Tuesday, April 4, 2017

2801. TRẦN HOÀI THƯ: HÀNH TRÌNH TÌNH THƯƠNG


TRẦN HOÀI THƯ

HÀNH TRÌNH TÌNH THƯƠNG





Lời Giới Thiệu

Nhà văn Trần Hoài Thư, sĩ quan Thám kích Sư đoàn 22 Bộ binh, rồi Phóng viên chiến trường 3 lần bị thương năm nào, sau những năm tù đầy, từ ngày vượt biển rồi sang định cư tại Hoa Kỳ, anh Trần Hoài Thư từ 2001 đã cùng với các bạn văn bền bỉ âm thầm làm việc trong bao nhiêu năm nhằm phục hồi di sản Văn học Miền Nam 54-75 đang bị phá huỷ.

Nói tới sinh hoạt Văn Học Miền Nam 54-75, cũng phải kể tới các phong trào báo chí sinh viên nở rộ từ các phân khoa Đại học Miền Nam thời bấy giờ. Riêng trường Y khoa Sài Gòn, có tờ Nguyệt san với manchette Tình Thương: “cơ quan tranh đấu văn hoá xã hội của sinh viên Y khoa”, tờ báo đã hoạt động mạnh mẽ được ngót 4 năm, với số ra mắt tháng 01.1964 và số cuối cùng 08.1967 báo bị đình bản. 

Đúng 50 năm kể từ số báo cuối cùng của Tình Thương, một tin vui đến từ Thư Quán Bản Thảo, trong một nỗ lực phải nói là phi thường, qua hệ thống interlibrary loan, anh Trần Hoài Thư đã hy sinh rất nhiều công sức và cả tốn kém tiền bạc để có thể sưu tập lại được gần trọn bộ báo Tình Thương, đồng thời cũng qua bộ Tình Thương, 11 chương sách tác phẩm Nuôi Sẹo của nhà văn Triều Sơn đã được phục hồi.

Được tham gia sinh hoạt làm báo Tình Thương từ số đầu tiên cho tới khi báo đình bản, tôi thay mặt các anh em trong nhóm Tình Thương, các đồng môn Y khoa cám ơn nỗ lực của Thư Quán Bản Thảo và trân trọng giới thiệu bài viết HÀNH TRÌNH TÌNH THƯƠNG của nhà văn Trần Hoài Thư, như một cái nhìn từ bên ngoài đối với Tình Thương, một tờ báo của Sinh viên Y khoa từ hơn nửa thế kỷ trước. (Ngô Thế Vinh)

[Với độc giả muốn có được số báo Thư Quán Bản Thảo 74 chủ đề đặc biệt về Nguyệt San Tình Thương, có thể liên lạc với nhà văn Trần Hoài Thư:

eMail:         tranhoaithu16@gmail.com 
hay địa chỉ: 719 Coolidge Street; Plainfield, NJ 07062]


Bìa Tình Thương số ra mắt tháng 1-1964