Phác thảo chân dung Nguyễn Âu Hồng - dinhcuong
Tôi
đang ngồi chờ xe buýt thì một cặp vợ chồng già bước đến. Kính lão đắc thọ, tôi
vội đứng lên nhường chỗ, nhưng cả hai ông bà không người nào ngồi xuống băng ghế.
Tôi cũng không ngồi xuống lại. Thế là, cả ba chúng tôi cùng đứng nói chuyện. Ông
bà đến từ Bosnia-Herzegovina. Biết tôi đến từ Việt Nam, bà hỏi:
- Anh
thấy vùng đất mới này như thế nào? Nước Mỹ có đối xử tốt với anh không?
- Tuy
không như bát nước đầy, nhưng cũng không có gì phải than phiền, thưa bà. Còn
bà, ông bà cảm thấy thế nào?
- Rất
hài lòng. Chúng tôi đang an hưởng tuổi già và không có gì phải lo toan căng thẳng
hay sợ hãi.
- Chúc
mừng hai ông bà. Rồi bỗng dưng tôi nói thêm, chỉ hơn mười năm sau chiến tranh mà
các vận động viên Croatia đã đoạt được nhiều huy chương trong các cuộc tranh
tài thể thao quốc tế; Bosnia cũng vậy, đã tham dự giải túc cầu World Cup 2014.
Họ đã vươn lên từ đống tro tàn với một sức bật kỳ diệu, chẳng bì với Việt Nam.
- Anh
đừng buồn, bà nói, Việt Nam có xuất phát điểm là nước nông nghiệp lạc hậu ở
Châu Á; còn chúng tôi, dù sao cũng ở Châu Âu, mà Châu Âu vốn đã công nghiệp hóa
từ lâu.
Bà
vừa ngừng, thì ông nói:
- Milosevic
đã chết trong phòng giam của nhà tù, năm 2006, sau phiên tòa của Tòa án quốc tế
kéo dài suốt bốn năm, với tội diệt chủng, tội chống nhân loại và tội phạm chiến
tranh. Tudjman, Tatko, Radova và 160 tội phạm khác cũng đã lãnh những bản án
tương tự. Cuối cùng, công lý đã được soi sáng và đây là một trong các yếu tố
giúp chúng tôi có sức mạnh vươn lên.
Xe
đến, chúng tôi cùng bước lên. Đến cầu Burnside hai ông bà xuống xe, không quên
đưa tay vẫy chào. Ngồi trên xe đi tiếp, tôi cứ nghĩ mãi về câu nói của ông già
người Bosnia: “Cuối cùng công lý đã được soi sáng…” Đúng là người phương Tây
thường đòi hỏi thiện-ác, công-tội phân minh chớ không lấp liếm, xí xóa như người
phương Đông.
Mấy
ngày sau, khi có việc phải đi xe buýt ngang qua cầu Burnside của thành phố
Portland, tôi thấy có một đám biểu tình tụ tập ở công viên gần cầu. Trong số những
người biểu tình mà đa số là da đen, có lẫn mấy người da trắng và điều đáng ngạc
nhiên là có cả hai ông bà người Bosnia.
Vì trạm dừng cũng gần đó nên tôi kéo dây cho xe ngừng rồi bước vội đến.
Bà đang cầm trên tay tấm bích chương có in chân dung và dòng chữ “CÔNG LÝ cho
Mike Brown”* còn ông thì cầm tấm bìa lớn có dòng chữ “Tôi không thể thở”. Cả
hai cùng mặc áo có in dòng chữ “I can’t breathe”.* Gió mạnh quá mà bà cụ thì ốm
yếu nên sau khi chào hỏi, tôi đưa tay ghìm tấm bích chương giúp bà, và như vậy,
vô tình tôi đã tham gia đoàn biểu tình. Mặc cho gió mạnh, tôi vẫn hỏi:
- Bà
nói đang an hưởng tuổi già và không có gì phải lo toan căng thẳng, sao lại đi
biểu tình đòi công lý?
- Anh
không biết mảnh đất này sở dĩ tốt đẹp hơn mảnh đất mà chúng ta đã từ bỏ là nhờ vào
đâu sao? Tôi sắp trả lời giúp anh đây: - Sở dĩ mảnh đất này tốt đẹp là vì những
người đến trước chúng ta đã liên tục đấu tranh cho công lý và ngày nay cũng vậy,
từ ngữ Công Lý luôn được viết hoa và luôn được nhắc đến.
Tôi
thành thật cám ơn bà đã có những lời khai tâm về công lý. Quay sang ông, tôi hỏi:
- Lúc
chờ xe ông có nói, ở Bosnia cuối cùng công lý đã được soi sáng, bộ ở Hoa Kỳ này
công lý không được soi sáng hay sao mà đi biểu tình?
- Anh hỏi gì lạ vậy? Đứng đây nãy giờ mà anh
không có cảm giác gì sao? Anh không thấy sung sướng khi đứng trên mảnh đất dân
chủ, biểu tình, hét la thoải mái mà không sợ bị bắt bớ, không sợ bị trả thù hay
trù dập, thật sao? Không cảm thấy sung sướng chút nào sao?
Tôi
tình thiệt trả lời:
- Không,
tôi chẳng có cảm giác gì đặc biệt cả.
Ông
vừa nói vừa làm điệu bộ:
- Này
nhé, ngửa mặt nhìn trời, hít thật sâu vào lồng ngực bầu không khí tự do, rồi hô
to, tôi không thể thở, bộ không thích thú sao? Hơn nữa, không có hơi thở làm
sao có công lý!
NGUYỄN
ÂU HỒNG
December
2014
_______________
*Mike Brown, một thanh niên da đen ở Ferguson tiểu
bang Missouri Hoa Kỳ, bị cảnh sát bắn chết ngay trên đường phố. Cuộc điều tra
và phiên tòa xét xử kéo dài gây nên làn sóng biểu tình đòi Công Lý cho Michael
(Mike) Brown lan rộng khắp nước Mỹ.
*
I can’t breathe! (Tôi không thể thở) là câu nói cuối cùng của người chồng, người
cha 43 tuổi tên Eric Garner, một người Mỹ gốc Phi châu. Ông bị cảnh sát New
York áp chế, đè nghẹt thở dẫn đến cái chết.