn bè của một thời hoạt động văn nghệ cùng anh
Thu Vàng đã hát từ trái tim
mong vực anh dậy
từ một căn bịnh hiểm nghèo
hình ảnh đó. tiếng hát Thu Vàng
đã đổ lệ bạn bè. đổ lệ anh…
vài
hôm nay, Nguyễn Quang Chơn làm thơ
khi không. cầu nguyện cho “bạn bè”
được bình an, mạnh khỏe…
sáng nay, anh Chơn @ nhắc đến tên một loài hoa lạ
ngàn năm mới nở một lần
hoa Ưu Đàm, tên đẹp quá!
loài hoa trắng li ti như hoa tuyết
bỗng nở giữa nắng hè. bám chặt trên kính xe
suốt đoạn đường…
tin tưởng vào bao dung của Phật Trời
phó mặc cho
loài hoa dị kỳ
che chở. giữ gìn anh
bạn bè cùng cầu nguyện…
khi không. cầu nguyện cho “bạn bè”
được bình an, mạnh khỏe…
sáng nay, anh Chơn @ nhắc đến tên một loài hoa lạ
ngàn năm mới nở một lần
hoa Ưu Đàm, tên đẹp quá!
loài hoa trắng li ti như hoa tuyết
bỗng nở giữa nắng hè. bám chặt trên kính xe
suốt đoạn đường…
tin tưởng vào bao dung của Phật Trời
phó mặc cho
loài hoa dị kỳ
che chở. giữ gìn anh
bạn bè cùng cầu nguyện…
như
hạt bụi nhỏ nhoi
anh về với đất trời.
“nằm chơi dưới một hàng cây
Lao xao lá, lá thơ ngây chuyện trò
nằm thanh thản một nấm mồ” *
mai đây. phủ kín dưới hoa ưu đàm…
anh về với đất trời.
“nằm chơi dưới một hàng cây
Lao xao lá, lá thơ ngây chuyện trò
nằm thanh thản một nấm mồ” *
mai đây. phủ kín dưới hoa ưu đàm…
….
*
nhỏ nhoi hạt bụi, thơ Phạm Ngọc Lư khóc con Phạm Các Khuê.
duyên
Michigan, 26.5.2017
Michigan, 26.5.2017
_______________________
T
I N B U Ồ N
Chúng
tôi vừa nhận được tin buồn:
NHÀ
THƠ
PHẠM
NGỌC LƯ
ĐÃ QUA ĐỜI VÀO TỐI THỨ SÁU,
26.5.2017 TẠI ĐÀ NẴNG
HƯỞNG THỌ 71 TUỔI. NHÀ THƠ SẼ
ĐƯỢC ĐƯA VỀ MAI TÁNG
TẠI QUÊ NHÀ PHÚ VANG, HUẾ VÀO
NGÀY 31.5.2017
Xin chia buồn cùng
chị Quý và gia đình.
Nguyện cầu linh hồn người quá cố
sớm yên nghỉ nơi cõi
vĩnh hằng.
Trần Huiền Ân Trương Vũ
Đỗ Hồng Ngọc Lữ Kiều
Lê Phương Nguyên Lữ Quỳnh Phạm Nhuận Hải Phương
Lê Phương Nguyên Lữ Quỳnh Phạm Nhuận Hải Phương
Nguyễn Tường Giang Trần Hoài Thư
Phạm Văn Nhàn
Nguyên Minh
Cao Thoại Châu Nguyễn Quốc Thái
Thành Tôn Luân Hoán Trần
Doãn Nho Hoàng Lộc
Nguyễn Xuân Thiệp Nguyễn Trọng Khôi Quan San
Nguyễn Xuân Thiệp Nguyễn Trọng Khôi Quan San
Khuất Đẩu
& Huyền Chiêu Từ Hoài Tấn Lê Văn Thiện
Bắc Phong Huỳnh Ái Tông
Nguyễn Miên Thảo Viêm Tịnh
Hoàng Xuân Sơn Duyên & Tùng Hạ Đình Thao
Hoàng Xuân Sơn Duyên & Tùng Hạ Đình Thao
Lãm Thúy Trần Thị Nguyệt
Mai Nguyễn Quang Chơn
Nguyễn Sông Ba Lê Ký Thương
Đặng Kim Côn
Thu Vàng Nguyễn Thị Thanh Bình
Hoàng Thị Bích Ti
Thân Trọng Sơn Nguyễn Lệ Uyên
Nguyễn Âu Hồng
Hà Thúc Sinh Nguyễn Dương Quang Gia Nguyễn
Hà Thúc Sinh Nguyễn Dương Quang Gia Nguyễn
Lê Văn Trung Ngô Phan Lưu Tô Duy Thạch
Đỗ Trường Mai Quang
Nguyễn Đức Nhơn Văn Công Lê
Tôn Nữ Thu Dung Nguyễn
Thị Khánh Minh Triều Hạnh
Trần Bang Thạch Nguyễn Lương Vỵ Võ Chân Cửu
Trần Bang Thạch Nguyễn Lương Vỵ Võ Chân Cửu
Lương Thư Trung Phan
Xuân Sinh Cái Trọng Ty
Lê Thị Ý Tô Thẩm Huy Phan Ni Tấn Hồ Đình Nghiêm
Lê Thị Ý Tô Thẩm Huy Phan Ni Tấn Hồ Đình Nghiêm
Trần Phù Thế Nguyễn
Thanh Châu Hoài Ziang Duy
Thúy Phương Đoàn Văn Khánh Trương Văn Dân
& Elena
Mang Viên Long Trần Yên Hòa Huỳnh Hữu Võ
Nguyễn Minh Nữu Võ Tấn Khanh Phạm Cao Hoàng & Hoa