Vẫn
là câu chuyện về tình yêu và cái chết.
Vẫn
là câu chuyện khổ đau và hạnh phúc
Vẫn
là câu chuyện hỗn loạn và bình an.
Nhưng
Bàn
tay nhỏ dưới mưa vẫn mang một phong vị đặc thù.
Người
đàn bà tên là Gấm tìm kiếm sức mạnh để sống và để chết trong một phối cảnh đáng
sợ: trái đất đang chết dần.
Con
người tham lam
Và
trái đất cạn kiệt.
Thiên
nhiên, bà mẹ của phong nhiêu, từ nhiều năm qua đã sống lây lất đoạn trường giữa
một nền văn minh điên loạn.
Nhiên
liệu sống liên tục bị đốt cháy một cách phí phạm và vô ích trong cuộc đời hối hả
cuồng quay.
Người
đàn bà khát sống ấy đã chết trên một cõi đất hoàng hôn hấp hối:
“Nhìn nét thanh thản
và mãn nguyện trên khuôn mặt Gấm tôi hiểu là người tôi yêu đã chết, nhưng không
phải vì ung thư. Cô ấy chết vì ngộp thở khi bay đến đỉnh cao và hạnh phúc. Tình
yêu và sợ hãi mất mát đã gặm nhấm buồng phổi, nó đốt cháy nhiên liệu sống và
triệt tiêu toàn bộ năng lượng sinh học của nàng.
…
Thế giới bừng lên rồi
chìm trong màn đêm đen kịt, chỉ có một tia sáng duy nhất là từ trái tim tôi,
cháy bùng như ngọn đuốc, bay vút lên trời, quán chiếu vũ trụ này trong một niềm
đau vô cùng vô tận.”
Cái
phong vị nồng thắm của tác phẩm nằm trong những nghịch lý mà nó muốn hóa giải:
sống – chết, khổ – lạc, sáng – tối, mất – còn, ngã – tha, cũ – mới, tự nhiên –
văn minh, vô thường, vĩnh cửu,…
“Chọn điều này sẽ phải bỏ điều kia, và như vậy
khác nào đánh mất cả hai?”
Nhân
vật và người kể chuyện muốn vượt qua vô vàn tình huống phân biệt đó để trải
nghiệm cái nhất như hoan lạc, một tư tưởng nhuốm màu sắc Phật giáo, đặc biệt phảng
phất hương vị Kinh Duy Ma.
Bàn
tay nhỏ dưới mưa là một tác phẩm
đương đại, pha lẫn tiểu thuyết và tiểu luận, trữ tình văn xuôi và ký sự báo
chí. Lằn ranh giữa những thể loại ấy dường như bị xóa nhòa, như một chiếc cầu
trong mưa trong một bức tranh ấn tượng.
Dù
vậy, ta vẫn nhìn thấy “bàn tay nhỏ dưới mưa” của tác giả, một bàn tay vẫy gọi của
tình yêu?
Tác
giả Trương Văn Dân không còn trẻ, nhưng bàn tay ấy vẫn thanh xuân.
Để
viết những dòng văn đầy xao xuyến, đầy nhục cảm, đầy tâm linh, đầy kích động mà
cũng đầy bình an.
Nhật Chiêu
2 7 3