TRẦN
HOÀI THƯ
Màu
khăn quàng cổ
Source: http://www.pd4pic.com
Trong một bài viết đăng trên nguyệt san KBC , nhan đề: “Tiểu Đoàn 35 BĐQ Chiến thắng tại
mặt trận Chợ Lớn Trong Đợt 2 Mậu Thân 1968” tác giả Văn Lang nói về viên tiểu
đoàn trưởng
Hồ
văn Hòa như sau:
“Đó là con mãnh hổ đầu đàn của TĐ 35 BĐQ, người Tiểu Đoàn Trưởng trẻ nhất của QLVNCH khi về nhận TĐ35 BĐQ trước đó hai năm thì tuổi đời mới chỉ 25 mà thôi. Tiểu Đoàn Cọp Đen 35 BĐQ là đơn vị duy nhất của binh chủng Mũ Nâu dùng khăn quàng cổ màu đen, một màu vừa mang ý nghĩa đem đến tóc tang cho đối phương, cũng vừa là để tưởng nhớ Đại úy Trinh, Trưởng phòng 2 Sư Đoàn 22 BB đã tử trận năm 1962, là người thành lập đơn vị Biệt kích mà Thiếu tá Hòa từng là Chỉ huy trưởng đơn vị này tại Tây Nguyên…”
Là người
trong cuộc,
chúng tôi xin được bổ túc cũng như
nói rõ thêm về màu khăn quảng cổ được nhắc trong
bài viết.
– Thứ
nhất,
đơn vị mà thiếu tá Hòa chỉ huy trước khi được bốc về giữ
chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 35 BĐQ là đại đội 405 thám kích/SĐ 22 BB.
- Màu của chiếc
khăn quàng cổ gồm hai màu: đen và đỏ.
Màu đen tượng trưng cho bóng
tối. Và màu đỏ tượng trưng máu. Bởi vì thám kích chúng
tôi là binh chủng hay hoạt động về ban
đêm, lợi dung bóng tối để mà thực hiện những chuyến đi như đột kích, xâm nhập mật
khu hay săn tin tức tình báo…
– Đại
úy Thành chớ
không phải
đại
úy Trinh. Ông là người đã có công rất
lớn
trong việc
thành lập
đơn
vị
biệt
kích đầu
tiên của
sư
đoàn để
ứng
phó với
chiến
trường
miền
núi.
– Ngoài thành tích là một tiểu đoàn trưởng
trẻ
nhất
của
QLVNCH, Thiếu tá Hòa còn là một sĩ quan
trẻ được thăng cấp nhanh nhất
của
QLVNCH . Chỉ trong vòng hai tháng, ông được lên hai cấp
. Cả
hai lần
đều
xảy ra trong thời gian ông làm đại
đội
trưởng
405 Thám kích, cả hai lần
được
gắn
từ
mặt
trận
bởi
một
vị
tướng
có tiếng
là khó nhất là tường Đỗ Cao Trí.
Nói đến khăn choàng cổ, thường thường người ta hay liên tưởng đến tướng Kỳ và những
chàng phi công hào hoa với chiếc khăn choàng bằng lụa tím, khẩu súng ngắn kiểu
cao bồi đeo lủng lẳng ở ngang lưng và bộ đồ bay oai phong lẫm liệt.
Trách chi mấy nàng một thời chết mê chết mệt vì hình ảnh hào kiệt nhưng đầy lãng mạn đó.
Còn chiếc khăn quàng cổ của đại đội 405 thám kích và sau này của
tiểu đoàn 35 Biệt Đông quân chỉ là một chiếc khăn vải được hậu cứ phát cho người lính khi họ về
trình diện đơn vị. Nó như là một biểu tượng của đơn vị. Nó chỉ được choàng khi
đi hành quân. Nó chẳng đẹp đẽ gì, trái lại
đầy mồ hôi, bụi, khói, bùn sình… Nếu mà choàng nó quanh cổ mà đi dạo phố với
em, chắc chẳng giống ai, trong khi khăn choàng phải là khăn lụa, màu tím như
chúng ta vẫn thường thấy .
Thế mà Thiếu tá Hòa lại
mang nó về cho đơn vị mới của ông, và cả tôi, khi xuất bản cuốn “Đại
đội cũ và trang sách cũ” lại dùng hai màu đen và đỏ kia để làm bìa. Tại
sao?
Có người chê tôi trình bày kém, không nghệ
thuật
chút nào. Phải có tranh hình của một họa sĩ nổi
tiếng.
Chứ
nhìn vào thấy một màu máu dưới
màu đen ghê rợn như lòng địa
phủ.
Nhưng
xin hãy thông cảm cho tôi. Nếu
thiếu
tá Hòa đã mang vào đời binh nghiệp
của
ông cái màu khăn quàng , thì tôi cũng mang nó vào cuộc
đời
văn chương
chữ
nghĩa của
tôi, như nhà thơ Charles Schwidersk xây những căn phòng trong tâm tưởng
ông qua bài thơ “For my scouts” (Cho những người bạn thám kích của
tôi) :
I have built a house within my heart
where all of my Highland Scouts live.
Each one has a permanent room though
all of the windows are draped in black and the tenants are never coming back.
(For
my scouts)
Tạm
dịch:
Tôi xây trong tim tôi
ngôi nhà cho những người
bạn thám kích
Mỗi
người một
căn phòng cố định
Dù tất
cả cửa sổ
Đều
phủ màn đen
Và chủ phòng không
bao giờ trở lại
Từ người cựu chiến binh Hoa Kỳ xây
ngôi nhà nhiều phòng cho những người bạn thám kích chúng tôi, mặc dù, ông chỉ sống với họ lúc họ hành quân. Hết hành quân ông trở về bản doanh dành cho cố vấn. , đến một Hồ văn Hòa, mang cái
khăn choàng cổ một bên là màu đen và một bên là màu đỏ của đại đội cũ. và tôi, mang chúng cho bìa sách cũng như vào trong suốt những tác phẩm văn chương của mình… Những điều ấy chứng tỏ chúng tôi có một mái nhà chung, để mà nương tựa trong lúc cô đơn,
trong lúc tuyệt vọng, trong lúc cảm thấy nghị lực không còn đủ sức để chống chọi với cuộc đời…
Như những ngày tháng bây giờ.
Tôi không cần những danh ngôn như người lính già không bao giờ chết, họ chỉ… gì gì đấy không cân nhờ, cần biết, mà nhớ biết để làm gì. Hay anh không chết đâu anh… Bởi
vì tôi đã có một thứ để hãnh diện rồi: đó là chiếc khăn choàng bằng vải mà tôi đã mang nó trong suốt gần 4 năm ở 405
thám kích.
Trần
Hoài Thư