Wednesday, August 21, 2013

326. PHAN VIỆT THỦY Chương trình tiếng Việt quốc gia Úc


PHAN VIỆT THỦY
Nước Úc là quốc gia đầu tiên 
có chương trình tiếng Việt cho toàn quốc:
chương trình tiếng Việt quốc gia Úc 
(Australian Curriculum: Vietnamese)



A. Chương trình giáo dục quốc gia Úc

Tri qua bao nhiêu thời đại, nước Úc có những chương trình giáo dục của mỗi tiểu bang và các lãnh thổ khác nhau, khác nhau về nội dung chương trình và nhất là thi cử khi học sinh học xong lớp 12 trung học. 

Nhận thức được sự bất hợp lí đó, các bộ trưởng giáo dục tiểu bang, các lãnh thổ và liên bang đã nhiều lần hội họp, bàn thảo và đã đi đến quyết định chung là cần phải thống nhất chương trình giáo dục cho toàn nước Úc và thành lập Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (The Ministerial Council on Education, Employment, Training and Youth Affairs, MCEETYA ) để thực hiện quyết định này.

Qua các cuộc họp trong các năm 1989, 1999 và 2008, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định: “Mục đích giáo dục trường học” (The National Goals for School Education), “Mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ Úc” (Melbourne Declaration on Educational Goals for Young Australians).

Để thực hiện chính sách này, Hội đồng Bộ trưởng đã thành lập ngay “Cơ quan biên soạn chương trình, đánh giá thi cử và tường trình” gọi là Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority(ACARA).

Sau thời gian làm việc, ACARA đã hoàn thành giai đọan 1 các chương trình như Anh văn, Toán, Khoa học, Lịch sử . . .Các chương trình này bắt đầu thực hiện từ năm 2012 trên toàn nước Úc.

B. Chương trình tiếng Việt quốc gia Úc.

Trong quyết nghị “Bản tuyên bố về giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường Úc “ (The National Statement for Languages Education for Australian Schools: National Plan for Languages Education in Australian Schools, 2005-2008) ghi rõ “ngôn ngữ, ngoài tiếng Anh là một phần trong chương trình học từ mẫu giáo đến lớp 12; Học sinh được khuyến khích học một ngôn ngữ khác tiếng Anh. 
Tiếng Việt là một trong các ngôn ngữ ưu tiên được biên soạn trong giai đoạn 2: French, German, Italian, Modern Greece, Spain, Chinese, Japanese, Indonesian, Korean and Vietnamese.

Cũng giống như các chương trình khác từ trước đến giờ, chương trình tiếng Việt từ Mẫu giáo đến lớp 12 khác nhau ở mỗi tiểu bang, nhất là ở 3 tiếu bang có đông người Việt như NSW. Victoria và South Australia. Để thực hiện thống nhất chương trình tiếng Việt, ACARA đã cho biên soạn lại chương trình tiếng Việt từ Mẫu giáo đến lớp 10. Chương trình tiếng Việt mới sẽ áp dụng từ năm 2014 cho tất cả các trường trên toàn nước Úc.

C. Nội dung chương trình tiếng Việt quốc gia Úc:

Toàn Bản chương trình tiếng Việt có trên Web của ACARA: www.acara.edu.au, click curriculum: consultation, languages, Vietnamese.

Nội dung có thể được tóm tắt như sau:

1.   Tình hình tiếng Việt, người Việt và học sinh học tiếng Việt (Context Statement): Trong bản nhận định chung gồm mấy điểm chính:

-Vị trí tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ở Úc và trên thế giới.
-Vị trí tiếng Việt trong hệ thống giáo dục Úc.
-Đặc tính của tiếng Việt.
-Đặc điểm học sinh học tiếng Việt: Đây là điểm đặc biệt khác với chương trình tiếng Việt hiện hành (Chương trình hiện hành dành cho học sinh học ngôn ngữ thứ hai, Second Language Learners). Chương trình mới nầy dành cho học sinh có kinh nghiệm về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam (Background Language Learners), nghĩa là học sinh có cha mẹ hoặc cha hay mẹ là người Việt. 

2.  Nội dung chương trình được phân chia theo trình độ cấp lớp:

        Chương trình dành cho học sinh bắt đầu học tiếng Việt từ Mẫu giáo đến lớp 10:
        -Trình độ 1: từ Mẫu giáo đến lớp 4, học 175 giờ
        -Trình độ 2: lớp 5-6, học 175 giờ
        -Trình độ 3: lớp 7-8, học 160 giờ
        -Trình độ 4: lớp 9-10, học 160 giờ

Chương trình dành cho học sinh bắt đầu học tiếng Việt từ lớp 7 đến lớp 10 cấp trung học:

-Trình độ 1: lớp 7-8, học 160 giờ
-Trình độ 2: lớp 9-10, học 160 giờ

Nội dung chương trình mỗi trình độ gồm có:

a-   Mô tả nội dung tổng quát mỗi trình độ (Band description).
b-  Mô tả chi tiết nội dung chương trình và cho dẫn dụ(Content description and elaboration).
c-   Tiêu chuẩn đánh giá (Achievement Standard).

Chi tiết đầy đủ nội dung chương trình vì quá dày 52 trang nên không thể chuyển dịch trong hạn chế một bài báo, xin vào www.acara.edu.au Australian Curriculum: Languages, Vietnamese để có nội dung đầy đủ.

1.   Sự khác biệt giữa chương trình cũ và mới:

Có ba sự khác biết lớn trong chương trình cũ và mới. Chương trình mới: Chương trình tiếng Việt quốc gia Úc là:

a-   Dành cho học sinh có kinh nghiệm về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam.

b-  Nội dung chính của chương trình (Content descriptions) gồm có 2 phần:
-Giao tiếp (Communicating): Nội dung nói rõ giao tiếp thuộc lãnh vực nào (key concepts) và giao tiếp như thế nào (key process).
-Hiểu biết (Understanding): Hiểu biết hệ thống tiếng Việt cả hai lãnh vực Ngữ âm và Ngữ pháp, và đặc biệt về văn hoá Việt Nam.
Nội dung hai điểm nầy là sự khác biệt lớn so với chương trình cũ. Giáo viên cần triển khai nội dung nầy thành chương trình chi tiết từng bài dạy cho học sinh từng cấp lớp.

c-   Tiêu chuẩn đánh giá (Achievement standard): Tiêu chuẩn đánh giá cho cuối mỗi cấp lớp (band level),  chứ không phải lớp (grade level) hay trình độ ngôn ngữ (language level). Việc đánh giá trên hai tiêu chuẩn dùng tiếng Việt trong giao tiếp và sự hiểu biết về ngữ pháp và văn hoá Việt Nam sau khi học xong mỗi cấp lớp.

Trên đây chỉ là phầm tóm lược chính của chương trình tiếng Việt sắp được áp dụng nay mai nhằm giúp học sinh, phụ huynh và giáo viên được biết. Các giáo viên tiếng Việt tại các trường sẽ được tập huấn soạn chương trình và phương pháp áp dụng giảng dạy cho từng cấp lớp.

Phan Việt Thuỷ

        *Tài liệu tham khảo:
        -The Shape of the Australian Cirriculum: Languages, Acara, 2010
        -Australian Cirriculum: Languages, Foundation-10 Curriculum Design, Acara, 2012
        -Australian Curriculum: Languages, Vietnamese Foundation to 10, Acara, 2013
        -The National Goals for School Education, MCEETYA, 1999, 2008
-The National Statement for Languages Education in Australian Schools: National Plan for Languages Education in Australian Schools, MCEETYA, 2005, 2008
-Melbourne Declaration on Educational Goals for Young Australians, MCEETYA, 2008
       
Phan Việt Thuỷ (bút hiệu của GS. Phan Văn Giưỡng), được ACARA mời tham dự biên soạn chương trình nầy, nguyên là – Trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Văn Chương và Văn hoá Việt  Nam tại Đại học Victoria; -Điều hợp viên tổng quát chương trình tiếng Việt trường Ngôn ngữ Victoria, Melbourne; -Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá học, Đại học Hoa Sen; -Chủ bút tuần báo Việt Nam Thời báo; -Chủ nhiệm tập san Việt.

Hiện đang là chủ nhiệm chương trình Ngôn ngữ và Văn chương International Baccalaurete, United Kingdom. Tác giả nhiều bộ từ điển song ngữ Anh-Việt, Việt-Anh và nhiều bộ giáo trình tiếng Việt từ Mẫu giáo đến lớp 12 và Đại học, 


3 2 6